Lùi thời gian mở bán BĐS: Chủ đầu tư dè dặt, khách hàng quan sát thị trường
BÀI LIÊN QUAN
Loạt doanh nghiệp hoãn mở bán dự án, chật vật vay tiền duy trì hoạt độngTP. HCM: Thiếu hụt nguồn cung bất động sản mở bán mới dịp cận Tết Nguyên đán85 Dự án ở Nghệ An được phép mở bánHàng loạt doanh nghiệp lùi thời gian mở bán
“Sức mua của thị trường những tháng đầu năm chắc chắn sẽ không cao. Vì thế các doanh nghiệp bất động sản chắc chắn sẽ không muốn ra vào vào thời điểm này để tránh lâm cảnh bán chẳng ai mua, thanh khoản èo uột”, một chủ doanh nghiệp địa ốc đã trao đổi như vậy với phóng viên.
Theo vị này, hầu hết ai cũng tiên lượng được việc thị trường bất động sản sau Tết Nguyên đán 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là khó khăn hơn cả thời điểm năm 2022. Dòng vốn vẫn bế tắc, tâm lý người mua vẫn còn e dè trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị thế giới vẫn chưa ổn. Thậm chí, Cục dự trữ liên bang Mỹ dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất của cơ quan này sẽ khiến nhiều ngân hàng ở các nước trên thế giới đẩy tăng theo. Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài guồng tăng đó. Lâu nay, trong khi doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng cho bất động sản rất khó thì người dân có nhu cầu mua nhà vay ngân hàng với lãi suất rất cao. Đây là thời điểm khó chồng khó.
Chủ doanh nghiệp này nói thêm, có không ít chủ đầu tư bất động sản có kế hoạch ra hàng từ cuối năm 2022. Tuy nhiên, họ phải lùi lại sang đầu năm 2023. Và hiện tại, chứng kiến thị trường tiếp tục khó khăn, họ tiếp tục lùi lại, chờ thời điểm thuận lợi hơn.
Theo khảo sát của phóng viên, tại thị trường TP.HCM và các tỉnh phía Nam, thời gian vừa qua chỉ một vài dự án thương mại hạng sang như The Metropole, Zeit River, Park Village hay các sản phẩm trung cấp như Mizuki Park, Akari City, MT Eastmark City thì hầu hết các dự án có kế hoạch ra mắt vào quý 4 năm 2022 đều lùi thời gian. Có nhiều sản phẩm dự định lùi đến quý 1 năm 2023 nhưng lại tiếp tục thay đổi kế hoạch dịch sang quý 2 năm 2023.
Năm 2022, chủ đầu tư của Khu đô tị Vạn Phúc là Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc cho biết đã dời kế hoạch mở bát căn hộ của dự án này sang năm 2023. Trong thời gian dời lịch mở bán, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện xây dựng các hạng mục tiện ích. Doanh nghiệp này kỳ vọng năm 2023 thị trường bất động sản sẽ ấm hơn và khi đó mở bán sẽ có tín hiệu khả quan hơn.
Giống như Vạn Phúc, chủ đầu tư Tập đoàn Nam Long cũng dời kế hoạch mở bán các dự án ở tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ sang năm 2023. Trong khi dự án Khu đô thị Izumi City và Paragon Đại Phước dự kiến mở bán vào cuối quý I/2023 hoặc có thể là đầu quý II thì dự án khu dân cứ tại Cần Thơ doanh nghiệp này cũng chưa thể ấn định thời gian cụ thể. Có lẽ, Tập đoàn Nam Long đang tiếp tục nghe ngóng thị trường trước khi đưa ra thời điểm cụ thể để ra hàng.
Tại TP.HCM, dự án The Gio Riverside tại Quận Thủ Đức do Tập đoàn An Gia làm chủ đầu tư dự định sẽ ra mắt vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, sau đó, công ty này đã thông báo lùi sang năm 2023 và dự định là giữa quý 2.
Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ các doanh nghiệp e dè trong việc ra hàng khiến nguồn cung bất động sản giảm sâu. Mới đây, UBND TP.HCM đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản. Theo UBND TP.HCM, năm 2022, nguồn cung bất động sản tại TP này giảm rõ rệt do quy định về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất.
Trong khi đó, tại Hà Nội, một báo cáo thống kê của Savills Việt Nam cho thấy, trong quý 4 năm 2022, Hà Nội chỉ có nguồn cung hơn 12.600 căn, đây là mức thấp nhất trong 8 năm qua. Trong đó căn hộ hạng B chiếm 83%, theo sau là căn hộ hạng A với 9%. Vẫn theo nghiên cứu của công ty này, thị trường tại Hà Nội không có thêm dự án mới. Các dự án ra thị trường đều là từ giai đoạn tiếp theo của 6 dự án hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng giao dịch chỉ là gần 2.900 căn, giảm 20% theo quý và 30% theo năm.
3 lý do khiến chủ đầu tư BĐS dè dặt khi mở bán
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao GIBC cho rằng, việc các doanh nghiệp có những bước đi thận trọng trong năm 2023cũng là điều khá dễ hiểu. Đây là một trong những giải pháp kỹ thuật phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Bởi trong thời điểm này, ưu tiên đầu tiên của các doanh nghiệp là phải tồn tại được đã.
Cũng theo vị này, việc các doanh nghiệp bất động sản thận trọng trong việc mở bán dự án mới cũng có nhiều điểm tích cực. Họ đã mở ra chu kỳ dinh doanh thận trọng sau thời điểm thị trường bất động sản phát triển dễ dãi. Đây là một trong những điều giúp thị trường bất động sản thời gian tới sẽ bền vững hơn.
Cùng quan điểm, CEO bất động sản SENLAND Nguyễn Khắc Vinh cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc chủ đầu tư bất động sản phải thay đổi kế hoạch mở bán các dự án liên tục. “Tôi cho rằng, đối với những dự án bất động sản mới, nếu mở bán không đúng lúc, không thành công chắc chắn sau này triển khai bán lại sẽ rất khó. Bởi người ta sẽ đặt câu hỏi tại sao khi nguồn cung yếu mà dự án này mở bán ra vẫn ế", ông Vinh nói.
Ông Vinh chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng khiến chủ đầu tư dè dặt khi ra hàng. Thứ nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang chờ đợi những giải pháp, sự hỗ trợ của nhà nước đối với thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đã họp và sắp tới là Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp với đầy đủ cơ qua chức năng hữu qua và doanh nghiệp. Cả người dân và các doanh nghiệp bất động sản đều rất trông chờ vào cuộc họp này.
Thứ hai, rõ ràng có thể thấy người dân, nhà đầu tư bất động sản đang dừng lại quan sát thị trường. Thực tế cho thấy, những người có nhu cầu mua thì lại không có tiền, rất cần tín dụng từ ngân hàng. Những người có tiền mặt muốn đầu tư thì lại sợ rủi ro và dừng lại qua sát. Chính vì thế, thanh khoản bất động sản thời điểm này sẽ rất khó.
Thứ ba, nhiều chủ đầu tư đang ngại thất bại trong việc ra hàng thời điểm này. Họ nhìn thấy rõ việc thanh khoản hiện nay yếu ớt như thế nào. “Như tôi đã nói ở trên, dự án ra hàng thất bại sẽ khó thành công trong những lần bán lại”, CEO này chia sẻ.