meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch VARS: Để giảm sức ép lên thị trường, NHNN nên nhanh chóng mở room tín dụng, bơm vốn cho nền kinh tế

Thứ ba, 14/02/2023-15:02
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - TS. Nguyễn Văn Đính, Ngân hàng Nhà nước nên nhanh chóng mở room tín dụng, bơm vốn cho nền kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển cũng như kinh doanh bất động sản để cho các dự án được triển khai một cách liền mạch và giảm sức ép lên thị trường.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong Hội nghị về tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được tổ chức vào ngày 8/2, các lãnh đạo ngân hàng cũng đã nhiều lần khẳng định Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản. Theo đó thì quan điểm chỉ đạo điều hành nhất quán của Ngân hàng Nhà nước chính là kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như là phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,... nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như là các lĩnh vực khác. 

Cũng theo nhận định của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thực tế hiện nay thì thị trường bất động sản đã gần như không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển. 


Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - TS. Nguyễn Văn Đính
Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - TS. Nguyễn Văn Đính

Những dự án đang triển khai đã buộc phải dừng, hoãn, giãn bởi vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu, trả lương cho công nhân. Điều này cũng kéo theo hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan đã phải ngưng hoạt động. 

Và người vay mua nhà, bao gồm cả dự án nhà ở có mức giá phù hợp, nhà ở xã hội cũng bị hạn chế tiếp cận tín dụng khiến cho sức mua giảm sút. Và từ đó, doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền và bị thiếu thanh khoản một cách nghiêm trọng. 

Thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, trong quý 4/2022, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung ra thị trường là khoảng 7.000 sản phẩm, chỉ bằng 20% so với năm 2018. Cơ cấu nguồn cung ở trên thị trường chủ yếu là thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. 

Cũng theo đó, tỷ lệ hấp thụ trong quý 4/2022 chỉ đạt mức khoảng hơn 14%, so với giai đoạn nửa đầu năm giảm mạnh. Cũng theo thống kê sơ bộ tháng 1/2023 thì tỷ lệ hấp thụ của toàn thị trường ước đạt mức rất nhỏ, thấp kỷ lục và không đáng để thống kê. 

Cũng theo VARS, hệ thống vay của các nhà phát triển bất động sản đã gần như vẫn còn bị phụ thuộc hoàn toàn vào tín dụng cũng như trái phiếu doanh nghiệp, trong khi đó cả hai kênh dẫn vốn quan trọng này đều đang bị nghẽn. 

Đóng vai trò là cộng sinh với các ngân hàng thương mại, việc các doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ bị nợ xấu hay phá sản bởi không có tiền để thanh toán các khoản lãi vay cũng như vốn đến hạn cũng có thể tạo ra rủi ro và nguy cơ đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Đáng chú ý là các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 


Để cho thị trường bất động sản không bị đổ vỡ, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên nhanh chóng mở room tín dụng
Để cho thị trường bất động sản không bị đổ vỡ, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên nhanh chóng mở room tín dụng

Đâu là giải pháp để tháo gỡ khó khăn?

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - TS. Nguyễn Văn Đính cho biết, việc thực thi chính sách tiền tệ để có thể kiểm soát lạm phát cũng như ổn định kinh tế vĩ mô ở trong giai đoạn lạm phát cao, kinh tế trên thế giới có nhiều bất ổn là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù vậy thì nếu việc kìm nén hoạt động sản xuất, phát triển quá lâu cũng sẽ khiến cho sức khỏe thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp suy yếu và không thể vực dậy nổi. Doanh nghiệp cũng như người lao động cũng sẽ lâm vào cảnh “lầm than, đói kém".

Vị chuyên gia này chia sẻ rằng: “Chúng ta cần phải có hành động để từ đó đón đầu đà phục hồi của thị trường, nhất là khi tăng trưởng kinh tế ở thế giới được nhiều tổ chức dự báo sẽ chạm đáy vào năm 2023 và sẽ phục hồi vào năm tới. Đáng chú ý, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu với thị trường và tạo cú hích cho tăng trưởng toàn cầu”. 

Để cho thị trường bất động sản không bị đổ vỡ, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên nhanh chóng mở room tín dụng, bơm vốn cho nền kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển và kinh doanh bất động sản để có thể triển khai một cách liền mạch và giảm sức ép lên thị trường. 


Cũng theo Chủ tịch VARS, những doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hạn rất cần ngân hàng hỗ trợ như là bảo lãnh hay mua lại trái phiếu phát hành
Cũng theo Chủ tịch VARS, những doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hạn rất cần ngân hàng hỗ trợ như là bảo lãnh hay mua lại trái phiếu phát hành

Mặc dù vậy cũng cần phải kiểm soát tốt dòng tiền bơm vào thị trường cũng như hướng vào phân khúc sản phẩm phù hợp, đưa mức giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với các hộ gia đình có nhu cầu ở thực. 

Còn đối với các doanh nghiệp bất động sản khó khăn, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoãn nợ các khoản vay đến hạn như thời kỳ dịch bệnh Covid-19 bùng phát. 

Trong trường hợp các doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng quá hạn bị chuyển sang nhóm nợ xấu hơn thì khôi phục lại, để cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các khoản vay tín dụng mới từ đó vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này. 

Song song với đó cũng không nên áp dụng mức lãi suất mới cho những khoản vay cũ. Thậm chí là hỗ trợ không tính lãi, hỗ trợ vốn vay ưu đãi đối với các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án nhà ở bình dân, nhà ở xã hội dành cho công nhân và người có thu nhập thấp. TS. Nguyễn Văn Đính cho hay: “Đương nhiên để thực hiện được, phải cần Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ bù". 

Cũng theo Chủ tịch VARS, những doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hạn rất cần ngân hàng hỗ trợ như là bảo lãnh hay mua lại trái phiếu phát hành. Ngoài ra thì Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải xem xét việc cấp vốn để có thể phát triển các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

7 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

7 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

7 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

7 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

12 giờ trước