meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: Chàng “thạc sĩ Pháp” cùng hành trình đưa Thế Giới Di Động trở thành đế chế bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Thứ ba, 01/03/2022-20:03
Với tốc độ phát triển như một con báo gấm săn mồi, Thế Giới Di Động đã và đang giữ ngôi vương trong thị phần điện thoại và điện máy trên toàn quốc. Thế Giới Di Động có được thành công như hiện tại phần lớn là nhờ sự dẫn dắt của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài.

Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động (mã Chứng Khoán: MWG) là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. 

Năm 2018, Thế Giới Di Động lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động thegioididong.com, Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh và chuỗi siêu thị thực phẩm Bách hóa Xanh.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài là ai?

Ông Nguyễn Đức Tài (sinh ngày 30/5/1969), quê gốc ở Nam Định. Trước kia, ông từng tốt nghiệp ngành Tài chính – Kế toán trường Đại học Kinh Tế TP. HCM và Thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Học viện Quản Trị Pháp Việt CFVG. Ông Nguyễn Đức Tài là một trong những nhà sáng lập Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động. Hiện ông đang giữ chức Chủ tịch HĐQT và từng lọt top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2019.


Hiện tại, Thế Giới Di Động đã có tổng cộng hơn 1000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, trên 770 cửa hàng Điện Máy Xanh và hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước.
Hiện tại, Thế Giới Di Động đã có tổng cộng hơn 1000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, trên 770 cửa hàng Điện Máy Xanh và hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài nổi tiếng là người sống hết mình vì công việc, luôn nỗ lực theo đuổi nhiều mục tiêu cùng tham vọng khẳng định thương hiệu riêng. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với phong cách sống đơn giản dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. 

Từ cửa hàng bán điện thoại đến sự bùng nổ của Thế Giới Di Động 

Ông Nguyễn Đức Tài quyết định trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Pháp. Ở độ tuổi ngoài 20, ông đã là Giám đốc tài chính cho 1 tập đoàn của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Dù có được công việc nhiều người ao ước, nhưng trong thâm tâm chàng trai trẻ khi ấy luôn trăn trở câu hỏi: “Chẳng lẽ bản thân cứ mãi bình thường như thế?”, “Liệu mình có thể chấp nhận làm công ăn lương cả đời?”.

Khi đó, Chủ tịch Thế giới Di động chỉ nghĩ đơn giản rằng: “Mới hơn 20 tuổi, làm giám đốc tài chính đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức sẽ lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế”.

Vậy là, sau 8 năm gắn bó với công việc, ông quyết định “ra riêng” bằng 3 cửa hàng điện thoại di động nhưng đều thất bại. Thời điểm ấy, ông thấy mình được học bài bản, có nhiều kinh nghiệm nên còn khá kiêu căng, chủ quan cộng thêm sự bốc đồng của tuổi trẻ nên không muốn hợp tác với ai. Thất bại liên tiếp khiến ông phải trở về con đường làm thuê. Ông lựa chọn làm việc trong bộ phận hoạch định chiến lược của một công ty điện thoại để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động để một lần nữa gây dựng ước mơ. 

Đến năm 2004, ông trở lại, cùng với 4 cộng sự thành lập CTCP Thế Giới Di Động (TGDĐ) với số vốn khoảng 2 tỷ đồng, trong đó ông góp 700 triệu. Dự án là sự kết hợp giữa trang web trực tuyến cùng hệ thống bán lẻ điện thoại di động. Sau khi 3 cửa hàng đầu tiên được mở ra, lượng khách truy cập vào trang web tăng nhanh nhưng khách đến mua lại không có. Nguyên nhân do cửa hàng quá “bèo”, so sánh với trang web đúng kiểu “một trời một vực”.

Quyết tâm thay đổi để thành công, những nhà lãnh đạo của Thế Giới Di Động đã đầu tư bài bản hơn. Thay vì 3 cửa hàng như ban đầu, họ tập trung vốn và nguồn lực vào một cửa hàng duy nhất, quy mô hoành tráng, sản phẩm nhiều và đa dạng hơn. Cung cách phục vụ cũng được thay đổi khiến cái tên Thế giới Di động ngày càng được nhiều người biết tới. 


Cửa hàng của Thế Giới Di Động
Cửa hàng của Thế Giới Di Động

Khi cửa hàng đầu tiên đã vận hành ổn định, cộng thêm công nghệ số ngày càng bùng nổ, việc kinh doanh của Thế Giới Di Động cũng dần phất lên. Các cửa hàng mới liên tục mọc lên như nấm. Chỉ trong vòng 4 năm từ 2004 – 2008, ông Tài trực tiếp chịu trách nhiệm trong tất cả các hoạt động kinh doanh, tuyển dụng, vận hành cho đến quyết định giá bán 40 cửa hàng Thế Giới Di Động và ngày càng tăng lên.

Hiện tại, Thế Giới Di Động đã có tổng cộng hơn 1000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, trên 770 cửa hàng Điện Máy Xanh và hơn 300 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước. Thế Giới Di Động cũng chiếm 50% thị phần ngành hàng di động.

Tham vọng tạo ra đế chế bán lẻ hàng đầu Việt Nam 

Với sự phát triển như vũ bão của Thế Giới Di Động cùng với những kinh nghiệm bán lẻ sẵn có, ông Nguyễn Đức Tài quyết định mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm điện máy. Để phục vụ tham vọng tạo ra một đế chế bán lẻ, Điện Máy Xanh chính thức ra đời và dần trở thành 1 trong 3 công ty dẫn đầu Việt Nam về phân phối thiết bị gia dụng và điện tử. 

Đến thời điểm hiện tại, chuỗi điện máy đang nắm khoảng 35% thị phần các chuỗi cả nước. Chiến lược trọng tâm của Thế Giới Di Động là trở thành nhà bán lẻ, khách hàng là cốt lõi. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 trở lại đây, Thế Giới Di Động đã cắt giảm 49 cửa hàng, để tăng số lượng Điện Máy Xanh cùng Bách Hóa Xanh lên. Trong bối cảnh thị trường điện thoại đang rơi vào tình trạng bão hòa thì chiến lược này vô cùng phù hợp. 

Ngày 22/3/2019, tại Đại hội cổ đông ông Nguyễn Đức Tài chính thức rời ghế Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, chỉ còn giữ vai trò là Chủ tịch công ty. 

Phong cách lãnh đạo của Nguyễn Đức Tài

Thế Giới Di Động có được thành công như ngày hôm nay phần lớn nhờ quan điểm lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Tài. Ông đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực hùng mạnh suốt hơn 1 thập kỷ qua nhờ quan niệm “CEO giỏi cần có chữ tín và sự thành tâm” và “Xem khách hàng là đối tác”.


Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động
Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động

Ông còn nhấn mạnh: “Đội ngũ này sẽ là tạo ra vốn, tạo ra tất cả chứ không phải vốn là thứ tạo nên đội ngũ. Khi chia sẻ về những thành viên sáng lập, Chủ tịch Thế Giới Di Động khẳng định: “5 người này không ai trùng lắp lên ai, bù cho nhau nhiều hơn là trùng lặp”.

Có thể nói, Thế Giới Di Động không chỉ biết chớp thời cơ bùng nổ công nghệ số và di động, vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh. Đây chính là lý do khiến Thế Giới Di Động phá bỏ ranh giới một hình thức kinh doanh bán lẻ thông thường, vươn lên thành người khổng lồ trong lĩnh vực này.  

Đừng để quan hệ ông chủ - nhân viên thành quan hệ người mua – kẻ bán!

Không ít lần ông Tài khẳng định, chiến lược của ông là giữ bằng được người tài với bất kỳ chi phí nào. Nếu quan hệ giữa ông chủ và nhân viên là quan hệ mua bán thì một bên sẽ là người mua sức lao động, một bên là người bán sức lao động. Tất nhiên, một bên muốn mua rẻ, bên lại muốn bán đắt. Kẻ muốn mua rẻ sẽ có nhiều chiêu trò, kẻ muốn bán đắt cũng không kém các mánh khóe. Điều này khiến doanh nghiệp đó chỉ toàn những người tính toán, ích kỷ. 

Theo ông, mọi người nên thay đổi mối quan hệ đó thành quan hệ đồng hành, cùng nhau tiến lên, cùng nhau chia sẻ thành quả. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đi rất nhanh, phát triển mạnh. Người lao động vốn nhạy cảm, họ biết đâu là chiêu trò, đâu là thật lòng. “Hầu hết nhân sự chỉ cho bạn chiêu trò để giữ khách, còn tấm lòng đâu ai bảo cho bạn”, ông Tài chia sẻ.  

Chính sáng tạo này đã giúp Thế Giới Di Động phát triển như vũ bão. Khi lợi nhuận được chia sẻ công bằng, mọi người sẽ biết phấn đấu, hết lòng vì công ty, vì sự nghiệp chung. “Đó là lý do tại sao Thế Giới Di Động có được những kết quả khác thường. Điều này những doanh nghiệp khác không dám làm, bởi lợi nhuận chia sẻ ra là quá lớn, nhưng chúng tôi làm”, ông Tài nhấn mạnh.


Không ít lần ông Tài khẳng định, chiến lược của ông là giữ bằng được người tài với bất kỳ chi phí nào
Không ít lần ông Tài khẳng định, chiến lược của ông là giữ bằng được người tài với bất kỳ chi phí nào

“Nếu bạn không sẵn lòng chia sẻ, hoặc như ông chủ tàu nói Không cần, mấy ông thủy thủ lấy đủ về nuôi vợ con là được rồi, còn bao nhiêu của chủ tàu hết. Như vậy sẽ tiêu hết!”

Khám phá cách quản lý “tam trị” của Thế Giới Di Động

Tam trị là tư duy quản trị được dùng trong trị quốc xưa và nay. Tam trị ở đây gồm:  Nhân trị (lấy nhân nghĩa làm gốc), Pháp trị (lấy nguyên tắc, luật lệ làm gốc) và Kỹ trị (lấy khoa học kỹ thuật làm gốc). 

Năm 2004, khi Thế Giới Di Động mới thành lập, Pháp trị được sử dụng là chủ yếu. Công ty đã đưa ra loạt quy trình, hướng dẫn cùng các quy định và nội quy để nhân viên tuân thủ. Thời điểm đó, ông Tài nhấn mạnh rằng: “cứ làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt”.

Ông còn bổ sung rằng, khi ấy ông luôn quan niệm “The winner takes it all” (tạm dịch: Người chiến thắng sẽ có tất cả). Khi quy mô kinh doanh tăng lên, Kỹ trị vào cuộc và gánh vác một phần Pháp trị. Công nghệ, máy móc được đưa vào gánh vác những công việc theo quy luật, mức tải cao.

Đến năm 2009, nhân sự Thế Giới Di Động được chia làm 2 phe: Một phe luôn trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp phát triển, một phe chỉ đi làm với mục đích cuối tháng nhận lương. Thế nhưng theo ông Tài, không cần tách bạch Tam trị, điều quan trọng là ai sẽ là người được hưởng lợi khi áp dụng phương thức quản lý này.

Vị Chủ tịch Thế Giới Di Động từng chia sẻ: “Đối với tôi, mọi thứ diễn ra khá tự nhiên. Đôi khi các bạn không cần phải đi học nhiều, bởi kinh doanh sẽ đặt ra bài toán cho các bạn giải. Vấn đề là các bạn giải theo kiểu nào. Nếu các bạn giải theo kiểu chộp giật, ăn xổi ở thì, các bạn muốn trồng cây ngắn ngày, thì 3 tháng sau bạn chỉ có một vườn cải bắp.

Còn nếu bạn sẵn sàng đầu tư cho tương lai để giải bài toán theo kiểu lâu dài, thì cái nhận lại là một khu vườn mà các bạn sẽ thu hoạch lâu dài” - người đứng đầu “kỳ lân” bán lẻ bổ sung thêm. 

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước