meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chỉ số P/b là gì và những điều cần biết

Thứ ba, 04/07/2023-13:07
Để đầu tư chứng khoán sinh lời không hề dễ dàng vì thế các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu về những chỉ số hiện hành trên thị trường, việc kết hợp sử dụng các chỉ số này sẽ cho ra kết quả đánh giá chính xác hơn khí ửa dụng một chỉ số.

Chỉ số P/b là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/b là viết tắt của cụm từ Price to book ratio, đây là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Trong lĩnh vực chứng khoán chỉ số P/b được sử dụng để so sánh giá một cổ phiếu hiện tại với giá trị trước đó được ghi chép trên sổ của cổ phiếu. Hiểu một cách chính xác thì chỉ số P/b sẽ thể hiện tỷ số giữa giá cổ phiếu gấp bao nhiêu so với tài sản ròng của doanh nghiệp. Vì thế, chỉ số P/b được các nhà đầu tư dùng để phân tích rồi định giá cổ phiếu xem thấp hay cao hơn so với giá trị thực, từ đó sẽ quyết định mua hay bán.


Chỉ số P/b là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng,...
Chỉ số P/b là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng,...

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/b

Chỉ số P/b được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng nhằm phân tích giá trị của cổ phiếu nhưng vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định phải kể đến như sau: 

Ưu điểm:

  • Đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ cũng có thể sử dụng chỉ số P/b vì tỷ số này luôn dương trong mọi trường hợp. 
  • Chỉ số P/b ổn định hơn chỉ số EPS rất nhiều nên được tin tưởng sử dụng hơn. Trong cùng một điều kiện gây ra biến động thì P/b lại đem đến khả năng phán đoán chính xác hơn và ít chịu sự biến động hơn. 
  • Chỉ số P/b thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có khối tài sản lớn như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... 

Nhược điểm:

  • Chỉ số P/b tính toán dựa trên những tài sản hữu hình còn những tài sản khác như thương hiệu, trí tuệ, bằng sáng chế... sẽ không được ghi nhận vào công thức tính toán của chỉ số này. Vì thế, những doanh nghiệp có lợi nhuận ròng gia tăng nhờ các yếu tố thương hiệu hay tài sản trí tuệ khi dùng chỉ số P/b sẽ không cho ra kết quả chính xác. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư nên chú ý và sử dụng những chỉ số tính toán khác hợp lý hơn. 
  • Để có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán thì nhà đầu tư nên kết hợp phân tích nhiều chỉ số khác nhau vì giá trị ghi trên sổ của loại cổ phiếu nhất định không thể phản ánh chính xác giá trị hiện tại của loại cổ phiếu đó, mỗi thời điểm ghi trên sổ khác nhau sẽ không tương ứng với thực tế. 
  • Chỉ số P/b có thể ảo vì một số lý do khách quan.
  • Những công ty đang trên đà tăng trưởng nhanh thì không nên dùng chỉ số này để phân tích vì sẽ khó đem lại phán đoán chính xác và hiệu quả.

Chỉ số P/b nói lên điều gì?

Ý nghĩa quan trọng và được nhiều người nhắc đến nhất của chỉ số P/b là thể hiện giá trị của loại cổ phiếu đó đang cao hay thấp hơn so với giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp. Vì thế, cần phải hiểu được các thông số liên quan đến chỉ số P/b:

- Nếu P/b cao (> 1) nghĩa là cổ phiếu này đang có nhiều kỳ vọng với kết quả kinh doanh tốt của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Do vậy, nhà đầu tư có thể bỏ một số tiền lớn hơn giá ghi sổ để mua được loại cổ phiếu này.

- Ngược lại, nếu P/b < 1 thì nhiều khả năng doanh nghiệp đang gặp những khó khăn và kết quả kinh doanh thua lỗ ở thời điểm hiện tại  hoặc tương lai. Đối với trường hợp này nhà đầu tư nên tránh không đầu tư để không nhận thua lỗ. 

- Trường hợp cuối cùng, chỉ số P/b thấp nhưng nguyên nhân chính là vì doanh nghiệp đang trên đà phục hồi khủng hoảng, nhiều khả năng có thể tăng bật trở lại đối với kết quả kinh doanh. Đây cũng là trường hợp nên đầu tư để có thể nhận về lợi nhuận cao khi công ty bật tăng trở lại.

Công thức tính chỉ số P/b

P/b = Giá Cổ phiếu trên thị trường / Giá cổ phiếu trên sổ sách

Ví dụ:

Giá cổ phiếu của Tập đoàn Masan là 150.000 đồng, giá trên sổ sách là 30.000 đồng. Chỉ số P/b được tính như sau: P/b = 150.000 / 30.000 = 5

Chỉ số này lớn hơn 1 nên cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang rất tốt và có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đây là thời điểm mà nhiều nhà đầu tư sẽ rót vốn mặc dù số tiền bỏ ra gấp 5 lần giá trị ghi trên sổ để mua cổ phiếu của Masan. Song, nếu như tình hình kinh doanh của tập đoàn tiếp tục tăng trưởng thì số tiền mà nhà đầu tư có thể nhận về cũng tăng gấp nhiều lần. 


Nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi chỉ số P/b&nbsp; như thế nào là tốt?
Nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi chỉ số P/b&nbsp; như thế nào là tốt?

Chỉ số P/b như thế nào là tốt?

Nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi chỉ số P/b  như thế nào là tốt, nhưng trên thực tế không phải chỉ cần dựa vào công thức để đánh giá chỉ số này tốt hay xấu mà còn phải dựa vào một số yếu tố khác của công ty như lợi nhuận, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế thị trưởng hiện tại như lạm phát, GDP bình quân một quốc gia. Do đó, cần phải xem xét một cách toàn diện chứ không nên đánh giá chỉ số này một cách phiến diện. 

Song, theo các nhà đầu tư lâu năm thì trong một số trường hợp chỉ số P/b được coi là tốt và có thể sử dụng được như sau:

  • Công ty đang có mức độ tăng trưởng cao thì đồng nghĩa với việc chỉ số P/b càng cao càng tốt.
  • Nếu công ty làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thiên về chất lượng thì P/b không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.
  • Những công ty trong lĩnh vực xăng dầu thường sẽ có nhiều biến động thị trường nên mức P/b cao nên tránh xa vì sau mỗi đợt tăng sẽ là sự sụt giảm mạnh.

Như vậy, khi chỉ số P/b càng cao thì nhiều khả năng sẽ có rủi ro lớn và ngược lại chỉ số P/b thấp sẽ an toàn hơn rất nhiều. Đối với những người mới tham gia thị trường chứng khoán thì nên chọn những loại chứng khoán có P/b thấp để tránh rủi ro lớn khi đầu tư. Nên chọn các cổ phiếu có chỉ số P/b  dao động trong mức 0.7 – 1.5 là bình thường. Bên cạnh chỉ số P/b nhà đầu tư cũng cần phải biết đến chỉ số P/e, khi tính toán nên kết hợp đánh giá hai chỉ số này để cho ra những kết quả chính xác trước khi quyết định có nên mua cổ phiếu hay không. 

Tìm hiểu thêm chỉ số p/e là gì?

Chỉ số P/E (viết đầy đủ là Price to Earning ratio) là một loại chỉ số được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu đó (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E có vai trò quan trọng trong quá trình xác định giá của cổ phiếu trên thị trường đang đắt hay rẻ so với giá trị thực của nó. Chỉ số P/E sẽ thể hiện mức giá mà những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thu được lợi nhuận từ số lượng cổ phiếu họ mua. Hay hiểu theo một cách đơn giản thì đây là mức giá mà các nhà đầu tư có thể sẵn sàng bỏ ra dựa trên chính nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp.  

Công thức tính P/e:

P/E = Giá cổ phiếu thị trường / Thu nhập của cổ phiếu

Cụ thể, tỷ số P/E sẽ bằng giá trị trường của cổ phiếu được phát hành trong kỳ chia cho lợi nhuận của một cổ phiếu trong kỳ.

Lợi nhuận cổ phiếu (EPS) = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

3 loại chỉ số P/E phổ biến trong đầu tư chứng khoán

Trên thị trường đầu tư chứng khoán chỉ số P/E được chia thành 3 loại là: P/E cho năm tài chính, Trailing P/E và Forward P/E được xác định cụ thể như sau: 

P/E cho năm tài chính

P/E cho năm tài chính là chỉ số được sử dụng để xác định  trong từng năm cụ thể như 2020, 2021, 2022. 

Ví dụ: 

Giả sử công ty Coffee có mã cổ phiếu là COF:

  • Giá là: 300.000 VND/1 cổ phiếu. 
  • Chỉ số EPS năm 2021 ở 4 quý lần lượt là:
  • 1.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000 VND/cổ phiếu
  • 2.000VND/cổ phiếu
  • 5.000 VND/cổ phiếu

P/E năm 2022 = 300.000 /( 1.000 + 2.000 + 2.000 + 5.000) =. 
Chỉ số P/E thường được sử dụng để tính toán xu hướng tăng trưởng của cổ  phiếu đó trong tương lai. Vì thế, các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để tính toán, đánh giá rồi mới quyết định có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không. 

Chỉ số P/E cao

Chỉ số PE cao có nghĩa là các nhà đầu tư cũng phải sẵn sàng mua cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu với mức giá cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường. Đây là thời điểm mà chỉ số P/E của các doanh nghiệp đứng đầu thị trường cũng sẽ cao hơn so với các loại còn lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ số EPS thấp dẫn đến chỉ số P/E cũng thấp và điều này ảnh hưởng từ hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp. 

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết là bởi một nguyên nhân nhất định nào.


&nbsp;
&nbsp;

Chỉ số P/b là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến để tính toán được giá trị của cổ phiếu so với giá trị của công ty. Vì thế, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để quyết định có nên mua hoặc bán cổ phiếu của mình hay không.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước