Chính sách bán nhà mới của doanh nghiệp 2023: Người mua không cần vay vốn ngân hàng
Mùa xuân trở lại với doanh nghiệp
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội bất động sản TP. HCM cho thấy, thị trường bất động sản phía Nam đã trong tình trạng “đóng băng” kể từ đầu quý IV/2022. Những dự án mới không có, dự án cũ vẫn mở bán nhưng thiếu giao dịch.
Sự ảm đạm này đã duy trì tới hết tháng 1 vừa qua, vì chủ yếu dòng tiền cho vay từ các ngân hàng thương mại bị siết chặt, mức lãi suất cho vay cũng tăng tới 14 - 15% ở hầu hết các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, dường như “tảng băng” này đang bắt đầu tan chảy khi từ đầu tháng 2 đến nay, thị trường đã rục rịch xuất hiện những tín hiệu khả quan tới từ các dự án bất động sản mới mở bán.
Cụ thể như Hưng Thịnh Land mới đây đã giới thiệu dự án 9X An Xương tại khu Tây Bắc TP. HCM. Chủ đầu tư này thông báo dự án được xây dựng trên diện tích 9.500m2, bao gồm 2 block chung cư cao 25 tầng nổi cùng 1 tầng hầm với tổng 800 căn hộ từ 1 - 3 phòng ngủ.
Thị trường địa ốc đầu năm 2023: Chưa thể phục hồi mạnh mẽ
Thị trường địa ốc đầu năm 2023: Chưa thể phục hồi mạnh mẽ - Giới chuyên gia kỳ vọng, thị trường bất động sản quý II/năm 2023, nếu những chính sách vĩ mô được điều chỉnh kịp thời cùng với các dự án phù hợp với nhu cầu ở thực như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang sẽ có khả năng sẽ được khơi thông trở lại nhưng chưa thể phục hồi mạnh mẽ.Lùi thời gian mở bán BĐS: Chủ đầu tư dè dặt, khách hàng quan sát thị trường
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải lùi lịch mở bán các dự án để nghe ngóng thị trường. Bởi các chuyên gia cho rằng, mở bán không đúng thời điểm, hàng sẽ không bán được và cũng rất khó có thể bán lại vào các đợt sau.Chủ tịch VARS: Gói tín dụng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tạo động lực giúp thị trường "ấm" lên, thúc đẩy an sinh xã hội
Có thể thấy, 2 gói tín dụng với tổng số vốn lên đến 330.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại được đề xuất và sắp đưa ra thị trường được kỳ vọng sẽ có thể giúp cho thị trường bất động sản ấm lên, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có chỗ an cư.Đây có thể coi là một dự án chung cư mới hiếm hoi được giới thiệu tại TP. HCM nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng ở thời điểm này. Nhất là dự án này được chào bán chỉ từ 1,6 tỷ đồng/căn, đánh vào phân khúc tầm trung được coi là đang “tuyệt chủng” tại TP. HCM.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư Novaland cũng bắt đầu mở bán các sản phẩm nhà ở và bất động sản nghỉ dưỡng. Theo thông báo mới nhất từ chủ đầu tư này, các dự án mở bán mới trong quý I/2023 bao gồm: Sunrise Riverside tại quận 7 (TP. HCM), NovaWorld Ho Tram tại Bà Rịa – Vũng Tàu, NovaWorld Phan Thiet tại TP. Phan Thiết (Bình Thuận), Aqua City tại TP. Biên Hoà (Đồng Nai).
Những dự án này được triển khai từ năm 2022, các phân khúc mở bán trước đó được giao dịch mua bán đang trong quá trình bàn giao nhà cho khách hàng. Với dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường trong quý đầu năm, Novaland cho biết đây là các sản phẩm thuộc phân khúc tiếp theo của dự án.
Tập đoàn Trần Anh Group cho biết, kể từ giữa tháng 2/2023, chủ đầu tư này đã mở bán các phân khúc tiếp theo từ 2 dự án là dự án Phúc An Asuka tại TP, Châu Đốc (An Giang) phát triển biệt thự, nhà phố, shophouse có quy mô hơn 100ha. Dự án chào bán sản phẩm nhà phố 1 trệt 1 lầu với mức giá 3,2 tỷ đồng
Theo thông báo của Công ty CP Bất động sản Asian Holding, dự án The Eco Point tại TP Đồng Xoài (Bình Phước) bắt đầu được mở bán trong tháng này. Điểm đáng chú ý của dự án là đã hoàn tất sổ đỏ, khách hàng sẽ nhận ngay sổ sau khi hoàn tất giao dịch.
Đồng thời, Tập đoàn bất động sản Cát Tường vốn vắng mặt trong năm 2022, nay đã trở lại vào đầu tháng 2/2023 khi công bố mở bán dự án Cát Tường Park House tại thị xã Chơn Thành (Bình Phước). Dự án có tổng quy mô 8,3ha có mức đầu tư lên tới 22 triệu USD.
Ngoài ra vẫn còn nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn cũng rục rịch trở lại cuộc đua bán hàng như Rioland với dự án chung cư MT Eastmark City tại TP. Thủ Đức; Hay như Tập đoàn Nam Long tiếp tục mở bán các dự án tại TP. HCM và Long An…
Bắt đầu áp dụng các chính sách bán hàng mới
Chuyên gia nghiên cứu bất động sản Nguyễn Hoàng cho hay, việc thị trường địa ốc gần như “đóng băng” trong thời gian qua tới từ nhiều góc độ. Chủ yếu là vì dòng tiền của khách mua nhà bị nghẽn.
Theo ông Hoàng, chính sách bán hàng của các doanh nghiệp vốn dĩ là đặt cọc giữ chỗ mua nhà với khoản tiền từ 50 - 200 triệu đồng/sản phẩm. Sau đó sẽ đóng tiền theo tiến độ dự án như 15% giá trị khi ký hợp đồng nhận cọc, tiếp tục đóng 30% giá trị để ký được hợp đồng mua bán, tới lúc này thì ngân hàng mới hỗ trợ vay vốn.
Tuy nhiên, với mức lãi suất cho vay khoảng 14 - 15% của các ngân hàng thương mại hiện nay thì khách hàng sẽ không còn mấy mặn mà với việc mua nhà vì trả lãi quá cao.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thanh toán mua nhà cho khách hàng, đã có một số doanh nghiệp áp dụng chính sách hoàn toàn mới để giúp khách hàng mua được nhà với số tiền không quá lớn, cũng không phải vay ngân hàng với mức lãi suất cao như hiện nay.
Ví dụ, Hưng Thịnh Land vừa qua đã thông báo áp dụng chính sách thanh toán mua nhà tại dự án 9X An Sương như sau: Khách hàng sau khi đặt cọc thì chỉ cần thanh toán từ 8 - 12% giá trị sản phẩm, sau đó trả góp hàng tháng cho chủ đầu tư từ 7 - 8 triệu đồng, tức 0,5% giá trị sản phẩm. Tới khi đóng đủ 30% sẽ ký hợp đồng mua nhà và tiếp tục trả cho chủ đầu tư khoảng 3% giá trị sản phẩm mỗi tháng mà không cần vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.
Không chỉ Hưng Thịnh Land mà đã có một vài doanh nghiệp bất động sản khác như Tập đoàn Trần Anh Group với dự án Phúc An Asuka cũng áp dụng chính sách bán hàng này.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Trần Anh Group - Ông Hà Văn Thiện cho biết, doanh nghiệp hiện đang có chính sách đồng hành cùng khách hàng khi mua nhà nhằm tránh để khách hàng của mình phụ thuộc vào room tín dụng với mức lãi suất cao.
Chẳng hạn, khách hàng của dự án Phúc An Asuka chỉ cần đóng 12% bước đầu, sau đó mỗi tháng tiếp theo đóng 0,5% (tức gần 7 triệu đồng) là có thể sở hữu căn hộ tại đây.
TS Võ Hồng Thắng - Giảng viên khoa Kinh tế vĩ mô của Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng: “Đây được coi là một chính sách thông minh của chủ đầu tư này, có thể giải quyết bài toán khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, giúp cho người lao động dễ sở hữu nhà ở hơn. Đồng thời, chính sách này cũng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khỏi phải phụ thuộc vào nguồn tiền vay ngân hàng để phát triển dự án”.
Ông Thắng cũng nhìn nhận, hiện nay nhiều người vẫn ví thị trường bất động sản trở lại chu kỳ 10 năm. Tuy nhiên thực tế lại khác, khó khăn của thị trường hiện nay hoàn toàn khác với thời điểm 2010 - 2012. Khi đó vì thừa cung nên giá bất động sản đã giảm sâu nhưng vẫn không bán được.
“Ngược lại, thị trường hiện tại đình trệ nhưng giá bán vẫn tăng cao. Trên thị trường không có hàng để bán vì lượng cung ở mọi phân khúc đều sụt giảm mạnh. Ngoài ra, việc vay mua nhà rất khó cùng lãi suất cao tạo tâm lý e ngại trong việc mua bất động sản” - Vị chuyên gia nói.
TS Thắng còn cho rằng, thị trường địa ốc có đình trệ do thiếu nguồn cung bất động sản nhà ở, trong khi nhu cầu lại rất lớn. Trong bối cảnh này, nếu tháo gỡ được các nút thắt để tái lập nguồn cung thì chắc chắn thanh khoản thị trường sẽ phục hồi trở lại.
Nút thắt lớn nhất hiện nay vẫn là pháp lý và dòng tiền. Nhưng doanh nghiệp không thể đứng im đợi Chính phủ tới giải cứu nên phải tự chủ động xây dựng chính sách mới cho khách hàng. Qua đó mới tự giải cứu chính mình ra khỏi khó khăn.