meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cụm công nghiệp là gì? Điều kiện và quy định pháp luật ở Việt Nam

Chủ nhật, 03/04/2022-11:04
Cùng với sự mở rộng và phát triển của nền công nghiệp, các cụm công nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng được hình thành nhiều hơn. Vậy, cụm công nghiệp là gì? Quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Cụm công nghiệp là gì?


Tìm hiểu cụm công nghiệp là gì?
Tìm hiểu cụm công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Chương 1 Điều 2 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (ngày 15/07/2017):

“Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.”

Qua định nghĩa trên ta có thể thấy: Cụm công nghiệp có đặc điểm cơ bản đó là nơi sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ để thực hiện các dịch vụ cho sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp  và có ranh giới địa lý xác định, tại đây không có khu người dân sinh sống, đồng thời chịu sự quản lý của nhà nước chính quyền địa phương.

Cụm công nghiệp cũng được hiểu là một loại hình kinh doanh nhỏ lẻ của khu công nghiệp. Đây là một khu sản xuất kinh doanh nhỏ với chủ yếu là các nhà máy nhỏ lẻ và các nhà đầu tư góp vốn chung.

Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp

Các lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất và kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được pháp luật quy định, bao gồm:

  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác thì cần di dời vào cụm công nghiệp.
  • Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp & sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
  • Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành.
  • Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và lao động ở địa phương.
  • Các ngành, nghề, sản phẩm có thế mạnh của địa phương, vùng & các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương.
  • Công nghiệp chế biến nông, lâm & thủy sản.

Căn cứ pháp lý quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

Căn cứ lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

Các căn cứ để lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp bao gồm:

  • Quy hoạch phát triển kinh tế & xã hội; Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng & Quy hoạch các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có liên quan khác trên địa bàn;
  • Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức và cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp;
  • Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước & các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Nội dung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

  • Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng quy hoạch;
  • Đánh giá, dự kiến nhu cầu phát triển của các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các yếu tố tác động đến sự phát triển cụm công nghiệp; nhu cầu mặt bằng của các tổ chức hay cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp;
  • Đánh giá hiện trạng, tiến độ triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, tính hiệu quả hoạt động của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân;
  • Định hướng phân bố, phát triển các cụm công nghiệp và luận chứng quy hoạch từng cụm công nghiệp (bao gồm: Tên, địa điểm, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, ngành nghề hoạt động, khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài cụm công nghiệp, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật; nhu cầu thuê đất, thuê lại đất của cụm công nghiệp, các yếu tố thuận lợi và khó khăn);
  • Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường của các cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn; dự báo tác động, đưa biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch;
  • Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp; các giải pháp về cơ chế, chính sách và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; phương án tổ chức thực hiện quy hoạch;
  • Dự kiến danh mục quy hoạch các cụm công nghiệp theo các phương án; lựa chọn một phương án và thể hiện trên bản đồ quy hoạch (bao gồm: Tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, dự kiến tổng mức đầu tư HTKT, giai đoạn quy hoạch).

Điều kiện để thành lập cụm công nghiệp


Điều kiện để thành lập một cụm công nghiệp gồm những gì?
Điều kiện để thành lập một cụm công nghiệp gồm những gì?

Các điều kiện được quy định trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp được đưa ra bao gồm:

  • Thứ nhất: Cần phải có chủ đầu tư để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cho một cụm công nghiệp.
  • Thứ hai: Phải có khả năng sau 1 năm lấp đầy doanh nghiệp hơn 30% .
  • Thứ ba: Những người có tư cách pháp lý như hợp tác xã doanh nghiệp, có năng lực và kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng HTKT. Doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực và kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng HTKT;
  • Cuối cùng: Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp phải đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.

Trình tự để thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

Khi muốn thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp, doanh nghiệp hay hợp tác xã phải có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng HTKT có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp, gửi đến UBND cấp huyện.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, UBND cấp huyện chủ trì, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng HTKT lập 8 bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (ít nhất có 2 bộ hồ sơ gốc), gửi Sở Công Thương để chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức thẩm định.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Sở Công Thương hoàn thành thẩm định và báo cáo UBND cấp tỉnh việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập, mở rộng cụm công nghiệp không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi UBND cấp huyện bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được một bộ hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và báo cáo thẩm định từ Sở Công Thương, UBND cấp tỉnh ra quyết định hoặc không quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương một bản.

Với trường hợp cụm công nghiệp thành lập hay mở rộng có điều chỉnh diện tích lớn hơn 5 ha so với quy hoạch đã được thỏa thuận trước đó thì UBND cấp tỉnh phải có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt.

Các cụm công nghiệp lớn ở Việt Nam

Một số cụm công nghiệp ở nước ta:

  • Cụm công nghiệp Tiên Tiến (tại Hòa Bình)
  • Cụm Công nghiệp Bạch Hạc ( tại Phú Thọ)
  • Cụm Công nghiệp Đồng Lạng (tại Phú Thọ)
  • Cụm công nghiệp Khánh Thượng (tại Ninh Bình)
  • Cụm công nghiệp Đồng Hướng ( tại Kim Sơn, Ninh Bình)
  • Cụm công nghiệp Thắng Công (tại Bình Định)
  • Cụm công nghiệp An Mơ (tại Bình Định)
  • Cụm công nghiệp Thượng Ninh (huyện Như Xuân, Thanh Hóa)

Lời kết

Các cụm công nghiệp được hình thành, phát triển tạo cơ hội và giải quyết vấn đề về việc làm cho rất nhiều người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết đến quý bạn đọc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước