meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán Rồng Việt: Năm 2022, tăng trưởng cung tiền chưa bằng một nửa tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2021

Thứ sáu, 02/12/2022-08:12
Có thể thấy, tốc độ tăng cung tiền liên tục suy giảm, chỉ tăng 3,2% so với đầu năm và tăng 7,4% so với cùng kỳ, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng bình quân cung tiền của giai đoạn 2013 - 2021.

Năm 2022, tăng trưởng cung tiền chưa bằng một nửa tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2021

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, báo cáo thị trường tiền tệ mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, tăng trưởng cung tiền của năm 2022 chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trung bình của giai đoạn năm 2013 - 2021. 

Chi tiết, tăng trưởng huy động tính đến cuối tháng 9/2022 ước đạt mức 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó thì huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng trưởng 10%, so với mức bình quân là 17,9% giai đoạn năm 2013 - 2021. Huy động vốn từ dân cư chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ và thấp hơn mức tăng trung bình 13,3% trong giai đoạn năm 2013 - 2021. 


Nguồn: NHNN, VDSC
Nguồn: NHNN, VDSC

Nếu như xét về xu hướng thì tăng trưởng huy động vốn từ doanh nghiệp cũng liên tục suy giảm từ đầu năm đến nay, huy động vốn từ dân cư cải thiện ở trong nửa đầu năm nhưng không thay đổi nhiều ở trong quý 3/2022. Tốc độ tăng cung tiền cũng liên tục suy giảm, so với hồi đầu năm chỉ tăng 3,2% và so với cùng kỳ tăng 7,4%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng bình quân cung tiền của giai đoạn năm 2013 - 2021. 

Còn về tín dụng, VDSC cũng cho biết với đợt cấp room tín dụng đầu tháng 9, quy mô tín dụng trong tháng 9 cũng đã tăng 112,900 tỷ đồng so với tháng 8. So với hồi đầu năm, tăng trưởng tín dụng cũng đã cải thiện từ mức 10% vào cuối tháng 8 lên mức 11% vào cuối tháng 9. 

Cũng theo đó, tính đến cuối tháng 9/2022, tín dụng của toàn nền kinh tế cũng đã tăng 16,9% và cao hơn mức mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước. 

Tháng 11/2022, áp lực thanh khoản cũng đã dịu bớt

Theo đó, từ đầu tháng 11 đến ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bơm ròng qua thị trường mở khoảng 23,288 tỷ đồng, mức này thấp hơn đáng kể lượng bơm ròng 50.381 tỷ đồng trong tháng 10/2022.

Như thế, lượng bơm ròng bình quân của mỗi phiên qua nghiệp vụ mua kỳ hạn đạt khoảng 5.654 tỷ đồng và cũng thấp hơn mức bình quân khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên ở trong tháng trước. Nghiệp vụ phát hành tín phiếu Ngân hàng nhà nước được sử dụng với tần suất nhiều hơn ở trong giai đoạn 15/11 - 18/11. 

Cũng theo Chứng khoán Rồng Việt, điểm khác biệt nhất ở trong việc điều hành trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước trong tháng vừa qua chính là kỳ hạn bơm/hút vốn kéo dài hơn, chủ yếu là kỳ hạn 14 ngày đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn và kỳ hạn đã lên đến 28 ngày đối với nghiệp vụ phát hành tín phiếu. Cũng tính đến ngày 15/11, số dư nghiệp vụ mua kỳ hạn và tín phiếu ghi nhận lần lượt là 72.971 tỷ đồng và 40.000 tỷ đồng,  so với cuối tháng 10 thấp hơn 16% và 48%.


Nguồn: NHNN, VDSC
Nguồn: NHNN, VDSC

Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng có giảm nhịp và giữa tháng, cùng thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu trở lại để hút tiền, mặc dù vậy cũng đã tăng lại ngay sau đó. 

Và theo chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt đánh giá, nhìn chung nhu cầu thanh khoản của hệ thống vẫn ở mức cao nếu như xét thêm số lượng thành viên tham gia vào các phiên đấu thầu ở kênh mua kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục hỗ trợ thanh khoản nhưng với cường độ giảm bớt so với tháng trước, điều này cũng cho thấy áp lực thanh khoản đã phần nào giảm bớt nhưng sẽ vẫn còn kéo dài. 

Việc huy động vốn trong nền kinh tế vẫn tăng rất chậm

Chứng khoán Rồng Việt cho biết, huy động vốn trong nền kinh tế vẫn còn tăng rất chậm. Tính đến cuối tháng 10/2022, huy động vốn ước tăng 4,8% so với hồi đầu năm, so với cuối tháng 9/2022 cao hơn. Còn xét về số tuyệt đối thì huy động vốn tháng 10 cũng chỉ tăng thêm 50.383 tỷ đồng so với mức tăng 95.210 tỷ đồng của tháng trước.

VDSC cũng nhận định có một số nguyên nhân khiến cho huy động vốn tăng chậm bao gồm sức khỏe của doanh nghiệp suy giảm, sự chững lại của kênh bất động sản cũng như tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng bởi giá cả tiêu dùng gia tăng. 

Và một số vấn đề khiến cho việc cho vay có thể không được như kỳ vọng bao gồm chủ trương hạn chế cho vay ở trong lĩnh vực rủi ro như bất động sản hay là đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đến hạn, rủi ro suy thoái kinh tế trên toàn cầu khiến cho doanh nghiệp hạn chế đầu tư mà chú trọng vào phòng thủ, và nguồn vốn huy động cũng đang bị xói mòn bởi tăng trưởng kinh tế giảm sút. 

Không những thế, cuộc đua tăng lãi suất huy động trở nên nóng hơn trong tháng vừa qua. Điều này cũng được kích hoạt bởi việc đổ vỡ niềm tin khiến cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp rút tiền hàng loạt. 


Nguồn: NHNN, VDSC
Nguồn: NHNN, VDSC

Tiếp theo là các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, đặc biệt là những ngân hàng có tham gia nhiều vào việc bảo lãnh phát hành trái phiếu đã tiến hành điều chỉnh tăng lãi suất rất mạnh ở trong tháng vừa qua. Mức lãi suất huy động trên 10%/năm cũng đã xuất hiện ở một số ngân hàng TOP dưới như NCB và SaigonBank.
Trong khi đó thì VDSC cho biết các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước ít chịu áp lực huy động hơn và chỉ ghi nhận một lần tăng lãi suất ở trong tháng 10 sau quyết định nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. 

Cùng với đó, nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh cũng như thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thì sẽ khiến cho vòng xoáy tăng lãi suất huy động tiếp diễn và kéo theo lãi suất cho vay tăng vượt qua mức trước đại dịch mặc dù nền kinh tế mới chủ phục hồi sau dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước