meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tìm hiểu tất tần tật về mác xi măng từ A-Z

Thứ ba, 07/06/2022-10:06
Như bạn biết đấy, xi măng là một loại vật liệu vô cùng quan trọng trong xây dựng dân dụng. Thế nhưng mác xi măng là gì, cường độ chịu nén của mác xi măng thì có nhiều người chưa từng nghe tới hoặc không nắm rõ về khái niệm này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về các thắc mắc trên cũng như biết thêm một số kiến thức hữu ích khác nhé!

Mác xi măng là gì?

Nhắc tới mác xi măng là nhắc ngay tới cường độ chịu nén của xi măng. Kí hiệu của mác bê tông theo tiêu chuẩn cũ là chữ M, nhưng hiện nay ở các bản vẽ xây dựng chúng sẽ được ký hiệu chữ B. Khi đem vữa xi măng, cát và nước trộn hỗn hợp lại theo một tỷ lệ tiêu chuẩn sẽ tạo thành mác xi măng hay còn được biết đến là mác bê tông..

Tùy vào điều kiện cũng như những yêu cầu xây dựng đối với từng công trình khác nhau mà quy định về kích thước của mác xi măng sẽ không giống nhau. Để những tiêu chuẩn này được chính xác thì ta nên dùng hệ số chuyển đổi. 

Theo tiêu chuẩn xây dựng cũ tại Việt Nam (TCVN), mẫu thử nghiệm cường độ là mẫu bê tông khối với kích thước 200x200×200mm. Chúng tuân thủ  theo những điều kiện được quy định trong TCVN và được dưỡng hộ trong vòng 28 ngày sau kể từ khi gắn bê tông.

Sau đó, chúng được tiến hành đưa vào máy nén để đo áp lực nén của mẫu. Từ đó, độ bền nén của xi măng tạo thành mẫu bê tông được xác định theo các đơn vị là MPa (N/ mm²) hay daN/ cm² (kg/ cm²).

Trong xây dựng, bê tông chịu đựng nhiều ảnh hưởng từ các loại lực khác nhau tác động lên như: lực kéo, nén, uốn, trượt. Trong đó, lực nén là điểm tốt nhất của bê tông, do đó người ta lấy tiêu chuẩn chịu nén của bê tông nhằm đánh giá chất lượng. Chính vì vậy để chuẩn đánh giá chất lượng của xi măng tạo thành bê tông người ta thường lấy sức nén để làm tiêu chuẩn.





Mác bê tông hay còn được gọi với cái tên là mác xi măng 
Mác bê tông hay còn được gọi với cái tên là mác xi măng 

Cấp độ bền bê tông là gì?

Như đã nói trên, theo tiêu chuẩn mới tại Việt Nam, hiện nay không dùng ký hiệu mác bê tông là  M. Thay thế cho ký hiệu M đó là ký hiệu chữ B được định nghĩa là cấp độ bền của bê tông, chúng được xác định từ kết quả nén mẫu hình trụ. Tức là thay vì lấy mẫu lập phương thì người ta sẽ lấy mẫu hình trụ, sau đó tiến hành nén mẫu và cho ra kết quả cường độ chịu nén

Cấp độ bền bê tông hay còn được hiểu là con số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn là khối lập phương 15cm (được tính theo đơn vị MPa). Bê tông được chia thành các cấp độ bền như: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60…





Cấp độ bền bê tông hay còn được hiểu là con số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn là khối lập phương 15cm
Cấp độ bền bê tông hay còn được hiểu là con số lấy bằng cường độ đặc trưng của mẫu thử chuẩn là khối lập phương 15cm

Các loại mác xi măng phổ biến hiện nay

Vậy trên thị trường hiện nay có những loại mác xi măng nào? Mác xi măng được phân chia thành nhiều loại như: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600 với những mức giá và ý nghĩa khác nhau. Ví dụ với mác xi măng 200:

- Mác xi măng 200 được hiểu là mác xi măng tiêu chuẩn, chúng là ứng suất nén của mẫu xi măng với kích thước tiêu chuẩn được bảo dưỡng ở điều kiện đạt chuẩn với cường độ chịu nén 200kg/ cm2 trong 28 ngày.

- Cường độ chịu nén của mác xi măng 200 đó là: 90kg/cm2 so với 200kg/cm2

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại. Người ta đã có thể tạo ra các mẫu xi măng với cường độ lên đến 1000kg/cm2 một cách đơn giản.





Mác xi măng được phân chia thành nhiều loại khác nhau với ý nghĩa và mức giá khác nhau
Mác xi măng được phân chia thành nhiều loại khác nhau với ý nghĩa và mức giá khác nhau

Bảng tra mác xi măng

Để thuận tiện trong quá trình mua sắm và sử dụng, mời bạn đọc cùng tham khảo bảng tra mác xi măng chính xác mà chúng tôi cung cấp ngay dưới đây:

Mác xi măng

200

250

300

350

400

450

500

600

Cấp bền

B15

B20

B22.5

B25

B30

B35

B40

B45

Rtc

112

14

167

195

220

240

260

310

Rktc

11.5

13

15

16.5

18

19

20

22

Rn

85

115

130

145

170

192.5

215

250

Pk

7.5

8.5

10

10.5

12

12.7

13.4

14.5

Eb tự nhiên

240

265

290

300

325

345

360

375

Eb chưng hấp

215

240

260

270

300

312

325

340

Bảng quy đổi mác xi măng theo cấp độ bền

Nhằm phục vụ cho người đọc dễ hình dung ra mác xi măng trong xây dựng, bởi người ta đã quy đổi từ cách viết mác xi măng 100#, 200#,... thông thường thành cấp độ bền của bê tông với ký hiệu là B theo TCVN 5574:2012 cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B)

Cường độ chịu nén (Mpa)

Mác xi măng (M)

B3.5

4.50

50

B5

6.42

75

B7.5

9.63

100

B10

12.84

 

B12.5

16.05

150

B15

19.27

200

B20

25.69

250

B22.5

28.90

300

B25

32.11

 

B27.5

35.32

350

B30

38.53

400

B35

44.95

450

B40

51.37

500

B45

57.80

600

B50

64.22

 

B55

70.64

700

B60

77.06

800

B65

83.48

 

B70

89.90

900

B75

96.33

 

B80

102.75

1000





Bảng quy đổi mác xi măng theo cấp độ bền giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ hơn
Bảng quy đổi mác xi măng theo cấp độ bền giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ hơn

Cường độ chịu nén của mác xi măng 

Khi nhắc tới mác xi măng là nhắc đến cường độ chịu nén của một mẫu xi măng đã được ninh kết. Cường độ chịu nén của bê tông được định nghĩa là ứng suất nén phá hủy của bê tông, được tính bằng lực trên 1 đơn vị diện tích như kg/cm2 hoặc N/mm2. 

Trong xây dựng, ta thường chú ý tới cường độ chịu nén của bê tông, nhưng cường độ chịu kéo của bê tông rất thấp mà ta thường bỏ qua. Tuy nhiên, tại sao các kết cấu bê tông lại có thể chịu được sức uốn tốt. Bởi lẽ, ta đã sử dụng cốt thép, nhờ khả năng chịu kéo cao của thép nhằm bù đắp cho khả năng chịu kéo thấp của bê tông. 

Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, cụ thể là TCVN 3105: 1993, TCVN 4453: 1995, mẫu đo cường độ là mẫu bê tông hình khối có kích thước 150x150x150 mm theo tiêu chuẩn TCVN 3105: 1993. Chúng được dưỡng hộ trong vòng 28 ngày kể từ khi xi măng đã ninh kết. 

Chỉ khi xi măng phải chịu các tác động như chịu nén, kéo, uốn và trượt trong đó chịu nén là ưu thế quan trọng nhất thì mác bê tông mới được xác định kết cấu xây dựng.





Cường độ chịu nén của bê tông được định nghĩa là ứng suất nén phá hủy của bê tông
Cường độ chịu nén của bê tông được định nghĩa là ứng suất nén phá hủy của bê tông

Bảng cường độ chịu nén của mác bê tông

Dưới đây là bảng cường độ chịu nén của mác bê tông để quý bạn có thể tham khảo:

Cấp độ bền, độ chịu nén

Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn

Mác theo cường độ chịu nén

B3.5

4,50

M50

B5

6,42

M75

B7.5

9,63

M100

B10

12,84

M150

B12.5

16,05

M150

B15

19,27

M200

B20

25,69

M250

B22.5

28,90

M300

B25

32,11

M350

B27.5

35,32

M350

B30

38,53

M400

B35

44,95

M450

B40

51,37

M500

B45

57,80

M600

B50

64,22

M700

B55

70,64

M700

B60

77,06

M80

B65

83,48

M900

B70

89,90

M900

B75

96,33

M1000

B80

102,75

M1000

Hướng dẫn cách trộn mác bê tông theo đúng tỷ lệ

Bạn đã biết cách trộn bê tông sao cho đúng mác bê tông và theo tỷ lệ chuẩn hay chưa? Việc làm này không những giúp cho  bê tông đạt được chất lượng cao nhất mà còn khiến ta làm việc hiệu quả một cách tối đa.

Bê tông là một hỗn hợp bao gồm các loại vật liệu như: cát + đá + nước + xi măng. Nhưng làm thế nào để trộn chúng đạt đúng mác theo quy định? Hầu hết, trên các bao bì xi măng đều có ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông. Giả sử, ta lấy một thùng sơn 18 lít để làm tiêu chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:

  • Bê tông M200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá
  • Bê tông M250: 1 bao xi măng + 3,5 thùng cát + 6 thùng đá
  • Bê tông M300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá




Trộn mác bê tông theo đúng tỷ lệ chuẩn để chúng đạt được chất lượng cao nhất mà còn khiến ta làm việc hiệu quả một cách tối đa
Trộn mác bê tông theo đúng tỷ lệ chuẩn để chúng đạt được chất lượng cao nhất mà còn khiến ta làm việc hiệu quả một cách tối đa

Mách bạn cách chọn bê tông phù hợp với công trình của mình

Mỗi công trình kiến trúc đều được thiết kế và dựng bài bản ngày từ ban đầu. Do đó, loại mác bê tông đã được các kỹ sư kết cấu quyết định và đưa ra một sự lựa chọn thật kỹ càng. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc 2 loại bê tông thường được sử dụng phổ biến hiện nay, cụ thể là: bê tông trộn tay và bê tông thương phẩm.

Bê tông trộn tay

Bê tông trộn tay thường được ứng dụng trong các công trình dự án nhỏ hay xây dựng tòa nhà dân dụng dùng  khối lượng bê tông không lớn. Bê tông trộn tay khó có thể đảm bảo chất lượng bởi trong quá trình trộn cũng như đổ bê tông sẽ có nhiều yếu tổ ảnh hướng tới chất lượng của bê tông nhất là yếu tố con người.

Bê tông thương phẩm

Bê tông thành phẩm hay còn biết đến với tên gọi là bê tông tươi, chúng khác với bê tông trộn tay ở điểm được tính toán thiết kế và phân phối dựa vào những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khi chọn lựa và sử dụng bê tông thành phẩm bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng hay mác bê tông cũng như cấp độ bền của chúng.

Đối với những công trình nhỏ, không yêu cầu về kết cấu hay khả năng chịu lực cao thường sử dụng loại mác bê tông thấp: M15, M25, M25.

Đối với những công trình lớn hơn đòi hỏi kết cấu hay khả năng chịu lực lớn hơn nên sử dụng loại bê tông có mác cao hơn từ M300 trở lên, thường thì các loại này thuộc loại bê tông thương phẩm.





Việc lựa chọn bê tông trộn tay hay bê tông thương phẩm sẽ phụ thuộc vào công trình của bạn 
Việc lựa chọn bê tông trộn tay hay bê tông thương phẩm sẽ phụ thuộc vào công trình của bạn 

Kết luận

Như vậy, qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc mác xi măng là gì, cường độ chịu nén cũng như các cách chọn mác xi măng sao cho phù hợp. Mong rằng qua bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức quan trọng trong việc quản lý và xây dựng công trình của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

8 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

8 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

8 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

8 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

8 giờ trước