meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cái khó của doanh nghiệp: Làm sao xây nhà ở xã hội khi lãi suất đang 14 - 15%/năm?

Thứ ba, 07/03/2023-15:03
Không chỉ phải vay lãi cao, mà thủ tục triển khai các dự án nhà ở xã hội vẫn còn vướng mắc tứ phía, các ưu đãi chỉ ở trên giấy… điều này khiến cho các doanh nghiệp ngán ngẩm, ngại vào tiền đầu tư. 

Khó xây nhà ở xã hội với lãi suất 14%/năm

Vốn cho bất động sản nhiều vẫn là câu chuyện nóng trong nhiều thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước hiện nay đang kiểm soát rất chặt vào tín dụng bất động sản, nhưng vẫn khuyến khích các ngân hàng thương mại tích cực cho vay dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh, đầu tư vào dự án nhà ở xã hội phải vay với lãi suất cao tương đương việc đầu tư nhà ở thương mại. 

“Chúng tôi đang phải vay vốn đầu tư nhà ở xã hội lãi suất 14%/năm. Với mức lãi suất này thì làm sao mà giá nhà giảm xuống được” - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Lê Thành - Ông Lê Hữu Nghĩa băn khoăn. 

Vị này cho rằng, không có ngân hàng nào đưa ra quy trình cho vay riêng với dự án nhà ở xã hội. “Chúng tôi đã vay lãi suất như bình thường. NHNN quy định, hệ số rủi ro với khoản vay NOXh chỉ 50%, còn hệ số này với nhà ở thương mại là 250%.Với chênh lệch lớn như vậy thì tại sao các ngân hàng không giảm lãi suất cho chúng tôi” - Ông Nghĩa đặt ra câu hỏi. 


Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Lê Thành - Ông Lê Hữu Nghĩa phát biểu
Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Lê Thành - Ông Lê Hữu Nghĩa phát biểu

Tại tọa đàm “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp” được tổ chức vào chiều ngày 6/2, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM Nguyễn Đức Lệnh khẳng định, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đang có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường bất động sản xuất những năm qua. 

Năm 2022, dư nợ tín dụng bất động sản đã chiếm 28% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM có mức tăng tín dụng khoảng 16%, cao hơn cả mức tăng trưởng trung của thành phố là 13,8%. Khoảng 70% là cho vay tiêu dùng và cho vay mục tiêu tự sử dụng, cá nhân vay mua nhà… Đánh giá chung cho thấy, ngành ngân hàng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. 

Ông Lệnh cho hay, TP. HCM đang thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của NHNN về các nhiệm vụ trọng tâm vào năm 2023, trong đó thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi 2% với những dự án NOXH, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường địa ốc phát triển theo định hướng… 

Tuy nhiên, với tín dụng BĐS vốn là trung và dài hạn, bản chất hoạt động ngân hàng thương mại lại là ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, với cơ cấu tín dụng như trên, ngành ngân hàng đã rất nỗ lực trước bối cảnh các kênh dẫn vốn đều gặp khó khăn. 

Do đó, cùng với vốn tín dụng ngân hàng, những kênh huy động vốn khác như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp cũng cần được khơi thông nhằm đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Cùng với đó, vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là thủ tục hành chính. Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM Lê Hoàng Châu khẳng định, hiện nay tới 70% khó khăn của doanh nghiệp địa ốc là thủ tục hành chính. 

Cùng chung quan điểm, ông Lê Hữu Nghĩa cho hay, đến cả các phân khúc được Chính phủ khuyến khích thực hiện là NOXH thì doanh nghiệp cũng rất khó khăn triển khai vì vướng thủ tục hành chính. Nếu không sớm gỡ rối, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ NOXH từ nay đến năm 2030 là rất khó. 

Cụ thể, ông Nghĩa cho rằng, các chính sách trong thời gian qua mới hỗ trợ người mua nhà (hỗ trợ lãi suất vay mua) song lại không hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng NOXH. Như vậy, người dân cũng không có nhà để mua, khoản vay hỗ trợ cũng không thể giải ngân theo kỳ vọng. 

Không để chính sách “quay xe” đột ngột

Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - PGS-TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề: Nếu lãi suất cho vay cao từ 15 - 16%/năm như hiện nay, làm sao các doanh nghiệp có thể sống được? Trong khi có các điều kiện khách quan và chủ quan khiến ngân hàng thương mại không thể hạ lãi suất. Đây là giai đoạn tiền khó và sẽ còn kéo dài. 

Trong bối cảnh này, điều then chốt sẽ là bơm vốn cho nền kinh tế qua kênh đầu tư công quá chậm khiến rất khó để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Việc giải ngân vốn cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hiện vẫn quá chậm. 


Khôi phục thị trường BĐS là một trong các nhiệm vụ hàng đầu hiện nay
Khôi phục thị trường BĐS là một trong các nhiệm vụ hàng đầu hiện nay

Về vĩ mô, cần có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích các khu vực kinh tế nội địa để có điều kiện tương đương với khu vực FDI, làm sao để ổn định lãi suất, không thể để quá cao như hiện tại. 

Cần tập trung cao vào việc tái cấu trúc hệ thống thị trường, gắn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giúp thị trường này phát triển bền vững hơn thông qua việc điều chỉnh Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, rà soát lại cơ chế giải ngân, giảm những thủ tục phức tạp. 

“Tôi cho rằng không nên hình sự hóa kinh tế, nhất là tránh việc “quay xe” chính sách đột ngột, làm cho doanh nghiệp lẫn cũng như bộ máy hành chính không dám hoạt động” - PGS-TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh. 

Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, phát triển bất động sản cũng là tạo động lực phát triển kinh tế. Khôi phục thị trường này là một trong các nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. 

Theo phản ánh của HoREA, hiện có tới 70% vướng mắc mà những doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải liên quan tới vấn đề pháp lý. Nếu đúng như vậy thì quan trọng nhất sẽ là giải quyết những vấn đề thể chế, pháp lý và thủ tục hành chính. 

Với điều kiện hiện tại, tâm lý sợ xuất hiện nhiều hơn, các bộ ngành đang có thêm nhiều hướng dẫn chồng chéo thì việc đưa ra các quy trình nhằm triển khai là rất cần thiết. Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành văn bản để quy định về vấn đề này. 

"Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nêu rõ chính sách tài chính, chính sách tiền tệ phải thật chắc và linh hoạt. Điều này đảm bảo đối phó với áp lực lạm phát ngày càng tăng. Những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc giãn, hoãn, giảm… cần phải tiếp tục” - Ông Lộc nói. 

Vẫn chưa thực hiện hóa ưu đãi cho nhà ở xã hội 

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhà ở xã hội đã có, nhưng theo các chủ đầu tư thì vẫn chưa nhận được các ưu đãi này. 

“Dự án nhà ở xã hội ít nhất sẽ mất 5 năm để hoàn thành. Lợi nhuận định mức tối đa là 10% giá trị đầu tư xây dựng, nghĩa là mỗi năm có lợi nhuận 2%, thấp hơn tiền gửi ngân hàng. Với khoản lợi nhuận này thì doanh nghiệp không muốn làm. Hơn nữa còn vô vàn thủ tục bị vướng mắc. 

Doanh nghiệp rất tâm huyết với nhà ở xã hội, nhưng việc triển lại dự án lại nhiêu khê từ đầu tới cuối, triển khai xong thì còn thanh kiểm tra rất lằng nhằng. Nhiều doanh nghiệp sau khi bị kiểm tra vài dự án NOXH không còn dám làm lại.Có doanh nghiệp đã bắt tay vào làm nhưng thấy vướng nhiều lại chuyển sang dự án nhà ở thương mại” - Ông Nghĩa nói ra thực tế.


Thể chế hiện nay vẫn khấp khểnh, không đồng bộ, nặng xin cho…
Thể chế hiện nay vẫn khấp khểnh, không đồng bộ, nặng xin cho…

Một số doanh nghiệp cho hay, trong thời gian qua, Chính phủ nhiều lần chỉ đạo quyết liệt trong việc khuyến khích xây dựng nhà ở xã hội.Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy văn bản nào tháo gỡ khó khăn về trình tự, thủ tục được ban hành, khiến các địa phương và doanh nghiệp không có căn cứ triển khai.

Đã có dự án NOXH mà doanh nghiệp phải gửi tới 50 văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng, song phải đợi hàng tháng trời vẫn chưa trả lời doanh nghiệp. 

Chia sẻ về những vướng mắc này, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, thể chế hiện nay vẫn khấp khểnh, không đồng bộ, nặng xin cho… nên cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

22 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

22 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

22 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

22 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước