Chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập từ sau năm 2025
BÀI LIÊN QUAN
Đánh thuế tài sản nhà ở không hạn chế được bỏ hoang khu đô thị, chống đầu cơĐánh thuế tài sản với nhà ở: "Không thể đánh đồng ngôi nhà vài trăm triệu với biệt thự vài chục tỷ"Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng luật thuế tài sản, đánh thuế nhàMục tiêu của đề án là hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn. Đồng thời, cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập.
Đề án được thực hiện theo nhiều giai đoạn, cụ thể trong giai đoạn thứ nhất là từ 2022 - 2023, phấn đấu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng để cập nhật, tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ bảo đảm khai thác an toàn, thông suốt Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Giai đoạn thứ hai từ 2024 – 2025, đề án thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản tại các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; tích hợp về Cơ sở dữ liệu quốc gia tại Thanh tra Chính phủ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Trong giai đoạn này phải hoàn thành số hóa, lưu trữ 100% Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Đồng thời, hoàn thành việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác liên quan.
Đến năm 2025, phát triển, mở rộng việc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong năm 2025, thực hiện từng bước thay thế hồ sơ giấy truyền thống nhằm hỗ trợ người có nghĩa vụ kê khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập đạt 50% trở lên.
Sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số.
Phạm vi thực hiện đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập là trên cả nước. Các đối tượng của đề án là các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Thanh tra Chính phủ sẽ xây dựng và quản lý tập trung cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người có nghĩa vụ kê khai và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác sẽ tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác (các cơ quan kiểm soát được quy định theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập) sẽ thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập trong phạm vi quản lý, bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, an toàn, bảo mật theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc bảo vệ, an toàn, bảo mật, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Giữa tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho biết có hơn 1,284 triệu người kê khai tài sản, thu nhập.