meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chế tài là gì? Những loại chế tài mà bạn cần phân biệt

Thứ hai, 05/09/2022-08:09
Nếu như bạn là một cá nhân học luật thì hẳn là khái niệm chế tài không còn quá xa lạ với bạn, tuy vậy thì với sự phức tạp và đa dạng trong thuật ngữ trong ngành này mà chế tài vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người, nhất là những người mới nhập môn Luật học, hãy cùng theo dõi thêm về kiến thức xung quanh khái niệm chế tài với bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm chế tài

Ý nghĩa phổ biến của chế tài là một biện pháp trừng phạt đối với những hành vi làm trái với pháp luật. Chế tài dân sự, chế tài hình sự chính là những từ ngữ mà chúng ta vẫn thi thoảng đã nghe qua trong cuộc sống. Mặc dù vậy thì khi tìm hiểu về một thuật ngữ, khái niệm và định nghĩa đúng đắn nhất về khái niệm của chế tài là gì cũng như vô cùng cần thiết.


Thuật ngữ chế tài được xem là một trong ba bộ phận, bên cạnh quy định cấu thành nên quy phạm pháp luật cùng với giả định.
Thuật ngữ chế tài được xem là một trong ba bộ phận, bên cạnh quy định cấu thành nên quy phạm pháp luật cùng với giả định.

Nguồn gốc của cụm từ chế tài

Thuật ngữ chế tài được xem là một trong ba bộ phận, bên cạnh quy định cấu thành nên quy phạm pháp luật cùng với giả định. Trong tiếng Anh, ba bộ phận này được ghi chú là chế tài “sanction", giả định “hypothesis", quy định “disposition". Trong cả tiếng Anh và tiếng Nga, sanction được hiểu là một sự trừng phạt. Nếu thế thì có thể nói, thuật ngữ chế tài theo nghĩa gốc của nó là một sự trừng phạt, trừng trị đối với một hành vi vi phạm nhất định nào đấy.

Mặt khác, trong tiếng gốc Latin, chế tài “sanction" lại là “sanctio", xuất phát từ động từ “sancrire", được hiểu là một cách thiết lập một luật nào đó. Từ phương diện này, có thể hiểu thuật ngữ chế tài chính là một kiểu luật lệ hay một sắc lệnh cụ thể nào đó, chúng đều được sử dụng vô cùng phổ biến trong pham vi những giáo hội, nhà thờ và nói chung là ở phạm trù tôn giáo. Hiện nay, trong tiếng Pháp và tiếng Anh thì từ “sanction" cũng được mang hàm ý như một sự chuẩn y, phê chuẩn một luật lệ nào đó.

Tổng quan thì ở trong mỗi một hoàn cảnh khác nhau, ở mỗi một quốc gia khác nhau và hệ thống luật lệ của những quốc gia khác nhau, chế tài cũng sẽ mang trong mình những ý nghĩa, khía cạnh khác nhau. Mặc dù sự trừng phạt chính là ý nghĩa phổ biến của chế tài, nhưng ở đất nước ta, chế tài còn mang một ý nghĩa khác. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết ý nghĩa đó là gì.

Khái niệm của thuật ngữ chế tài là gì?


Từ phương diện này, có thể hiểu thuật ngữ chế tài chính là một kiểu luật lệ hay một sắc lệnh cụ thể nào đó.
Từ phương diện này, có thể hiểu thuật ngữ chế tài chính là một kiểu luật lệ hay một sắc lệnh cụ thể nào đó.

Trong nhiều tài liệu được quy định về định nghĩa của thuật ngữ này trong lĩnh vực pháp luật, thì chế tài đã được xem là một trong ba bộ phận cùng với những quy định và giả định cấu thành nên một quy phạm pháp luật.

Chế tài chính là một bộ phận quy định nên mọi hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái với pháp luật, chế tài hoạt động trên cơ sở những quy tắc xử sự chung đã được ghi ở hai phần còn lại trong quy phạm về pháp luật.

Tuỳ thuộc vào những đặc điểm cũng như lợi ích do pháp luật bảo vệ, những mức độ thiệt hại, tính chất của những hành vi phạm tội cũng như những vấn đề liên quan khác thì chế tài sẽ được áp dụng theo nhiều trường hợp khác nhau, theo nhiều mức độ không giống nhau có thể tăng cao hơn hoặc giảm nhẹ đi chế tài.

Trong hình sự thì có những hình thức chế tài trừng trị, trong dân sự, hành chính, chế tài có hình thức khôi phục lại trạng thái pháp lý ban đầu trong kinh tế, hành chính, dân sự, chế tài sẽ có những hình thức bảo vệ và bảo đảm.

Được xem là quan trọng và không thể thiếu trong những bộ phận cấu thành nên một quy phạm pháp luật, thực hiện được việc áp dụng chế tài có những ý nghĩa lớn lao trong việc đảm bảo tính nghiêm minh, trật tự, an toàn của xã hội và pháp luật. Là sự thể hiện thái độ với những trường hợp vi phạm pháp luật của Việt Nam. Nếu chế tài được thực hiện một cách đúng đắn là một sự phòng ngừa, ngăn chặn, răn đe, giáo dục cho xã hội về việc tuân thủ được pháp luật, cũng là mang lại hiệu quả cao trong mục đích xây dựng, hoàn thiện cũng như phát triển về nhiều mặt của đất nước.


Chế tài đã được xem là một trong ba bộ phận cùng với những quy định và giả định cấu thành nên một quy phạm pháp luật.
Chế tài đã được xem là một trong ba bộ phận cùng với những quy định và giả định cấu thành nên một quy phạm pháp luật.

Chế tài áp dụng những quy phạm pháp luật nào?

Trong phần nói về khái niệm của chế tài là gì, bạn cũng đã được thông tin về việc áp dụng chế tài không phải là việc đơn giản. Vì nó còn phụ thuộc vào mức độ, tính chất, đặc điểm của từng trường hợp vi phạm cụ thể. Cũng giống như việc đề cập tới những hình thức của chế tài, trên thực tế và những hình thức đã nêu ở phần một cũng trên những cơ sở căn cứ tính chất, lĩnh vực, hành vi trong từng trường hợp.

Những hình thức chế tài còn có thể được nâng lên hoặc hạ thấp xuống nhờ vào những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nặng nhẹ ra sao. Hầu như theo những quy định thì việc tăng hoặc giảm nhẹ đi khi áp dụng những chế tài sẽ phụ thuộc chủ yếu vào những mức độ thiệt hại và nhiều vấn đề khác liên quan tới hành vi phạm pháp.

Nếu như vậy thì tính từ bản chất của chế tài thì chúng ta có thể sẽ thấy những chế tài sẽ đều có thể được xem xét cũng như áp dụng cho mọi hành vi phạm tội trên nhiều khía cạnh gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, xã hội,... ở từng những giai đoạn hoặc thời điểm cụ thể.

Những thông tin về những loại chế tài

Tìm hiểu về chế tài là gì và việc cần thiết phải tìm hiểu chi tiết những loại chế tài cụ thể trong đó. Những loại chế tài thường gặp chủ yếu gồm 4 loại chế tài chính đó là chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài thương mại và chế tài dân sự. Hãy cùng tìm hiểu về những loại chế tài này dưới đây:

Chế tài hành chính

Loại chế tài đầu tiên quan trọng cũng như phổ biến và thường gặp nhất thì có lẽ đó chính là chế tài hành chính. Thì vậy nên chế tài là gì và liên hệ với những khái niệm về chế tài và chúng ta có thể sẽ dễ dàng kết luận rằng chế tài hành chính là những hình phạt, sự răn đe nghiêm khắc của pháp luật với nhiều hành động, hành vi được xem là vi phạm pháp luật về mặt hành chính trong xã hội.

Bình thường, chế tài hành chính thường được Nhà nước quy định cũng như áp dụng với những cá nhân, chủ thể, tổ chức có những hành vi vi phạm pháp luật với những quy định quản lý Nhà nước và nhưng chưa hề tới mức nặng để có thể truy cứu những trách nhiệm hình sự và cũng chưa thể định danh là tội phạm vi phạm pháp luật được.

Tuy vậy thì hiện nay, với nhiều quy định về những biện pháp, quy tắc, hình thức xử phạt về việc hành chính thì dường như đang có rất nhiều lỗ hổng. Vậy nên, nhiều nhận định cho thấy rằng việc quy định trong phạm vi hình thức chế tài hành chính trong nước mình hiện nay còn đang có rất nhiều sự bất cập cần phải được điều chỉnh lại.

Chế tài hình sự


Chế tài chính là một bộ phận quy định nên mọi hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái với pháp luật.
Chế tài chính là một bộ phận quy định nên mọi hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái với pháp luật.

Khi cá nhân hoặc chủ thể có nhiều hành vi vi phạm tới những luật lệ, quy tắc, quy định trong bộ luật hình sự sẽ phải chịu đựng vô cùng nhiều những hậu quả về hình phạt và những hậu quả của hình phạt đó gọi là chế tài hình sự.

Cũng như chế tài nói chung thì việc chế tài hình sự chính là một trong ba bộ phận cấu thành nên những quy phạm pháp luật hình sự. Tùy thuộc vào những đối tượng, mức độ nghiêm trọng, tính chất của những hành vi vi phạm pháp luật mà những hình phạt trong chế tài có thể sẽ được áp dụng và giới hạn không hề giống nhau. Những quy phạm pháp luật hình sự có những quy định về chế tài hình sự và được áp dụng với những cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tội hình sự.

Chế tài dân sự

Không giống với những chế tài hình sự, chế tài hành chính thì chế tài dân sự chính là những hình phạt cưỡng chế và những hậu quả về mặt pháp lý mang những tính chất bất lợi, tuy vậy thì ngoài mong muốn của nhiều cá nhân trong quan hệ dân sự sẽ thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì còn gọi là việc thực hiện những nghĩa vụ dân sự không đúng.

Bình thường, những sự tranh chấp và những quan hệ liên quan tới tài sản và đất đai liên quan tới phạm trù của chế tài dân sự. Ví dụ như việc bồi thường những thiệt hại, khôi phục tình trạng ban đầu, sửa chữa hoặc cũng có thể là những sự cưỡng chế chế tài dân sự khác, buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, buộc phải xin lỗi.

Chế tài thương mại

Chế tài còn bao gồm cả những việc áp dụng những hình phạt cho nhiều hành vi vi phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực như giao thương, kinh tế. Lúc này thì chế tài đã được xếp loại vào phân loại chế tài thương mại. Đây được xem là loại chế tài thường gặp phải nhất trong xã hội của chúng ta. Vì những hoạt động kinh doanh như thỏa thuận kí kết hợp tác và hợp đồng với nhau thì không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột từ đó dẫn tới những tranh chấp cá nhân cũng như tập thể.

Trong luật thương mại năm 2005 đã có những quy định cụ thể về 6 loại chế tài thương mại sẽ được áp dụng tùy vào mỗi trường hợp cụ thể khác nhau bao gồm bắt buộc việc phải thực hiện đúng những hợp đồng, bồi thường thiệt hại, đình chỉ thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng.


Những loại chế tài thường gặp chủ yếu gồm 4 loại chế tài chính đó là chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài thương mại và chế tài dân sự.
Những loại chế tài thường gặp chủ yếu gồm 4 loại chế tài chính đó là chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài thương mại và chế tài dân sự.

Những công việc cụ thể liên quan tới những kiến thức về chế tài

Khi tìm hiểu về những kiến thức và thông tin xoay quanh những khái niệm về chế tài là gì thì chúng ta có thể thấy được chế tài là một trong những cẩm nang thông tin bắt buộc liên quan rất nhiều tới luật pháp. Trên thực tế thì những cá nhân làm việc liên quan hoặc trong ngành luật hầu như phải hiểu rõ được về chế tài cũng như nhiều loại chế tài khác nhau. Để hiểu được chế tài là gì thì sẽ giúp rất nhiều cho bạn trong việc nhận thức rõ ràng hơn về việc khi nào nên áp dụng những loại chế tài cụ thể khác nhau cho từng trường hợp, đối tượng, hành vị riêng biệt khác nhau.

Về việc làm thường xuyên liên quan tới những chế tài khác nhau có thể đề cập tới những vị trí như luật sư tư vấn những chế tài dân sự, hình sự, chuyên viên đại diện cho pháp luật tại những doanh nghiệp tư vấn về chế tài hành chính, doanh nghiệp. Hoặc một vài vị trí khác như kiểm sát viên, trợ lý thẩm phán, những công việc tại cơ quan hành pháp, đơn vị hoạt động trong ngành luật.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm chế tài, những thông tin liên quan tới chế tài nói riêng và ngành luật nói chung cũng như biết thêm về những vấn đề việc làm, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

9 giờ trước

Công khai người đấu giá cao rồi bỏ cọc: Chưa đủ sức răn đe

9 giờ trước

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

9 giờ trước

Giá vàng nhẫn “nóng bỏng”: Liệu có can thiệp bình ổn như vàng miếng?

9 giờ trước

Tranh cãi chuyện đánh thuế bất động sản để chặn đầu cơ

9 giờ trước