meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Cootmate Phạm Chí Nhu: Cần xác định gọi vốn để tăng trưởng chứ không phải gọi khi hết tiền

Thứ bảy, 20/05/2023-08:05
CEO Phạm Chí Nhu cho biết khi gọi vốn, cần xác định tư tưởng là gọi vốn để tăng trưởng, chứ không phải gọi khi hết tiền. Đồng thời, cần xem xét tiêu chí của quỹ đầu tư xem có phù hợp với doanh nghiệp mình hay không? Khi gọi vốn phải chuẩn bị kỹ lưỡng sổ sách, thông tin và phải hiểu doanh nghiệp của mình đến tận ‘chân tơ, kẽ tóc’…

Doanh số bùng nổ sau màn gọi vốn kịch tính

Quyết định bước chân vào thị trường thời trang nam vì nhận thấy tiềm năng của thị trường, tháng 3/2019, Phạm Chí Nhu cùng 2 người bạn đã lập ra Coolmate. Coolmate đi theo mô hình thương mại điện tử D2C (tức là cung cấp trực tiếp sản phẩm qua kênh trực tuyến). Sản phẩm Coolmate được sản xuất 100% tại Việt Nam. 

Nhóm bạn trẻ khởi đầu với một nhà kho 20m2 và một website bán hàng sơ khai, với các sản phẩm cũn khá cơ bản dành cho nam giới như áo thun, bít tất và đồ lót. Cho đến nay, sau 4 năm khởi nghiệp, Coolmate đã có sự tăng trưởng rất đáng kể.


Coolmate khởi đầu với một nhà kho 20m2 và một website bán hàng sơ khai, hiện đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ
Coolmate khởi đầu với một nhà kho 20m2 và một website bán hàng sơ khai, hiện đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ

Nhưng tại sao lại là Coolmate? Theo lý giải của anh Nhu, Coolmate là sự kết hợp giữa hai vế “cool” và “mate”. Với “cool”, thương hiệu mong muốn mang đến cho khách hàng một vẻ ngoài “cool” ngầu, mới mẻ và năng động. Với “mate”, họ sẽ trở thành người bạn đồng hành, thấu hiểu và là trợ thủ đắc lực của nam giới. CEO Phạm Chí Nhu cho rằng: “Càng cơ bản, sản phẩm càng dễ đến tay người tiêu dùng”. 

Dù vậy, trong thời gian 2 năm đầu, Coolmate cũng khá trầy trật với thị trường vì sản phẩm chưa có thương hiệu, cũng không có bộ phận thiết kế cùng nhà thiết kế thời trang dẫn đến sản phẩm có trong danh mục không đa dạng, chưa nhận được nhiều sự chú ý của khách hàng. Năm 2020, với chiến lược hợp tác với các KOL, đơn hàng đến với anh và cộng sự bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, phải đến khi sự xuất hiện của Coolmate trong mùa 4 Shark Tank thì thương hiệu thời trang này mời thực sự thu hút được sự quan tâm lớn của khách hàng. Phạm Chí Nhu gây chú ý khi có màn thương thảo khá căng thẳng với Shark Nguyễn Hòa Bình và anh đã chốt deal thành công khi huy động được 500.000 USD đổi lấy 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% advisory shares.

CEO Phạm Chí Nhu cho biết: “5 ngày bán hàng của Coolmate sau sự kiện Shark Tank mang về doanh số bằng cả năm 2019”. Cụ thể, doanh số của Coolmate trong 5 ngày tăng gấp 5 lần với hơn 30.000 sản phẩm được bán, lượt truy cập website tăng gấp 15 lần so với ngày thường.


CEO Phạm Chí Nhu tại lần gọi vốn ở chương trình Shark Tank
CEO Phạm Chí Nhu tại lần gọi vốn ở chương trình Shark Tank

4 tháng sau, Coolmate đã được 2 nhà đầu tư rót vốn thêm: Quỹ STIC (là một quỹ đầu tư đứng thứ 3 Hàn Quốc, từng đầu tư vào Tiki Việt Nam trong giai đoạn đầu) rót vốn 500.000 USD khi định giá công ty được 5 triệu USD; nhà đầu tư thứ 2 là Quỹ VIC Partner (giá vốn không cho phép tiết lộ).

Không chỉ vậy, năm 2022, Coolmate cũng đã nhận thêm 2,3 triệu USD cho vòng Series A từ GSR Venture. Theo đó, Coolmate cũng trở thành startup đầu tiên ở Việt Nam nhận vốn từ một quỹ đầu tư hàng đầu thế giới này. Vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của quỹ đầu tư Do Ventures.

Phạm Chí Nhu, CEO tại Coolmate, cho biết: "GSR Ventures là một quỹ đầu tư uy tín với dày dạn kinh nghiệm dẫn dắt các startup giai đoạn đầu trở thành unicorn (startup có định giá trên 1 tỉ USD). Do đó, tôi quyết định mở rộng vòng Series A để có cơ hội đồng hành cùng quỹ và học hỏi thêm những kiến thức quý báu, đưa doanh nghiệp phát triển”

Còn Allen Zhu, Giám đốc Điều hành tại GSR Ventures cho rằng: "Chúng tôi rất ấn tượng trước cách CEO Phạm Chí Nhu và đội ngũ Coolmate tận dụng công nghệ để chuyển đổi ngành bán lẻ truyền thống và phục vụ người tiêu dùng với các sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Coolmate là thương vụ đầu tư đầu tiên của GSR Ventures tại Việt Nam”.


Coolmate hợp tác với Shark Nguyễn Hòa Bình
Coolmate hợp tác với Shark Nguyễn Hòa Bình

Sau những hiệu ứng trên, có thể thấy doanh thu những năm đầu của Coolmate khá ấn tượng, năm 2020 đạt 39 tỉ đồng, đến năm 2021 sau khi tham gia Shark Tank doanh thu tăng gấp 3 lần năm trước đạt 137 tỉ đồng. Năm 2022 doanh thu đạt 290 tỉ đồng với hơn 1 triệu lượt giao hàng thành công, hơn 530.000 khách hàng, lượt truy cập trên website đã lên tới 1,5 triệu lượt/tháng. Xây dựng được 2 kho hàng cùng văn phòng lớn với tổng diện tích lên tới 3.000m2, trong đó kho cùng văn phòng ở TP.HCM rộng 700m2, ngoài Hà Nội rộng 1.300m2.

Khi gọi vốn, phải hiểu doanh nghiệp mình tới “chân tơ kẽ tóc”

Dòng tiền vẫn luôn là “mạch máu” của doanh nghiệp. Chia sẻ về câu chuyện này, Phạm Chí Nhu vẫn nhắc lại rằng, nếu không nhận được đầu tư thời điểm 2019, Coolmate có lẽ đã “chết”.

Anh Nhu cho hay: "Năm 2019, Coolmate hoạt động từ nguồn vốn góp 2 tỉ đồng như chỉ nửa năm sau đã tiêu hết tiền và phải góp thêm 1 tỉ đồng, thậm chí có lúc Nhu phải đi cầm sổ đỏ nhà để lấy 800 triệu cho công ty hoạt động. Hơn nữa, việc gọi vốn của Coolmate khi đó cũng không mấy thuận lợi vì mọi người vẫn đề cao mô hình B2B, chứ không phải B2C. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười khi chúng tôi tiếp cận được Quỹ 500 Startups - một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Silicon Valley. Nếu không được đầu tư thời điểm đó, Coolmate chắc chết lâu rồi.”t.


Đội ngũ Coolmate nhà đầu tư 500 Startup
Đội ngũ Coolmate nhà đầu tư 500 Startup

Chia sẻ về kinh nghiệm gọi vốn, anh Nhu cho rằng đầu tiên, cần tìm hiểu tiêu chí quỹ như thế nào hay cách lựa chọn quỹ giữa một rừng quỹ ra sao. Anh Nhu chia sẻ, nên xác định tư tưởng là gọi vốn để tăng trưởng, chứ không phải gọi khi hết tiền, vì thực tế đợi tiền về từ quỹ cần thời gian giải quyết các thủ tục và vấn đề liên quan.

Còn về tiêu chí gọi quỹ, theo anh Nhu, với 1-2 vòng đầu (seed), thì có thể gọi hết để tăng tỷ lệ thành công. Ngoài ra, khi được đầu tư bởi ai, nên ưu tiên hỏi họ về khẩu vị ngành, size đầu tư để xác định mức độ phù hợp: ngành hợp không, deal size ổn không, quỹ đó thích đầu tư giai đoạn của mình không, họ đầu tư vào giai đoạn grow mạnh hay như nào.

Chia sẻ thêm về lần gọi vốn tại Shark Tank - màn gọi vốn của một startup gọi được 500.000 USD trong thời gian nhanh nhất, nhưng cũng có màn ‘kỳ kèo’ gay cấn nhất, Phạm Chí Nhu cho biết quan trọng nhất là phải hiểu doanh nghiệp của mình đến tận ‘chân tơ, kẽ tóc’, để có thể trả lời trôi chảy và thuyết phục khi các Shark hỏi. Ngoài ra, trong quá trình gọi vốn với bất kỳ quỹ đầu tư nào, khi thuyết trình phải bản lĩnh, tự tin.

“Nếu mình nghĩ những con số mà mình đề nghị đầu tư đúng và xứng đáng, thì phải theo bảo vệ đến cùng”, Nhu nói.

Việc gọi được vốn là thành công, nhưng sử dụng đồng vốn thế nào để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn mới là điều quan trọng. Phạm Chí Nhu cho biết, với số vốn và sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures, Coolmate sẽ nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình, từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất mới, đến việc trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp về vải, may và nguyên phụ liệu quy mô lớn hơn và đa dạng hơn.


Phạm Chí Nhu cho biết, với số vốn và sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures, Coolmate sẽ nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình
Phạm Chí Nhu cho biết, với số vốn và sự hỗ trợ từ GSR Ventures và Do Ventures, Coolmate sẽ nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình

Về tầm nhìn, Coolmate cho hay họ vẫn bán áo thun, đồ lót và bít tất, và cũng có thêm khá nhiều các sản phẩm khác trong tủ đồ nam giới như các đồ mặc đi chơi, mặc đi làm, hay chơi thể thao. Ngoài ra, Coolmate cũng bán cả mũ, khẩu trang... và dịch vụ làm các sản phẩm in ấn theo yêu cầu; mô hình giao đồ lót định kỳ đầu tiên tại Việt Nam (dịch vụ CoolSub).

"Chắc chắn là chúng tôi sẽ không dừng lại ở những thứ đó. Coolmate sẽ mở rộng hơn các sản phẩm, dịch vụ xoay quanh nhu cầu của nam giới", Nhu nói.

Ngoài ra, cũng theo Phạm Chí Nhu, trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cùng với việc ngành dệt may nước nhà có cơ hội chuyển biến tích cực bằng việc quy tụ chuỗi giá trị thay vì hoạt động rời rạc, Coolmate sẽ tận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để hiện thực hóa mục tiêu doanh số năm 2022, tiến tới IPO vào năm 2025.

Thanh Long
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

19 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

19 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

19 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

19 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước