Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra mác bê tông tươi và một số điều cần lưu ý
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ túi 05 kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt cho công trình bền đẹpCó nên đổ móng bằng bê tông tươi hay không? Kinh nghiệm và yêu cầu kĩ thuậtKiểm tra chất lượng bê tông tươi đúng cách và đạt tiêu chuẩnTại sao cần phải kiểm tra chất lượng bê tông tươi?
Bê tông là một hỗn hợp bao gồm các cốt liệu xây dựng như cát, đá, xi măng và nước trộn lại với nhau. Chất lượng của bê tông sẽ quyết định tới sự an toàn cũng như tuổi thọ của công trình. Do đó, bạn cần phải thực hiện các bước kiểm tra theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng bê tông đúng với yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn xây dựng.
Với sự cạnh tranh của thị trường ngày nay, việc các công ty bê tông sử dụng những nguồn vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng như: xi măng quá hạn, mác thấp hay cát có lẫn tạp chất hoặc kích thước không đúng với thành phần cốt liệu, đá độ cứng thấp,…
Một số sản phẩm chất lượng thấp kết hợp cùng với những sản phẩm chất lượng cao là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc nắm rõ và tuân theo quy trình kiểm tra chất lượng bê tông là một điều rất cần thiết và quan trọng.
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu của bê tông
Điều đầu tiên, trước khi ký kết hợp đồng cung cấp bê tông, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu được quyền tới tận nơi để kiểm tra và yêu cầu đơn vị phân phối bê tông xuất trình giấy tờ để chứng minh vật liệu đầu vào của lô hàng cấp cho công trình mình. Cụ thể:
Xi măng
Từng đợt nhập hàng sẽ tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý bao gồm: cường độ, độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết, độ mịn, độ ẩm thể tích và khối lượng riêng. Khách hàng khi mua sản phẩm nên yêu cầu nhà cung cấp xuất trình phiếu thí nghiệm chất lượng QA,QC. Bên cạnh đó, bạn có thể lưu lại mẫu để có thể tiến hành thí nghiệm đối chứng trong trường hợp cần thiết.
Đá và cát
Cũng như xi măng, đá và cát cũng được tiến hành thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý như thành phần hạt, cường độ, độ nén dập, thể tích, khối lượng riêng, hàm lượng bùn, bụi,… Bạn có thể yêu cầu giấy kiểm tra chất lượng và lưu lại mẫu để kiểm tra đối chiếu mỗi khi cần thiết.
Các cách kiểm tra chất lượng bê tông chi tiết
Trước tình hình có quá nhiều nhà cung cấp vật liệu xây dựng cụ thể là mác bê tông trên thị trường, bên cạnh những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng nhưng cũng có không ít những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Từ đó, khiến cho độ an toàn của những công trình trở thành một mối bận tâm lớn của đại đa số bộ phận người dân.
Chính tình trạng mác bê tông tươi kém chất lượng đã khiến cho nhiều người tiêu dùng hoài nghi và băn khoăn không biết có nên sử dụng loại vật liệu này hay không. Do đó, thấu hiểu tâm lý khách hàng mà trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn những cách kiểm tra bê tông tươi chất lượng một cách đơn giản:
Ép mẫu bê tông
Sau khi bê tông được ninh kết trong vòng 28 ngày, bạn tiến hành đưa mẫu bê tông có kích thước 150×150×150 mm vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu, từ đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông với đơn vị tính là MPa (N/mm²) hay daN/cm² (kG/cm²).
Theo tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam (TCVN 4453:1995), kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu trong mục 7.1.8 có nêu rằng:
“Cường độ bê tông sau khi kiểm tra trong thời gian 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được xem là đạt yêu cầu về thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ nhỏ hơn 85% mác thiết kế…”
Khoan lấy mẫu trực tiếp
Để tiến hành thực hiện phương pháp khoan lấy mẫu trực tiếp, các bạn cần chuẩn bị một chiếc máy khoan sau đó tiến hành lần lượt:
- Dùng máy khoan rút lõi để tiến hành khoan lấy mẫu bê tông cấu kiện cần kiểm tra
- Lấy dấu với mục đích gia công cắt phẳng 2 đầu mẫu khoan
- Đo đạc kích thước của mẫu khoan
- Kiểm tra thật kỹ lưỡng những thông số về đường kính và khoảng cách cốt thép trong từng mẫu khoan
- Capping mẫu khoan bằng việc sử dụng vật liệu chuyên dụng
- Kiểm tra độ phẳng, song song hoặc thẳng trục của 2 đầu capping
- Phân loại từng mẫu khoan theo mỗi cấu kiện và hạng mục công trình
- Đưa mẫu khoan vào máy để kiểm tra cường độ bê tông
- Gia tải từ từ với tốc độ trong khoảng từ 2 - 10 daN/cm2 cho tới khi mẫu bị phá hủy
Cách kiểm tra mác bê tông tươi đơn giản và hiệu quả
Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra mác bê tông tươi, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về cấu thành cũng như những thông số kỹ thuật cơ bản của bê tông tươi như: độ ẩm, xi măng, cát, thành phần nước, đá được pha trộn với nhau có đúng tỉ lệ hay không. Việc xác định độ sụt của bê tông tươi trước khi đổ bê tông là một bước cũng khá quan trọng.
Bê tông tươi có thời gian bê tông đạt mác 80% trong khoảng 3 ngày, còn bê tông bạn chọn để đạt đủ cường độ thì phải chờ xác định theo thời gian là 28 ngày tuổi của bê tông. Có một số cách để xác định mác của bê tông tươi bằng việc dùng súng bắn bê tông để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bê tông đạt được mác 150 mà bạn búa rồi gõ vào nó vỡ ra là không đúng, do đó có thể mác bê tông sẽ nhỏ hơn 150 bởi việc dùng súng kiểm tra mác bê tông dẫn tới sai lệch rất nhiều.
Một số cách kiểm tra mác bê tông tươi mà không phá hoại quy ước được chia thành hai nhóm sau: phương pháp cơ học bề mặt và phương pháp vật lý.
Phương pháp cơ học bề mặt
Đối với phương pháp cơ học bề mặt của kết cấu hoặc dùng mẫu thí nghiệm chịu một dạng nhất định bởi tác động cơ học. Đồng thời, cường độ của bê tông sẽ được đánh giá theo sức kháng cự mà bê tông chống lại những tác động ấy. Người ta thường dùng các dụng cụ hay thiết bị tương đối đơn giản nhằm tiến hành các thí nghiệm như vậy.
Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý là một cách kiểm tra mác bê tông tươi dựa trên sự đánh giá cường độ của bê tông theo tốc độ đi qua chúng của siêu âm hoặc theo sự ghi lại của những dao động và các đại lượng vật lý khác, đồng thời chúng được tiến hành nhờ dụng cụ vật lý phức tạp.
Với phương pháp vật lý sẽ cho phép người dùng xác định cường độ không chỉ của những lớp bề mặt mà của cả những lớp nằm sâu bên trong của bê tông. Từ đó, phát hiện ra các khuyết tật ở sâu trong cấu kiện đồng thời xuất hiện trong quá trình sản xuất và trong khai thác hoặc trong quá trình thí nghiệm để có thể đưa ra quyết định lựa chọn bê tông tươi đó hay không.
Tiếp theo, ta sẽ dựng các hệ chuẩn cùng với những phương pháp mà khi kiểm tra không phá hoại tới việc kiểm tra cường độ bê tông tươi thì chúng sẽ được tiến hành gián tiếp.
Thực tế, ta cần phải tiến hành không dưới 50 thí nghiệm sơ bộ để có được các quan hệ tin cậy và xác định độ chính xác của thí nghiệm. Có thể nói, khá tốn kém tiền bạc cũng như thời gian. Tuy nhiên, theo kết quả thí nghiệm người ta đã xác định trị số của sai lệch bình phương trung bình khi xác định cường độ của bê tông theo đường cong tiêu chuẩn và đảm bảo sự an toàn, độ chính xác khá cao.
Một số lưu ý quan trọng khi đổ bê tông tươi cần nắm được
Để trong quá trình sử dụng mác bê tông được hoàn thiện nhất, bạn cần nắm được một số lưu ý quan trọng sau đây:
Chú ý mác bê tông
Mác bê tông được quy định phải đạt tiêu chuẩn, với các mác bê tông thường gặp như: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 600. Trên thực tế, cường độ bê tông phát triển không đồng đều.Trong 3 ngày đầu, có thể đạt 40-50% mác xi măng và sau 7 ngày là 60-70%. Trong những ngày sau đó, cường độ còn chậm hơn nữa và cho đến 28 ngày đạt được 100% mác.
Cần chú ý khi đổ bê tông trên nền bê tông cũ
Để bê tông mới có độ bám dính tốt hay không bị thấp ở những vị trí giáp lai, phải chú ý làm sạch bề mặt bê tông cũ. Cần dùng đục tẩy hết các lớp vữa nhám ở trên bề mặt gần cốt thép bởi chúng không được đầm kỹ nên không gắn chắc thành khối.
Bên cạnh đó, cũng cần cạo bỏ những lớp vữa rộp, lớp vữa mặt trên mặt bong ra nếu có. Sau đó, chỉ cần xối nước mạnh để làm trôi các mảnh vụn, bụi xi măng rồi dùng nước xi măng loãng tưới lên toàn bộ các chân cột. Khi ấy, ta mới tiến hành đưa hộp cốp pha vào vị trí để tiếp tục tiến hành đổ bê tông.
Cần lưu ý vị trí đổ bê tông tươi
Cần đổ càng gần vị trí thực tế của vữa bê tông càng tốt nhằm tránh sự phân tầng. Bạn nên tham khảo cách đổ bê tông từng lớp theo phương ngang, mỗi lớp nên được đậm nện kỹ trước khi đổ lớp trên và phải được đổ liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông cứng.
Cần lưu ý đến yếu tố an toàn khi thi công bê tông tươi
Đây là giai đoạn dễ xảy ra các sự cố về mặt an toàn lao động. Chính vì vậy, khi thi công móng bạn cần kiểm tra xem hố móng được chống đỡ chắc chắn hay không để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Kết luận
Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây mà chúng tôi cung cấp quý bạn đã nắm được cách kiểm tra mác bê tông tươi cũng như những lưu ý quan trọng khi thi công.