meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chỉ số EPS là gì? Những điều cần lưu ý

Thứ bảy, 17/06/2023-12:06
Chỉ số EPS luôn nằm trong danh mục được các nhà đầu tư chứng khoán quan tâm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của mỗi nhà đầu tư trên thị trường.

Chỉ số EPS là gì? 

Trong tiếng Anh chỉ số EPS có tên đầy đủ là Earning Per Share, đây chính là khoản lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể nhận được. Đồng thời, EPS còn được hiểu là khoản lợi nhuận nhà đầu tư có thể kiếm được dựa trên số vốn ban đầu. Hay hiểu rộng ra thì EPS được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán. Tóm lại, chỉ số EPS được các tổ chwusc và cá nhân sử dụng như một thước đo để tính toán lãi suất của những cổ phiếu phát hành trên thị trường. 

Chỉ số EPS có ý nghĩa khá quan trọng trong bộ máy hoạt động của các tổ chức khi tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời, chỉ số EPS cũng được các cá nhân chú trọng. Cùng điểm qua những ý nghĩa của chỉ số EPS: 

  • Chỉ số EPS phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp nên nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. 
  • Chỉ số EPS còn được dùng để so sánh hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành. 
  • Bên cạnh đó, chỉ số EPS còn được sử dụng để tính toán một số chỉ số tài chính khác trên thị trường như P/E và ROE. 

Cách tính chỉ số EPS

Chỉ số EPS được tính toán dựa vào công thức: 

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Trích quỹ khen thưởng phúc lợi) / Tổng số cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của công ty Y năm 2020 là 800 tỷ đồng, trong đó trích quỹ khen thưởng chế độ theo quyết định của hội đồng quản trị rơi vào khoảng 30 tỷ đồng. Trong năm 2020, công ty có 200 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, công thức tính EPS sẽ là:

EPS = (800.000.000.000 - 30.000.000.000) / 200.000.000 = 3850 đồng 

Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi cổ phiếu lưu hành trên thị trường trong năm 2020 sẽ mang lại lợi nhuận là 3850 đồng.

Song, một số nhà đầu tư sẽ không trừ trích quỹ khen thưởng phúc lợi thì sẽ là công thức Lợi nhuận sau thuế / Tổng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu áp dụng công thức này thì EPS trong năm 2020 là 800 tỷ / 200 triệu cổ phiếu = 4000 đồng. Nhà đầu tư cần phải xem xét và tính toán thật kĩ khi muốn định giá doanh nghiệp sát với thực tế.

Các loại chỉ số EPS

Trên thị trường chỉ số EPS được chia thành hai loại chính là EPS cơ bản và EPS pha loãng, mỗi loại sẽ được dùng trong những trường hợp riêng cụ thể như sau: 

Chỉ số EPS cơ bản

EPS cơ bản hay còn gọi là EPS đơn thuần chính là lợi nhuận của một cổ phiếu thông thường. Để tính được EPS cơ bản có thể áp dụng công thức tính như sau: 

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng -  Cổ phiếu cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

EPS pha loãng

EPS pha loãng là một trong những chỉ số được các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhằm tính toán những lợi nhuận đã bao gồm rủi ro khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu ESOP hoặc những trái phiếu chuyển đổi trên thị trường. Giữa EPS cơ bản và EPS pha loãng thì EPS pha loãng có mức độ chính xác ca hơn vì phản ánh được diễn biến của cổ phiếu khi doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra biến cố. Công thức tính EPS pha loãng như sau:

EPS pha loãng = (Thu nhập ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi).

Nhiều nhà đầu tư đều mắc phải một sai lầm là chỉ nhìn vào chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tương lai của một doanh nghiệp. Vì thế, các nhà đầu tư khi đánh giá tình hình của một doanh nghiệp cần phải xem xét một cách toàn diện cả chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng. 

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi khi đã hiểu chỉ số EPS là gì thì EPS bao nhiêu mới là tốt để thực hiện việc đánh giá, đầu tư. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trên thị trường thì chỉ số EPS của một doanh nghiệp trên 1500 và tối thiểu là 1000 được đánh giá ở trong mức an toàn. Đồng thời, chỉ số này cần phải được duy trì trong nhiều năm và đảm bảo có thể tăng trong tương lai.

Hướng dẫn chi tiết cách đọc chỉ số EPS

Muốn biết chỉ số EPS cơ bản hay EPS pha loãng của một cổ phiếu thì có thể xem xét thông qua các cách sau: 

Cách 1: Nhà đầu tư có thể tìm kiếm trên bảng giá của các sàn giao dịch chứng khoán do chính các bạn mở tài khoản trên đó. 

  • Bước 1: Mở bảng giá giao dịch chứng khoán trực tuyến mà bạn đăng ký mở tài khoản để xem xét các chỉ số. 
  • Bước 2: Tìm kiếm mã cổ phiếu hoặc tên công ty mà bạn muốn biết chỉ số EPS cụ thể hoặc nhấp vào chính mã cổ phiếu đó trên bảng giá chứng khoán. 
  • Bước 3: Lúc này trên bảng sẽ xuất hiện chỉ số EPS 4 quý của cổ phiếu mà bạn đang muốn tìm kiếm. 

Nhược điểm của chỉ số EPS trong chứng khoán là gì?

Chỉ số EPS được sử dụng để đánh giá về khả năng kinh tế của một doanh nghiệp trên thị trường, cũng như lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu. Vì thế, chỉ số EPS được sử dụng khá rộng rãi nhưng trên thực tế chỉ số EPS cũng vẫn tồn tại những nhược điểm cần chú ý như sau: 

  • Trường hợp khi EPS âm thì công thức P/E sẽ không còn ý nghĩa gì. Vì thế doanh nghiệp cần phải sử dụng những công cụ khác thì mới có thể đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu. 
  • Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhiều biến động thì chỉ số EPS sẽ bị bóp méo. Một số biến động tác động tới chỉ số EPS có thể kể đến như công ty phá sản, bán tài sản… 
  • Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu phổ thông, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ESOP ưu đãi thì chỉ số EPS sẽ giảm. Lúc này thì nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với một số rủi ro từ việc lợi nhuận bị giảm. 
  • Nhà đầu tư cũng có thể phải đối mặt với một số rủi ro khi mua cổ phiếu của công ty có lợi nhuận ảo khi họ tính cả số lượng hàng tồn kho. 

Có thể thấy chỉ số EPS có ảnh hưởng rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nếu như chỉ số này giảm thì đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, nếu như đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng thì nhà đầu tư nên rót vốn vì điều đó cho thấy hoạt động của họ ổn định. 

Cách điều chỉnh chỉ số EPS khi bị bóp méo

Nhiều nhà đầu tư đã phải chịu tổn thất lớn khi chỉ dựa vào những báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư. Chính việc bóp méo chỉ số EPS đã khiến cho lợi nhuận bị thổi phồng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyết định của nhà đầu tư. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bóp méo chỉ số EPS bằng các cách như tăng doanh thu, giảm chi phí, thay đổi kết quả kinh doanh, thay đổi số liệu của bảng cân đối kế toán… 

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư thường tính toán và dựa vào chỉ số này để quyết định có nên mua cổ phiếu hay không, chính điều đó khiến cho các doanh nghiệp đã dùng thủ thuật tài chính để bóp méo chỉ số EPS . Nhà đầu tư cần phải đề phòng 2 trường hợp điển hình để nhận biết xem chỉ số EPS có bị bóp méo hay không như sau: 

EPS không bao gồm các khoản doanh thu bất thường, nghĩa là khi công ty đang sở hữu   4% cổ phần tại công ty khác mà giá cổ phiếu lại tăng vọt tới 100% so với thời điểm công ty mua vào, rồi sau đó ban lãnh đạo quyết định bán toàn bộ lượng cổ phiếu trên thì giao dịch này sẽ mang về một khoản lớn cho doanh nghiệp đó. Đây được xem là một khoản thu bất thường không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, nên không thể đảm bảo tương lai công ty sẽ tăng trưởng bền vững và lại có một khoản thu nhập như vậy. Vì thế các nhà đầu tư cần phải hết sức cẩn trọng, loại bỏ những khoản thu nhập bất thường ra khỏi công thức tính toán chỉ số EPS. Chỉ tính toán chỉ số EPS với những hoạt động kinh doanh cốt lõi. 

Trường hợp bạn đang sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp bán lẻ đứng đầu thị trường với chuỗi cửa hàng rộng lớn hơn 2000 điểm bán và chỉ số EPS là 5.500 đồng. Thì khi thị trường có dấu hiệu bão hòa khả năng cạnh tranh cao nên doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm một số hạng mục để tiết kiệm chi phí, họ quyết định đóng của 500 cửa hàng và bán lại mặt bằng. 

Đây cũng là một trường hợp cần phải xem xét vì khoản lợi nhuận từ 500 cửa hàng bán đi rất bất thường. Vì trên thực tế, khi EPS tăng từ 5.500 đồng ở kỳ trước lên 6.800 đồng thì điều này đáng lưu tâm vì nó không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng đã giảm từ 2000 xuống 1500 thì cần phải xem xét lại lợi nhuận của số cửa hàng còn lại này. 

Chỉ số EPS đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận và tình hình của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Nhà đầu tư cần dựa vào chỉ số EPS để nghiên cứu, phân tích xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không và đầu tư bao nhiêu như thế nào là đủ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

14 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

14 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

14 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

14 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

14 giờ trước