Chân dung Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương: Quyết theo đuổi ngành Thần kinh học để thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Daniel Niederer - "Cha đẻ" thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ SevenFriday: Hãy sống tràn ngập năng lượng và niềm vui như mỗi ngày đều là thứ SáuDoanh nhân Tôn Thạnh Nghĩa - CEO Tôn Văn: Tài sản quý giá nhất là khả năng ứng biến và sáng tạoDoanh nhân Đặng Thanh Định - Nhà sáng lập kiêm CEO Nerman: Tỷ lệ khách hàng quay lại là vấn đề thiết yếu chứ không phải chỉ bán hàng một lần là xongTheo tìm hiểu, Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương là trưởng bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Cùng với đề án nghiên cứu về kỹ thuật phát hiện sớm bệnh Alzheimer (đây là bệnh gây chứng giảm trí nhớ ở người già) qua việc sử dụng dấu ấn sinh học có trong huyết tương là protein p-tau 217 thì nữ Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương là 1 trong 3 nhà khoa học đã vinh dự nhận Giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science).
Vào năm 2020, Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương chính là nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Early Career Award từ phía Tổ chức quốc tế nghiên cứu về khoa học thần kinh. Thời điểm trước đó, vào năm 2012, Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương cũng đã giành được học bổng nghiên cứu sinh chuyên ngành thần kinh học ở trường Đại học danh giá Stanford (Mỹ). Và sau khi vừa hoàn thành được luận án tiến sĩ vào năm 2018, nữ Tiến sĩ cũng đã quay trở lại Việt Nam và đã lựa chọn công việc giảng dạy cũng như nghiên cứu ở Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Quan Nghị Hồng: Khởi nghiệp từ cửa hàng mì cay nhỏ đến đế chế lớn mạnh với 300 nhà hàng
Được biết, từ cửa hàng đầu tiên năm 1995 với vỏn vẹn 57m2 thì Quan Nghị Hồng cũng đã có thể phát triển thương hiệu Jiumaojiu trở thành đế chế lớn mạnh với hơn 300 cửa hàng với 5 thương hiệu lớn chỉ nhờ vào việc nắm bắt được điều này.Olivier Giroud, gã lãng tử đá bóng hay và cuộc sống sang chảnh của một doanh nhân nhạy bén
Với vẻ bề ngoài lãng tử, Olivier Giroud được ví von là “nam thần” của bóng đá Pháp, là cầu thủ số một trong tim các fan nữ. Và trong giới cầu thủ tại xứ lục lăng, có lẽ anh cũng là số một về khoản kinh doanh đa ngành đa nghề.Nỗ lực thay đổi chăm sóc sức khỏe tâm thần Việt Nam
Nói về con đường đến với nghiên cứu khoa học, chị Hà Thị Thanh Hương cho biết: “Trong gia đình, ba mẹ tôi đều là giáo viên. Mẹ tôi dạy Sinh học còn ba tôi dạy Hóa học. Từ nhỏ, tôi đã được tiếp xúc với kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội nhưng đến những năm cấp 2, tôi vẫn chưa có định hướng theo nghiên cứu”.
Và cho đến cách đây 15 năm, trong gia đình của chị có người thân bị trầm cảm. Cũng trong suốt quá trình theo người thân đi thăm khám cũng như chữa trị thì chị cũng đã nhận thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam khi đó vẫn còn kém. Thậm chí là khi đến bệnh viện lớn như bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh thì bác sĩ vẫn chưa có công cụ để có thể chẩn đoán cũng như chữa trị bệnh một cách chính xác.
Khi lên cấp 3 thì chị đã học lớp chuyên sinh sau đó là quyết định theo học về Khoa học thần kinh để có thể hiểu hơn về cách mà não bộ hoạt động. Điều này nhằm mục đích có thể nghiên cứu phương pháp chẩn đoán chữa bệnh một cách hiệu quả hơn về tâm thần cũng như thần kinh.
Chị Hà Thị Thanh Hương cho hay, năm cấp 3 bản thân đã chưa nghĩ đến chuyện đi du học. Nhưng khi quyết định học ngành Thần Kinh học thì chị cũng nhận thấy bắt buộc phải đi du học. Lý do là vì Việt Nam chỉ dạy ngành này theo hướng đào tạo bác sĩ còn bản thân của chị cũng chỉ muốn nghiên cứu về khoa học mà thôi.
Khi lên đại học thì chị cũng đã bắt đầu tìm hiểu các chương trình đào tạo về Thần kinh học ở nước ngoài. Chị Hà Thị Thanh Hương cũng biết có nhiều trường tốt, không chỉ ở Mỹ hay Singapore mà còn ở Đức và Úc. Nhưng khi đó thì chị quan tâm đến một chủ đề đó là các yếu tố di truyền, cụ thể là các protein phân tử sinh học có ảnh hưởng lên cơ chế phát bệnh như thế nào. Ở trên thế giới cũng chỉ có một số giáo sư đang nghiên cứu về chủ đề này, trong đó thì Đại học Stanford cũng có nhiều nhóm nghiên cứu nhất. Chính vì thế mà chị Hà Thị Thanh Hương đã nộp hồ sơ và được Stanford nhận.
Nữ Tiến sĩ này nói thêm rằng, trước khi đi du học thì chị cũng đã có ý định là trở về rồi. Cũng bởi vì động lực đi du học của chị là mong muốn có thể thay đổi cách mà xã hội hiểu về sức khỏe tâm thần để cho mọi người biết rằng tâm thần đó là bệnh lý chứ không phải là do người bệnh muốn như thế. Ở trong não của những người bệnh thực sự chỉ có sự thay đổi về các phân tử, các hóa chất từ đó khiến cho người bệnh có thể thay đổi cách suy nghĩ cũng như cư xử, hành động khác đi so với thời điểm trước khi bị bệnh. Các bác sĩ lúc này cũng cần sử dụng phương pháp chính xác ở trong quá trình chẩn đoán cũng như theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.
Chị Hà Thị Thanh Hương nói rằng: “Bạn không thể đơn thuần là khi gặp một người trầm cảm mà nói là bớt trầm cảm hay như bớt buồn bã đi hoặc gặp một bệnh nhân rối loạn lo âu thì bảo họ bớt lo âu đi. Nó cũng tương tự với việc bạn gặp một bệnh nhân Alzheimer và nói rằng họ hãy cố gắng nhớ. Bởi vì họ thực sự không thể làm được như vậy. Tôi mong muốn về Việt Nam để có thể thay đổi quan điểm đó, cũng như đóng góp sức mình vào quá trình thay đổi”.
12 năm nghiên cứu cùng vô số lần bỏ việc vì khó
Nói về khó khăn trong quá trình làm nghề, chị Hà Thị Thanh Hương cho hay, lúc mới học nghiên cứu sinh chính là khoảng thời gian bản thân khá chật vật. Bởi vì chuyên ngành đại học của chị chính là Công nghệ sinh học, còn lên nghiên cứu sinh thì học bằng tiếng Anh. Cả hai chuyên ngành này hoàn toàn khác nhau và hai ngôn ngữ cũng khác nhau nên chị cũng mất một thời gian để có thể thích nghi.
Và đề tài nghiên cứu sinh của chị cũng yêu cầu về mặt kỹ thuật, cũng có những kỹ thuật mới liên quan đến sinh lý và tế bào hay cũng có khi chị phải thực hiện những thao tác chi tiết như mổ động vật, soi kính hiển vi. Những kỹ thuật này cũng đòi hỏi bản thân cần phải dành thời gian miệt mài luyện tập để có thể thành thạo và sau đó mới có thể làm được thí nghiệm chỉn chu, bài bản cũng như trả lời được những câu hỏi nghiên cứu có tính thiết thực.
Khi được hỏi “Khó khăn như vậy, đã khi nào chỉ muốn từ bỏ công việc nghiên cứu này chưa”, chị Hà Thị Thanh Hương cho rằng cũng có, có nhiều khoảnh khắc chị muốn bỏ cuộc vì nghề này khó. Công việc nghiên cứu khó về mặt kỹ thuật, nhiều lúc khó khăn về mặt kinh tế và cũng có khi làm chị thấy nặng nề mà không biết phải giải quyết như thế nào.
Điều quan trọng là chị có những người bạn, người thân trong gia đình hiểu và ủng hộ. Lựa chọn đi theo con đường này cũng để có thể hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm thần cũng như thần kinh nhưng chị cũng nhận thức được rằng bản thân của mình phải quan tâm đến sức khỏe của bản thân nữa.
Nói về động lực để vượt qua khó khăn, chị Hà Thị Thanh Hương nói rằng: “Tôi nghĩ đó vẫn là động lực ban đầu thôi - là mong muốn thay đổi thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam”.
Chia sẻ về sự ủng hộ của gia đình, nữ Tiến sĩ này nói rằng bản thân lập gia đình khi học tiến sĩ năm 2, may mắn chồng cũng làm nghiên cứu. Đó chính là lợi thế vô cũng lớn khi có người trong nhà hiểu được về tính chất của công việc và chị có thể trao đổi với chồng về những thí nghiệm khi cần.
Và bây giờ, thời gian biểu của chị ổn định hơn đó là 6 giờ sáng bắt đầu đi đến trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và về đến nhà là lúc 5, 6 giờ chiều. Tuy nhiên khi làm nghiên cứu sinh thời gian biểu rất biến động, có hôm thì chị cũng bắt đầu làm thí nghiệm đến cả sáng hôm sau. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh thì chị có em bé nữa, may mắn là được gia đình ở hai bên hỗ trợ nhiều.
Chia sẻ về thành tựu, chị Hà Thị Thanh Hương nói rằng thành tựu đáng nhớ nhất đó là khóa luận tốt nghiệp đại học. Chị cho hay, thời điểm đó bản thân rất may mắn khi được nhận vào phòng thí nghiệm của PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương. Chị cũng là một trong những người tiên phong về sinh học phân tử ở Việt Nam. Cô cũng giao cho chị đề tài liên quan đến dòng protein để sau đó có thể nghiên cứu ra một bộ kit từ đó chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung. Chị cũng làm đề tài đó trong chỉ trong thời gian 2 tháng.
Đối với chị Hà Thị Thanh Hương, khóa luận tốt nghiệp này có nghĩa cho thấy là nếu tập trung thì có thể hoàn thành khối lượng công việc được giao làm trong 5 - 6 tháng chỉ với thời gian ngắn hơn nhiều. Đề tài cũng được hoàn thành xong sớm như thế là nhờ vào việc chị được các thầy cô chuyên ngành Công nghệ sinh học của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giảng dạy rất kỹ những kỹ thuật cần phải sử dụng khi tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp. Vậy nên khi đã trở thành giảng viên thì chị cũng tâm niệm rằng nếu như muốn cho sinh viên thành công thì phải dạy các bạn những kỹ năng bài bản giống như chị đã được dạy ngày trước.
Nữ tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương chi biết thêm, lúc còn học nghiên cứu sinh thì không phải bỏ tiền túi để phục vụ cho công việc bởi vì được học bổng và Giáo sư ở Stanford có rất nhiều quỹ nghiên cứu. Nhưng đến khi về Việt Nam trong những giai đoạn đầu thì có khoảng 1 - 2 năm đầu chị phải bỏ tiền túi khá nhiều và nói đúng hơn là trích tiền lương của mình. Bởi vì khi đó chị chưa có nguồn quỹ nào, trong khi để có thể xin quỹ thì phải có được một số dữ liệu sơ khởi. Chính vì thế mà chị Hà Thị Thanh Hương đã phải bỏ tiền túi để có thể thu được những dữ liệu này trong giai đoạn đó.