meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chốt cơ chế đặc biệt, các "ông lớn" muốn tham gia dự án đường vành đai 4 – Hà Nội

Thứ sáu, 17/06/2022-07:06
Sáng (16/06), Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô và dự án đường vành đai 3 – TP. HCM, với những cơ chế đặc biệt. Các ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đều muốn tham gia triển khai hai dự án này.

Nhiều cơ chế đặc biệt dành cho hai dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết của Quốc hội xác định dự án bắt đầu triển khai từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Đồng thời áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt cho hai dự án trọng điểm Quốc gia nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao nhất.


Sáng nay (16/06), Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô và dự án đường vành đai 3 – TP. HCM, với những cơ chế đặc biệt.
Sáng nay (16/06), Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô và dự án đường vành đai 3 – TP. HCM, với những cơ chế đặc biệt.

Đối với dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô, Nghị quyết cho phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giao về các địa phương để thực hiện dự án, trong đó TP Hà Nội là 8.400 tỷ đồng; Hưng Yên là 3.740 tỷ đồng và Bắc Ninh là 2.110 tỷ đồng.

Nghị quyết nêu rõ, cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa là 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công; giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án thành phần 3.

Với dự án đường vành đai 3 TPHCM, Nghị quyết cho phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 17.146 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ GTVT giao về các địa phương để thực hiện dự án, trong đó TPHCM là 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai là 856 tỷ đồng, Bình Dương là 4.266 tỷ đồng và Long An là 1.397 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết, cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương. Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án (không bao gồm đường song hành - đường đô thị) hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án.

Trong 2 năm kể từ khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua cả 2 dự án, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Nghị quyết chỉ rõ, trong giai đoạn triển khai dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện đầy đủ thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc triển khai tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan; đôn đốc, kiểm tra các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng dự án; quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện dự án.

Chốt cơ chế đặc biệt, các "ông lớn" muốn tham gia dự án đường vành đai 4 – Hà Nội - ảnh 2

Trường hợp tổng mức đầu tư của dự án thành phần tăng, địa phương được giao làm cơ quan chủ quản. Cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó. Trường hợp giảm tổng mức đầu tư của dự án thành phần, ngân sách trung ương dự kiến bố trí cho dự án thành phần đó giảm tương ứng.

Hàng loạt ông lớn muốn tham gia triển khai dự án đường vành đai 4

Nghị quyết được Quốc hội thông qua nêu rõ, dự án đường vành đai 4 – vùng Thủ đô là dự án vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm của vùng Thủ đô. Dự án có vai trò kết nối thủ đô với hai tỉnh lân cận là Hưng Yên và Bắc Ninh. Nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả của các dự án đã và đang được đầu tư trong vùng, tạo không gian phát triển mới. Đồng thời, giải quyết các vấn đề còn tồn tại của Hà Nội. Đặc biệt, mở ra không gian phát triển mới cho hai đô thị lớn là Hà Nội và Tp.HCM, giúp khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại…

Chốt cơ chế đặc biệt, các "ông lớn" muốn tham gia dự án đường vành đai 4 – Hà Nội - ảnh 3

Với tổng chiều dài 112,8km, được chia thành 7 dự án thành phần. Dự án có tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Trong 7 dự án thành phần, dự án thành phần 3 (dự án PPP) loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) được ấp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Chiều dài của dự án thành phần 3 khoảng từ 100 - 120 km, tổng mức đầu tư khoảng 56.536 tỉ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư thu xếp khoảng 29.447 tỉ đồng, còn lại vốn ngân sách T.Ư và vốn ngân sách địa phương. Cơ quan có thẩm quyền là UBND Hà Nội.

Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và UBND TP.Hà Nội đã nhận được đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được tham gia thực hiện dự án như: Tập đoàn Vingroup - CTCP (Nhà đầu tư đề xuất dự án); Tập đoàn T&T; Tập đoàn Him Lam; Công ty CP DIC… Đây đều là các ông lớn, có tiềm lực tài chính mạnh trong ngành xây dựng và bất động sản.
Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư trên cam kết đối với việc huy động vốn nhà đầu tư trên thị trường và khẳng định tính khả thi của Dự án. Theo đó, khả năng huy động vốn cho Dự án của doanh nghiệp sẽ được bảo đảm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng báo cáo, việc đánh giá cụ thể năng lực tài chính của nhà đầu tư sẽ được tiếp tục thực hiện tại bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời, qua kết quả tính toán sơ bộ về phương án tài chính có các thông số bảo đảm khả thi, thời gian hoàn vốn 21 năm. Do đó, việc áp dụng phương thức đầu tư PPP đối với dự án thành phần 3 là có cơ sở.
Về thẩm quyền, phương thức đầu tư, Quốc hội giao UBND TP.Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án. Trong đó, dự án thành phần 3 được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư.

Trước thông tin nhiều ông lớn muốn tham gia thực hiện dự án, Đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau đề xuất, Chính phủ cần triển khai ngay, vì nếu không, sau khi dự án hoàn thành hoặc bắt đầu khởi động mới lập các dự án thì việc thu hồi đất, xác định giá đất rất phức tạp. 

Theo đại biểu này, trên thực tế, các đại gia bất động sản bắt đầu hái tiền từ dự án hoàn thành hoặc thậm chí chậm hơn, khi dự án bắt đầu hoạt động có hiệu quả, mật độ giao thông lớn hơn, các đại gia bất động sản mới nhảy vào, làm bổ sung quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp hay cho thuê mặt bằng. Khi đó, người thiệt hại không chỉ là dân mà còn là Nhà nước. Do đó, cần đi trước, lập song song không chỉ giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội mà còn có nguồn để thu hồi nhanh, không chỉ là cho thuê, bán thuế, thu phí…

Cũng theo đại biểu đoàn Cà Mau, nếu các dự án giao thông xây dựng đồng thời quy hoạch dự án khác thì nguồn tiền thu được từ sử dụng đất, địa tô chênh lệch là không ít, thậm chí có khi còn thừa tiền để làm đường, đặc biệt là các dự án đường đô thị.

TIẾN MINH
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

12 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

12 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

12 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

12 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

12 giờ trước