meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần bổ sung nguồn vốn để thị trường bất động sản phát huy tiềm năng

Thứ hai, 12/09/2022-07:09
Nếu được bổ sung nguồn vốn và đồng bộ chính sách, pháp luật thì thị trường bất động sản sẽ phát huy được tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thu nhập và việc làm cho nhiều người.

Dòng vốn dành cho thị trường bất động sản đang có vấn đề

Bàn về giải pháp khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính cho rằng, dù các kênh vốn trên thị trường hiện nay khá đa dạng như cơ bản các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Do vậy sau khi Ngân hàng Nhà nước có những động thái siết chặt tín dụng cho vay phục vụ kinh doanh bất động sản, không ít doanh nghiệp đã gặp khó.

“Để doanh nghiệp bất động sản phát triển, tham gia vào các dự án thì vai trò của dòng vốn vô cùng quan trọng. Nói đúng hơn “sự sống” của doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc chính vào dòng vốn”, PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Do vậy cùng với giải pháp phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp, ông Long đề xuất Bộ Tài chính cần chủ động phối hợp với các bộ ngành liên quan để hỗ trợ, kiểm soát cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường. Đặc biệt cần tháo gỡ điểm nghẽn, khung pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, có kế hoạch sử dụng vốn dẫ dàng phát hành trái phiếu.


Thị trường bất động sản hiện nay đang "khát" dòng tiền đầu tư.
Thị trường bất động sản hiện nay đang "khát" dòng tiền đầu tư.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thì đưa ra nhận định: Dòng vốn dành cho thị trường bất động sản ở Việt Nam đang có vấn đề nghiêm trọng.

TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích, tại nhiều quốc gia trên thế giới, dòng vốn của thị trường bất động sản đến từ 3 nguồn chính gồm: Tín dụng ngân hàng; trái phiếu doanh nghiệp hoặc vốn cổ phần. Ở Việt Nam, chúng ta có thêm một loại vốn từ một phần tiền trả trước của khách hàng. Thậm chí với nhiều doanh nghiệp, đây là dòng tiền quan trọng để dự án được triển khai đúng tiến độ.

Tuy nhiên, nhiều dự án mãi không thể triển khai do không có tiền giải phóng mặt bằng. Từ đó việc hoàn thành các thủ tục pháp lý chậm dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

“Bản chất thiếu hụt nguồn cung chính là thiếu dòng vốn. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn. Chưa kể, nếu thị trường bất động sản ì ạch cộng với việc giải ngân vốn đầu tư công thì không tương lai gần doanh nghiệp lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa”, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chia sẻ.


Nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.
Nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

Trong các khuyến nghị chính sách, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng đề nghị các doanh nghiệp bất động sản, môi giới cần chấm dứt việc tạo sóng, thổi giá để đưa giá cả về mặt bằng thật, tạo lòng tin cho nhà đầu tư khi “rót” tiền vào lĩnh vực này.

Thị trường bất động sản chưa phát huy hết thế mạnh

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế La Văn Thái đặt ra vấn đề: Hiện nay nhiều dự án đang vướng mắc về vấn đề pháp lý và rất cần cơ quan chức năng có giải pháp tháo gỡ. Còn về nguồn vốn, ông Thái kiến nghị Chính phủ bổ sung nguồn vốn nội lực và nguồn vốn vay cho doanh nghiệp để thị trường bất động sản phát huy được tiềm năng vốn có. Bởi lẽ nếu nghẽn dòng vốn bất động sản sẽ làm giảm nhiệt thị trường, mất cân đối cung cầu (cung thì không thể tăng còn cầu chẳng thể giảm). Chưa kể, các dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường giảm kéo theo nợ xấu, ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế, phát triển xã hội.


Thị trường bất động sản trong thời gian qua chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh.
Thị trường bất động sản trong thời gian qua chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh.

“Hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa sửa đổi kịp thời dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như phát triển dự án. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch tổng thể phát triển khu đô thị mới nhưng lại có rất nhiều thủ tục hành chính, “giấy phép con” gây trở ngại cho doanh nghiệp”, TS La Văn Thái thẳng thắn.

Vị chuyên gia kinh tế cũng nêu rõ: Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát. Sau dịch Covid-19, tốc độ hồi phục các ngành nghề khác đang khá tốt, chỉ riêng lĩnh vực bất động sản thì chững lại. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp khơi thông thị trường bất động sản hiện nay là rất cần thiết.

Nói về việc mới đây Ngân hàng Nhà nước thông báo đến các ngân hàng điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hạn mức, TS La Văn Thái đánh giá đây là động thái tích cực để “tiếp sức” cho lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng việc vay vốn từ ngân hàng sẽ cần thêm các công cụ tài chính để phù hợp với thực tiễn. Do vậy, khi hành lang pháp lý dành cho thị trường bất động sản chưa hoàn chỉnh thì nhiều khả năng từ nay đến hết năm 2022, thị trường bất động sản sẽ chưa thể phục hồi ngay.


Đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thiếu tính liên kết giữa các địa phương.
Đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thiếu tính liên kết giữa các địa phương.

Theo ông Thái, thị trường bất động sản trong thời gian qua chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, một số phân khúc chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Lĩnh vực đầu tư bất động sản công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn cục bộ ở một số vùng miền, chưa lan toả, thiếu tính liên kết giữa các địa phương trên cả nước.

Hiện nay nguồn tài nguyên đất đai còn lớn nhưng chưa được khai thác tối ưu, dẫn đến nhiều khu đất vàng bỏ hoang cả chục năm, nhiều dự án “đắp chiếu” chưa biết ngày triển khai. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp lại vô cùng hạn chế. Các quy trình, thủ tục pháp lý về đất đai, vận hành dự án vẫn chưa hoàn thiện, cơ chế và chính sách dành riêng cho bất động sản chưa thực sự rõ nét cũng khiến thị trường này chững lại.

Thuỳ Linh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước