Chứng khoán Mỹ kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp, vực dậy ngay ngày đầu tháng 9
Theo TTXVN, phiên mở cửa ngày đầu tháng 9 của thị trường chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc đỏ. Tuy nhiên, những diện biến khả quan dần xuất hiện trong ngày và kết thúc phiên 1/9 tăng 146 điểm, tương đương 0,46%, dừng ở mức 31.656 điểm.
S&P 500 đã tăng 0,3% lên mốc gần 3.967 điểm. Hai chỉ số này chính thức chấm dứt chuỗi giảm liên tiếp 4 phiên bắt đầu từ ngày 26/8.
Mặt khác, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite lại giảm 0,26% về còn 11.785 điểm, nhưng vẫn cao hơn mức đáy trong phiên. CNBC cho biết, đây là lần đầu tiên từ tháng 2 tới nay, chỉ số này đã giảm liên tiếp 5 phiên.
Dow Jones đã có những biến động trong bối cảnh lợi suất trái phiếu từ Kho bạc Mỹ với kỳ hạn 2 năm tăng trên mức 3,5%, đây là mốc cao nhất kể từ tháng 11/2007. Còn lại các cổ phiếu tăng trưởng nhạy cảm với lãi suất đều suy giảm.
Chẳng hạn, cổ phiếu hãng sản xuất chip Nvidia đã giảm khoảng 7,7% ngay sau thông tin Mỹ hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc. Cổ phiếu Intel giảm 0,5%, cổ phiếu Advanced Micro Devices giảm 3%.
Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 3 liên tiếp, chỉ số S&P thủng mốc 3.000 điểm đầu tiên sau 2 tháng
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp đà đi xuống trong phiên 30/8, đã ảnh hưởng đến thành quả hồi phục trong mùa hè năm nay. Fed cùng các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục thực hiện cam kết thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.Chứng khoán Mỹ bùng nổ trong khi chờ bài phát biểu của ông Powell, giá dầu lao dốc
Thị trường đang kỳ vọng rằng, trong bài phát biểu của mình ông Powell sẽ đưa ra những tín hiệu về việc Fed sẽ cứng rắn như thế nào trong việc tăng lãi suất ở kỳ họp sắp tới vào tháng 9.Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed, giá dầu tăng vọt 4%
“Chúng tôi tin rằng sự phục hồi của thị trường trong mùa hè này chỉ là nhất thời và tiếp tục đưa ra khuyến nghị với các nhà đầu tư về việc nên lựa chọn kỹ cổ phiếu trước khi đầu tư…”Công nghệ là một trong 3 nhóm cổ phiếu có tốc độ đi xuống nhanh nhất trong phiên ngày 1/9. Cổ phiếu dầu khí cũng tụt dốc khi giá dầu thô Brent và WTI bị giảm lần lượt là 3,6% và 2,5%.
Nguy cơ có thể xảy ra trong tháng 9
Trong những tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm khi nhà đầu tư phải chứng kiến những bình luận mang tính "diều hâu" của những quan chức từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngân hàng Trung ương Mỹ đã cho thấy quyết tâm tăng lãi suất lên cao trong dài hạn vào thời gian tới để chống lạm phát, bất chấp các thiệt hại có thể xảy ra cho nền kinh tế.
Nhà đầu tư hiện đang đánh giá về việc liệu các chỉ số cổ phiếu trong tháng 9 có kiểm định được mức đáy vào giữa tháng 6 hay không. Nhìn lại những năm trước, thị trường chứng khoán Mỹ thường có những diễn biến khá tiêu cực trong tháng 9.
Thống kê của công ty nghiên cứu CFRA cho thấy, S&P 500 đã giảm bình quân khoảng 0,56% trong tháng 9 mỗi năm kể từ sau Thế chiến II đến nay. Như vậy, xác suất giảm trong tháng này là 56%.
Nếu sang tháng 10, chỉ số tăng bình quân là 0,9%, tháng 11 và tháng 12 sẽ là các giai đoạn tích cực cho cổ phiếu khi chỉ số S&P 500 tăng trung bình lần lượt là 1,4% và 1,6%.
Trả lời CNBC, Giám đốc đầu tư của Comerica Wealth Management - Ông John Lynch nhận định: "Thị trường sẽ kiểm tra mức đáy tháng 6 khi cuối cùng các nhà đầu tư đã nhận ra cường độ thắt chặt chính sách của Fed. Suy thoái và lạm phát thường dẫn đến việc định giá thị trường suy giảm và các nhà đầu tư phải xem xét lại mức định giá khi lãi suất tăng".
"Khi đã kiểm định thành công đáy của tháng 6 sẽ tạo ra diễn biến quan trọng vì mô hình hai đáy sẽ giúp phá tan những lo ngại về biến động trong thời gian tới" - Ông Lynch cho biết.
Chờ đợi báo cáo việc làm tháng 8 công bố
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng từ mức 3,19% chiều ngày 31/8 lên 3,26% vào ngày 1/9 - là mức cao nhất kể từ ngày 22/6. Lợi suất kỳ hạn đã tăng mạnh lên 3,51%, cao nhất trong khoảng 15 năm qua.
Theo các nhà phân tích, mặt bằng lợi suất biến động phần lớn là do nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm trong tháng 8 công bố vào ngày 2/9 chứ không phải vì các diễn biến của ngày 1/9.
Qua khảo sát của Dow Jones, dự báo Mỹ sẽ có thêm 318.000 việc làm phi nông nghiệp trong tháng qua, tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang trong mức 3,5%.
Sáng ngày 1/9, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước là 232.000 (kết thúc vào ngày 27/8), giảm 5.000 người so với tuần trước nữa, là mức thấp nhất trong 2 tháng nay. Tuy nhiên so với mức 245.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo thì con số trên vẫn khá khả quan.
Nhà đầu tư cần theo dõi dữ liệu việc làm và thất nghiệp để đánh giá khả năng chống lại lạm phát của nền kinh tế Mỹ. Trường hợp thị trường lao động tăng trưởng bền vững sẽ tạo ra dư địa để Fed nâng lãi suất và thắt chặt tiền tệ để kìm hãm đà tăng của giá cả.
Kết thúc phiên ngày 2/9, chỉ số Dow Jones tăng 0,5%, đạt mốc 31.656,42 điểm; Chỉ số S&P 500 tăng 0,3% đạt mốc 3.966,85 điểm; Chỉ số của Nasdaq giảm 0,3% và đóng phiên ở mốc 11.785,13 điểm.
Trở lại thị trường chứng khoán châu Á, mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 2/9, chứng khoán Nhật Bản giảm 0,16%, quay về mốc 27.616,07 điểm; Giá trị đồng yen tiếp tục giảm, 1 USD = 139,98 yen, là mức thấp nhất trong 24 năm qua. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại đưa ra cam kết duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ trái với chính sách thắt chặt của Fed.
Trong khi thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) chỉ giảm nhẹ 0,13%, xuống mốc 19.572,47 điểm. Đặc biệt tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) có khoảng 16 triệu dân hiện đang bị phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh Cobid - 19 bùng phát. Điều này có thể đánh một đòn nữa vào nền kinh tế đang rỉ máu của quốc gia này.
Ông Michael Hewson - Nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets cho hay: "Với tình hình dịch bệnh Covid - 19 vẫn còn bùng phát và sẽ tăng mạnh khi bước vào mùa đông, triển vọng về sự phục hồi của Trung Quốc vào mùa xuân năm sau gần như không có. Điều này cũng làm dấy lên mối lo ngại về sự tăng trưởng nền kinh tế bị đình trệ dai dẳng trên toàn cầu".