Các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada không phải nộp thuế thay người bán
BÀI LIÊN QUAN
Động thái mới nhất của Shopee - sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á: Sa thải nhân sự, nhiều thị trường bị cắt giảm hoạt động kinh doanhSo sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nayĐề xuất sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người bánTheo dantri.com.vn, Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/10/2022.
Nghị định 91 quy định “Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử”.
Các thông tin mà chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp gồm tên người bán hàng; số điện thoại liên lạc; mã số thuế/số định danh cá nhân/CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ; doanh thu bán hàng thông qua các chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.
Theo quy định, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu các sàn thương mại điện tử sẽ phải cung cấp thông tin định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau.
Như vậy, từ ngày 30/10/2022, các sàn thương mại điện tử không phải nộp thuế thay người bán mà chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.
Trước đó, trong tờ trình Chính phủ về việc sử đổi một số điều của Nghị định 126/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến phải khai thay và nộp thay thuế cho cá nhân kinh doanh để tránh thất thoát thuê. Điều này phù hợp với quy định tại Nghị định 85/2021.
Theo đó, Nghị định này quy định rõ chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật Việt Nam của người bán nước ngoài khi tham gia sàn; là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng; lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn theo quy định của pháp luật về kế toán; và liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm.
Bộ Tài chính cho rằng quy định này không trái với các quy định hiện hành về thuế, bởi mọi hoạt động mua bán, từ khâu đặt hàng, vận chuyển, thanh toán, giải quyết khiếu kiện về hàng hóa, dịch vụ… đều được thực hiện thông qua sàn, người mua hàng chỉ thực hiện các giao dịch thông qua sàn.
Với đề xuất này của Bộ Tài chính, Hiệp hội thương mại điện tử từng phản biện. Hiệp hội cho rằng chủ sở hữu sàn thương mại điện tử không đủ năng lực để khai và nộp thuế thay cho người bán. Việc nộp thuế cũng sẽ khiến các sàn thương mại điện tử tăng chi phí.
Sau đó, Bộ Tài chính chia các sàn thương mại điện tử thành hai loại, một là sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến và sàn không có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Trong thời gian qua, sàn thương mại điện tử phát triển mạnh với khoảng 100 sàn đang hoạt động, số lượng cá nhân kinh doanh trên các sàn tới hàng trăm nghìn người. Tổng cục Thuế kiểm tra thực tế tại ba sàn thương mại điện tử lớn cho thấy, năm 2020, Shopee có khoảng 210.000 cá nhân kinh doanh, Tiki có hơn 8.800 cá nhân kinh doanh, Voso có hơn 3.210 người…
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) các sàn thương mại điện tử là động lực quan trọng góp phần phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng cho công cuộc chuyển đổi số, tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách thông qua các loại thuế mỗi năm.
Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, chi phí hoạt động cao nhưng vẫn lỗ. Vì vậy, VECOM đề nghị Tổng cục Thuế và các cơ quan quản lý lưu ý thực tế này, giảm tối đa các gánh nặng chi phí, gánh nặng tuân thủ, tạo điều kiện cho các sàn thương mại điện tử phát triển.