Cập nhật mới nhất thông tin quy hoạch thành phố Bỉm Sơn, Thanh Hóa
BÀI LIÊN QUAN
Thành phố Thanh Hóa sẽ có tên gọi mới?Thông tin về thị xã Bỉm Sơn
Bỉm Sơn là thị xã nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, đây được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng lực, đồng thời là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Nga Sơn và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Phía tây và phía nam giáp huyện Hà Trung
- Phía bắc giáp thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tọa độ địa lý của thị xã Bỉm Sơn ở 20°18’ – 20°20’ vĩ độ Bắc và 105°55’ – 106°05’ kinh độ Đông. Bỉm Sơn cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa 34km về phía Bắc, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, có Quốc lộ 1 chạy qua, tạo nên đầu mối giao thương rộng lớn với những tỉnh ở trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Thị xã Bỉm Sơn có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Bắc Sơn, Ba Đình, Đông Sơn, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung.
Thị xã Bỉm Sơn còn khá chậm trong việc phát triển đô thị, tiềm năng còn chưa có sự tương xứng với việc phát triển kinh tế. Trên địa bàn thị xã không có nhiều khu đô thị mà chủ yếu là khu dân cư cũ và khu dân cư được cải tạo.
Những dự án khu đô thị đang được triển khai và sắp được triển khai:
- Khu đô thị TNR Bỉm Sơn có diện tích 26Ha.
- Khu đô thị tây quốc lộ 1A xã Quang Trung diện tích 23Ha.
- Khu đô thị phía nam Bỉm Sơn diện tích 180Ha.
- Khu dân cư khu vực Nhà máy gạch Viglacera cũ phường Lam Sơn.
- Khu Đô thị phía Tây đường Bà Triệu, phường Bắc Sơn.
Tương lai định hướng phát triển sẽ sáp nhập huyện Hà Trung vào Bỉm Sơn để có thể mở rộng thị xã Bỉm Sơn và tiến đến việc thành lập thành phố sẽ diễn ra vào sau năm 2030 sau khi sáp nhập Bỉm Sơn có dư địa phát triển rất mạnh mẽ vì có được quỹ đất rộng lớn để phát triển.
Cụ thể là sau khi sáp nhập thì Bỉm Sơn có rất nhiều khu công nghiệp “khu công nghiệp Hà Long 1 và 2 , các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung cũ”, đường cao tốc Bắc Nam, đất để phát triển khu đô thị mới.
Và sau khi sáp nhập thì nhờ lợi thế cao tốc Bắc Nam và vị trí gần Hà Nội với thời gian di chuyển rút ngắn chỉ còn 1,5 tiếng thì Bỉm Sơn trong tương lai sẽ là địa phương thu hút nguồn vốn FDI rất mạnh nhờ dân số đông, diện tích đất rộng và nguồn nhân công dồi dào.
Thị xã Bỉm Sơn là đầu mối để kết nối với những vùng trọng điểm miền Bắc và miền Trung bởi lẽ đây là địa phương chuyển tiếp giữa Bắc và Trung.
- Đường 1A chạy qua thị xã dài 10Km.
- Đường sắt Bắc Nam chạy qua ga Bỉm Sơn, ga Bỉm Sơn là một ga lớn bao gồm cả ga hành khách và ga hàng hóa , có nhánh rẽ vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
- Đường cao tốc Bắc Nam đang xây dựng cách thị xã chỉ 4km và có đường nhánh lên xuống kết nối với cao tốc.
- Trục đường chính như: Trần Phú, Bà Triệu , Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Đường vào khu công nghiệp phía đông thị xã.
Có thể kể ra hàng loạt các tuyến giao thông trọng điểm sẽ được phát triển trong bán kính 5km xung quanh trung tâm Bỉm Sơn như:
- Tuyến cao tốc Bắc Nam (đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45)
- Tuyến cao tốc ven biển Quảng Ninh - Nga Sơn - Cà Mau
- Đường sắt cao tốc Bắc Nam
- Tuyến giao thông kết nối trực tiếp với thành phố Thanh Hóa rộng 34m theo định hướng phát triển khu quy hoạch hành chính và quy hoạch thành phố ven sông Tam Điệp của Bỉm Sơn tầm nhìn 2030
- ...
Đây sẽ là động lực phát triển mới trong thời gian gần của Bỉm Sơn giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu và định hướng quy hoạch thành phố Bỉm Sơn
Thị xã Bỉm Sơn định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025 sẽ phấn đấu trở thành đô thị loại III - thành phố đô thị công nghiệp hạt nhân của trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Hướng đến mục tiêu thành phố công nghiệp với tỷ lệ đô thị hóa đạt 100% và là cửa ngõ trung tâm của những tuyến giao thông trọng điểm trên toàn quốc.
Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội chính là nhiệm vụ bản lề trong công cuộc đưa Bỉm Sơn thực hiện hóa mục tiêu trên.
Bản đồ quy hoạch thành phố Bỉm Sơn
Bỉm Sơn là vùng đất có địa thế thấp dần từ Tây sang Đông, vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối. Địa bàn thị xã có ga Bỉm Sơn và một số điểm du lịch tâm linh như đền Sòng Sơn, đền Cô Chính,...
Về quy hoạch, bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Bỉm Sơn được xác định dựa theo bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.
Với động lực thúc đẩy sự phát triển, đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành thành phố đô thị loại III trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, chính quyền địa phương đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng với mục đích phát triển kinh tế xã hội, môi trường cải thiện nhằm thúc đẩy Bỉm Sơn tương lai sẽ là lá cờ đầu không chỉ của Thanh Hóa mà là cả nước về một thành phố công nghiệp kiểu mẫu.
Bài viết trên đây đã gửi đến bạn thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch thành phố Bỉm Sơn, mong rằng sẽ hỗ trợ hữu ích cho quá trình đưa ra lựa chọn đầu tư của bạn.