Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Tổng hợp những quy định liên quan
BÀI LIÊN QUAN
Cụm công nghiệp là gì? Điều kiện và quy định pháp luật ở Việt NamSổ hoàn công là gì? Các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến việc cấp sổ hoàn côngHoàn công là gì? Tìm hiểu về hoàn công công trình xây dựngChỉ giới quy hoạch giao thông là gì?
Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Hiểu căn bản đây là đường xác định ranh giới khu vực đất có thể được sử dụng để xây dựng tuyến đường giao thông. Vì là quy hoạch, nên đường chỉ giới này có thể được thay đổi và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Cũng tương tự như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông cũng sẽ có thời hạn, nếu quá hạn mà không thực hiện thì chỉ giới giao thông bị vô hiệu, người dân sẽ có toàn quyền sử dụng đất của mình.
Sau khi đường giao thông được xây dựng thì sẽ có chỉ giới đường đỏ, đây là đường ranh giới được xác định trong bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình với phần đất được dành cho đường giao thông hoặc những công trình kỹ thuật hạ tầng hay không gian công cộng khác.
Đối với thửa đất là đất ở, ngay sau chỉ giới giao thông đó là chỉ giới xây dựng. Đây là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà và công trình trên đất đó. Chỉ giới xây dựng cũng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới của lô đất). Hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình cần phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
Đối với các thửa đất có đường giao thông đi qua phải xem xem kỹ lưỡng 02 chỉ giới trên trước khi thực hiện thi công các công trình xây dựng hoặc trồng trọt để tránh ảnh hưởng đến an toàn giao thông và có nguy cơ sẽ bị giải tỏa.
Quy định về quyền sử dụng đất trong chỉ giới quy hoạch giao thông
Theo Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi dành cho đất đường bộ:
“Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chúng ta có thể hiểu:
Trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Không được xây dựng các khu công trình khác, trừ một số ít khu công trình thiết yếu không hề sắp xếp ngoài khoanh vùng phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm khu công trình phục vụ cho quốc phòng, bảo mật an ninh, khu công trình quản trị, khai thác đường đi bộ, khu công trình viễn thông, điện lực hay đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí .
Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
Được tạm thời sử dụng vào mục tiêu nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn của khu công trình và đảm đảm an toàn giao thông đường đi bộ. Việc đặt biển quảng cáo phải được cơ quan quản trị đường đi bộ có thẩm quyền đồng ý chấp thuận bằng văn bản. Với trường hợp khu vực đất đang sử dụng và không gây ảnh hưởng tác động đến an toàn giao thông thì được phép tiếp tục sử dụng. Nếu có rủi ro tiềm ẩn thì cần được giải quyết và xử lý, khắc phục sớm .
Vì vậy, người dân có đất nằm trong chỉ giới quy hoạch giao thông không nên tiến hành xây dựng những công trình kiên cố. Trường hợp đã có kế hoạch triển khai thì cần phải tuân theo những quy định của pháp luật về đường chỉ giới giao thông. Trường hợp đặc biệt nên đến trực tiếp cơ có thẩm quyền địa phương để khiếu nại và được giải đáp chính xác nhất.
Xây dựng nhà ở phải cách chỉ giới giao thông bao nhiêu?
Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Chỉ giới này có ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà ở hay không là những vấn đề thường được người dân quan tâm nhiều nhất. Theo đó các công trình xây dựng nhà ở phải báo cáo và xin phép UBND xã, phường trước khi thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo được chất lượng và các khoảng cách với chỉ giới giao thông đạt tiêu chuẩn của công trình, nhà ở. Dựa theo quy định của Luật Xây dựng, phụ thuộc vào độ cao của ngôi nhà mà khoảng cách với chỉ giới giao thông được quy định như sau:
Tuyến đường lộ giới dưới 19m:
- Công trình xây dựng có độ cao từ 19-22m, cách lộ giới 3m
- Công trình có xây dựng có độ cao từ 22-25m, cách 4 m
- Công trình có độ cao từ 28m trở lên phải lùi vào 6m
Tuyến đường lộ giới từ 19-22 m:
- Công trình xây dựng nào cao từ 22-25m thì sẽ cách mốc lộ giới 3m
- Công trình xây dựng nào cao từ 28m sẽ phải cách mốc lộ giới 6m
Tuyến đường lộ giới từ 22m trở lên:
Những công trình xây dựng từ 28m trở lên bắt buộc phải cách mốc lộ giới 6m.
Hậu quả khi xây dựng vượt quá chỉ giới quy hoạch giao thông:
Hiện nay, do nhiều người chưa để ý đến vấn đề các chỉ giới quy định, nên vẫn còn rất nhiều người dân trong quá trình xây dựng dù biết hay không biết vẫn cố tình xây dựng nhà ở, công trình vượt quá chỉ giới quy hoạch giao thông để mở thêm quỹ đất của bản thân. Việc này không những ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông, nếu bị các cơ quan chức năng hoặc các bên thanh tra phát hiện sẽ để lại hậu quả rất lớn. Đối với các công trình có mức vượt nhẹ thì có thể sẽ phải bồi thường hoặc nộp phạt rất nặng, cụ thể tại Điểm b và d Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự xây dựng:
“7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);”
Với những công trình cố tình lấn hoặc không tuân thủ quy định của bên quy hoạch có thể phải tháo dỡ công trình theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:
“d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
Lời kết
Trên đây là bài viết về chỉ giới quy hoạch giao thông và các quy định liên quan. Hy vọng qua bài viết quý bạn đọc đã nắm được những thông tin cần thiết để tránh phải các vướng mắc về pháp lý khi xây dựng nhà không ảnh hưởng tới quy hoạch giao thông, tránh bị phạt và bắt tháo dỡ.