Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch lập quỹ trị giá 44 tỷ để giải cứu thị trường bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Sự lao dốc của thị trường bất động sản Trung Quốc khi người dân không còn "hào hứng" mua nhàTrung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giớiThị trường bất động sản Trung Quốc ghi nhận doanh số lao dốc trong 7 tháng liên tiếpQuỹ này sẽ có quy mô lên đến 300 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với số tiền 44 tỷ USD, theo nguồn tin đáng tin cậy đến từ một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiết lộ cho hãng tin Reuters.
Đây chính là động thái lớn đầu tiên của Chính phủ Trung Quốc nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản nước này đang chao đảo vì gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp. Theo lời của vị quan chức này, quỹ trên sẽ có quy mô 80 tỷ Nhân dân tệ thông qua sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Ông nói rằng, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, một ngân hàng quốc doanh sẽ đóng góp vào quỹ này 50 tỷ Nhân dân tệ trong tổng số 80 tỷ Nhân dân tệ nói trên, tuy nhiên số tiền này sẽ đến từ công cụ cho vay của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Nếu mô hình này đạt được hiệu quả thì những ngân hàng khác sẽ hành động theo và mục tiêu của quỹ này chính là số vốn sẽ lên đến 200-300 tỷ Nhân dân tệ.
Đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngành động sản vốn là một trụ cột đang bị chìm trong khủng hoảng và dần trở thành rào cản lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong 1 năm trở lại đây. Trong tháng 7, người ở mua nhà ở nhiều địa phương đã đồng loạt dừng việc thanh toán các khoản vay để mua nhà, đặt ra thách thức mới cho các nhà chức trách địa phương.
Doanh số bán nhà của Trung Quốc vẫn ảm đạm và không có nhiều dấu hiệu phục hồi trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thời gian giao nhà không có sự chắc chắn. Trong 5 tháng đầu năm 2022, doanh số bán nhà đã giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, trên thị trường tài chính, các nhà đầu tư lo ngại sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ xảy ra. Tháng này, hãng bất động sản Shimao đã lỡ hạn thanh toán với lo trái phiếu trị giá một tỷ USD. Họ cho rằng nguyên nhân là do “những thay đổi đáng kể với môi trường vĩ mô của lĩnh vực bất động sản”.
Ngay cả công ty có vốn sở hữu các dự án uy tín trên thế giới, Greenland cũng bị ảnh hưởng. Tháng trước hãng này đã bị S&P Global hạ xếp hạng xuống nhóm “vỡ nợ có chọn lọc”.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc thành lập quỹ chỉ giúp giải quyết được một phần của giải pháp để có thể cứu được thị trường bất động sản Trung Quốc.
“Chúng tôi chưa biết chi tiết về quỹ đó. Nhưng 80 tỷ Nhân dân tệ thì không đủ để giải quyết được vấn đề”, theo chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc Larry Hu của Macquarie. “Tôi tin rằng quỹ này sẽ là một phần của ngành địa ốc, vì chỉ riêng quý đó sẽ không thể giải quyết được tất cả vấn đề đang có. Chúng ta đang cần một sự phục hồi thực sự của ngành địa ốc”.
Những diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc đang được giới đầu tư toàn cầu đặc biệt quan tâm, vì ngành này cùng với các ngành liên quan như xây dựng và vật liệu xây dựng chiếm hơn ¼ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Nguồn tin trên cũng nói rằng, quỹ này sẽ được sử dụng để cấp vốn cho việc mua lại các dự án nhà ở chưa được hoàn thiện, hoàn tất dự án và cho thuê. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy các dự án cho thuê. Cách nào này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của Chính phủ Trung Quốc gán cho việc cung cấp thêm nhà ở giá cả phải chăng cho người trẻ, trong bối cảnh chính quyền các địa phương trở nên lưỡng lự với việc xây dựng các dự án nhà ở cho thuê, vì bán đất được coi là một nguồn thu ngân sách chủ yếu của các địa phương.
Vào tuần trước, công ty bất động sản được chính quyền tỉnh Hà Nam hậu thuẫn, Zhengzhou Real Estate đã mở quỹ địa phương đầu tiên với mục tiêu giải cứu thị trường bất động sản địa phương. Quỹ này có tên gọi là Henan Asset Management được mở ra trong bối cánh làn sóng người vay tiền mua nhà của địa phương này đang từ chối trả nợ. Quỹ này dự định sẽ chi 20 tỷ Nhân dân tệ để mua vào 50.000 căn hộ và chuyển đổi mục đích thành nhà cho thuê, theo một thông báo của nhà chức trách thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Thị trường bất động sản Trung Quốc với nhiều biến động, từ cuộc khủng hoảng nợ của các chủ đầu tư cho tới việc thắt chặt tín dụng cùng với làn sóng dừng trả nợ ngân hàng của người mua nhà đã làm xói mòn niềm tin của người dân, buộc các nhà chức trách địa phương phải vào cuộc mới có thể ngăn chặn vấn đề ngày càng lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế.
“Nếu được mở trong tương lai gần thì quỹ giải cứu thị trường bất động sản của Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp phát triển nhà tránh được cảnh vỡ nợ, đồng thời sẽ giúp cải thiện niềm tin của thị trường cũng như doanh số của các công ty địa ốc”, theo nhận định của chuyên gia Raymond Cheng thuộc CGS - CIMB Securities.
Một quỹ như vậy xuất hiện sẽ trở thành “phao cứu sinh” cho hàng chục công ty bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn trong đó có cả ông lớn địa ốc Evergrande. Một nguồn thạo tin cho hay, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở Trung Quốc sẽ lựa chọn những doanh nghiệp địa ốc đủ tiêu chuẩn để giải cứu. Số tiền của quỹ này sẽ được dùng để mua các sản phẩm tài chính do các doanh nghiệp địa ốc đó phát hành hoặc cấp vốn cho các cơ quan chức năng địa phương mua lại các dự án còn đang dang dở.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc bán hành một chính sách trên toàn quốc cho việc phát hành trái phiếu đặc biệt để có thể đẩy mạnh phát triển các dự án địa ốc tại các địa phương có nền kinh tế kém phát triển ở nước này, nguồn thạo tin trên cho hay.