meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các hãng xe điện Trung Quốc “đổ xô” tới Đông Nam Á để xây dựng cơ sở sản xuất

Thứ hai, 15/05/2023-17:05
Thời gian qua, các hãng sản xuất xe điện lớn của Trung Quốc như Hozon, BYD, hay Great Wall Motor đã thúc đẩy việc mở rộng sang các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam hay Indonesia. Điều này chỉ ra rằng Đông Nam Á đang là khu vực có triển vọng lớn trong việc thu hút và phát triển xe điện của Trung Quốc.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, hãng xe Trung Quốc BYD vừa qua đã cho biết dự định sản xuất xe điện tại Việt Nam và kỳ vọng nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ.

Chủ tịch của hãng xe - Ông Wang mong rằng BYD sẽ được Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các thủ tục đầu tư nhằm nhanh chóng bắt đầu sản xuất ô tô điện, bán ra tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, hãng cũng lên kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

BYD là tập đoàn sản xuất xe điện lớn nhất của Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến. Xác nhận qua email với tờ Bloomberg, phát ngôn viên của hãng đã nói về kế hoạch sản xuất tại Việt Nam. Phía công ty không hé lộ chi tiết thêm về thông tin đầu tư. 


BYD lên kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam
BYD lên kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam

Thực tế cho thấy Việt Nam không phải là điểm đến duy nhất mà BYD nhắm tới khi hướng vào thị trường Đông Nam Á. Hồi tháng 9/2022, hãng xe BYD đã tuyên bố về việc sẽ tạo dựng một cơ sở tại Thái Lan nhằm bắt đầu sản xuất 150.000 xẻ chở khách hàng năm từ năm 2024.

Hãng tin Reuters cho biết trong một tuyên bố chung với nhà phát triển công nghiệp Thái Lan WHA Group, BYD đã thông báo rằng một thỏa thuận mua bán với 96ha đất tại tỉnh Rayong cho nhà máy của hãng tại Thái Lan đã được ký kết.

Vào tháng trước, dự án sản xuất xe điện trị giá 17,9 tỷ baht (491,49 triệu USD) đã được Hội đồng đầu tư Thái Lan phê duyệt. Mục tiêu của nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc là bán được 10.000 chiếc tại thị trường Thái Lan đồng thời, xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á và châu Âu.

Là nhà máy mới nhất trong số hơn 30 nhà máy khác tại Brazil, Mỹ và Ấn Độ, nhà máy ở Thái Lan sẽ sản xuất mẫu xe Atto 3 hoàn toàn bằng điện. Tổng Giám đốc Bán hàng BYD châu Á - Thái Bình Dương Liu Xueliang cũng cho biết rằng công ty đang cân nhắc sản xuất pin và các bộ phận tùy theo nhu cầu.

Hồi đầu năm, một nước khác là Indonesia cũng đang trong giai đoạn hoàn thành các thỏa thuận với BYD của Trung Quốc và Tesla của Mỹ đề đầu tư vào các cơ sở sản xuất xe điện tại đây.

Indonesia đang tích cực đẩy mạnh đầu tư vào pin và xe điện trong nước nhằm tận dụng tài nguyên niken phong phú của mình. Đây từng là quốc gia xuất khẩu quặng niken lớn. Theo đó, Indonesia đã cấm xuất khẩu nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho giới đầu tư. Tesla và BYD Group đã không đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

Các hãng xe điện Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chú ý tới các thị trường tại khu vực Đông Nam Á nhằm mở rộng chuỗi sản xuất của họ. Ngoài ra, BYD, hàng loạt công ty khác cũng đã bắt đầu lấn sân sang Đông Nam Á.

Các hãng xe điện Trung Quốc “đổ xô” tới Đông Nam Á để xây dựng cơ sở sản xuất - ảnh 2

Vừa qua, công ty ô tô năng lượng mới Hozon của Trung Quốc sẽ sản xuất xe điện tại Thái Lan cho thị trường Đông Nam Á khi họ bước vào doanh nghiệp khác trong việc gây dựng cơ sở ở trung tâm sản xuất ô tô lớn của khu vực.

Trong tuần này, Hozon đã ký kết một thỏa thuận với Đại hội đồng Bangchan của Thái Lan để bắt đầu sản xuất xe NETA V, dự kiến vào năm 2024. Theo người phát ngôn của chính phủ Thái Lan, nhà sản xuất xe điện đã giới thiệu mẫu NETA V ở Thái Lan vào năm ngoái và dự định bắt đầu đưa ra các mẫu U và S trong tương lai không xa.

Mặt khác, Great Wall Motor (GWM) - một cái tên khác của Trung Quốc cũng đưa ra thông báo về việc thành lập một công ty con tại Malaysia để gia tăng sự hiện diện tại ASEAN.

Tuyên bố công ty cho thấy GWM sẽ tiếp tục mở rộng tại thị trường này bằng việc đẩy mạnh đầu tư và triển khai lắp ráp nội địa hóa thông qua việc hợp tác với các công ty nội địa.

Bên cạnh đó, một số hãng ô tô Trung Quốc khác đã thúc đẩy đầu tư vào ASEAN trong một vài năm qua, trong đó có Chery Automobile Co, WM Motor và SAIC-GM-Wuling Automobile.

Tại Đông Nam Á, chính nhu cầu mạnh mẽ đã thúc đẩy xuất khẩu ô tô của Trung Quốc. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu xe chở khách chạy điện trong 5 tháng đầu năm 2022 của Trung Quốc đã tăng 123,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 41,83 tỷ nhân dân tệ, (khoảng 6,23 tỷ USD).

Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội xe du lịch Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã bù đắp sự thiếu hụt chip và nguyên liệu thô trên toàn cầu bằng việc tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh lượng ô tô tại các nước như Nhật Bản và Mỹ sụt giảm.

Triển vọng của thị trường Đông Nam Á

Trong vài năm gần đây, xe điện đang trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu. Tương tự như nhiều nơi khác trên thế giới, Đông Nam Á đang cố gắng đẩy mạnh sự phát triển của thị trường xe điện.

Dữ liệu từ Modor Intelligence cho thấy dự kiến thị trường xe điện Đông Nam Á giai đoạn 2018-2028 sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 32,73%, ước tính đạt giá trị 2.665 tỷ USD vào năm 2028.

Các hãng xe điện Trung Quốc “đổ xô” tới Đông Nam Á để xây dựng cơ sở sản xuất - ảnh 3

Đông Nam Á đang nổi lên như một trung tâm sản xuất thay thế quan trọng cho pin xe điện và xe điện trong bối cảnh toàn cầu xảy ra nhiều biến động. 

Khu vực này cũng là một trung tâm sản xuất quan trọng. Dữ liệu từ Stratas Advisors cho thấy đây là trung tâm sản xuất ô tô lớn thứ 7 trên toàn cầu, khi sản xuất được 3,7 triệu xe vào năm 2022. Các nước Đông Nam Á đang tận dụng các chính sách, trợ cấp mua hàng và ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào việc sản xuất pin và xe điện, cũng như khuyến khích dùng xe điện trong nước.

Đông Nam Á đang dần trở thành một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực xe điện trên toàn cầu. Điều đó có thể tiếp tục thu hút thêm các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc tiến vào thị trường Đông Nam Á trong thời gian tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

1 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

2 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

2 ngày trước