meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơn bão xe điện Trung Quốc đang khiến các hãng xe quốc tế buộc phải “chuyển mình” nếu không muốn bị đào thải

Thứ sáu, 07/04/2023-15:04
Yếu tố quan trọng nhất khiến trật tự phân hạng ô tô tại Trung Quốc thay đổi chính là sự gia tăng của xe điện.

Theo Nhịp sống thị trường, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hậu đại dịch, các nhà sản xuất ô tô có vẻ lạc quan về doanh số bán xe tại nước này sẽ tăng cao hơn. Theo ông chủ của Volkswagen, Oliver Blume chia sẻ ông có vẻ như lạc quan hơn sau chuyến thăm đến đây hồi tháng 2. Những thương hiệu khác như BMW cũng đưa ra quan điểm khá tích cực như vậy.

Thế nhưng, sự tự tin ngắn hạn đó đang che giấu sự khó chịu của các nhà sản xuất ô tô lâu đời về sự thật rằng nhiều người trong số họ đang sắp bị loại khỏi thị trường ô tô Trung Quốc.

Các hãng xe ô tô quốc tế đã ghi nhận thị phần của họ giảm từ mức 61% năm 2020 còn 41% trong quý 4 của năm 2022. Trong nửa đầu năm nay, có một sự hồi phục nhẹ, trong bối cảnh các nhà sản xuất này muốn dọn sạch hàng tồn kho. Tuy nhiên, theo dự đoán của BloombergNEF, thị phần chung của họ trong năm nay sẽ chỉ ở dưới mức 50%.


Nếu nhà sản xuất ô tô không kịp chuyển đổi trong thời đại xe điện, họ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường Trung Quốc 
Nếu nhà sản xuất ô tô không kịp chuyển đổi trong thời đại xe điện, họ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường Trung Quốc 

Giữa các nhà sản xuất ô tô lâu năm, có khá nhiều sự khác biệt về mức độ hoạt động. Toyota tại Trung Quốc đạt doanh số bán hàng tăng trưởng khá tốt, trong khi các đối thủ Nhật Bản khác là Honda và Nissan lại ghi nhận sự sụt giảm lớn trong vài năm qua. Có vẻ như các thương hiệu cao cấp hoạt động tốt hơn so với các thương hiệu đại chúng.

Yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi trật tự phân hạng ô tô tại Trung Quốc là sự gia tăng của xe điện. Theo nhà phân tích, chu kỳ lập kế hoạch sản phẩm ô tô kéo dài và nhiều hãng ô tô lâu năm đã nhìn nhận sai về tốc độ chuyển sang xe điện của thị trường.

Vào quý 4/2022, các nhà sản xuất ô tô lâu đời quốc tế chỉ chiếm 8% thị trường xe plug-in của Trung Quốc. Nhiều sản phẩm xe điện của họ đã không thể cạnh tranh tốt với các sản phẩm địa phương, về cả phạm vi hoạt động, giá cả và tính năng. Trên thị trường xe điện Trung Quốc, thị phần của họ giảm dần khi các công ty như Tesla, BYD và các nhà sản xuất ô tô địa phương chủ động đưa ra hàng loạt các dòng xe điện mới đầy sức hút đối với khách hàng.

Ở phần trên cùng và dưới cùng của thị trường ô tô Trung Quốc, điện khí hóa đã diễn ra nhanh nhất. Bởi lẽ giai đoạn tăng trưởng tiếp theo sẽ phải đến từ khúc giữa, ở đó mức độ thâm nhập của xe điện thấp hơn. Điều đó có thể gây thêm thiệt hại về thị phần cho các hãng xe lâu năm, nếu như họ không thể điều chỉnh hướng đi mới nhanh chóng.

Theo dữ liệu bán hàng sớm năm 2023, các thương hiệu Nhật Bản đã giảm 39% tổng thể doanh số trong tháng 1 và 2, trong khi đó của Đức giảm 21%. Mặt khác, BYD đạt doanh số bán xe 300.000 chiếc trong khoảng thời gian đó, đã tăng hơn 70%. Theo người sáng lập Wang Chuanfu của BYD, công ty đặt ra mục tiêu trở thành hãng ô tô đắt khách nhất Trung Quốc vào cuối năm 2023.

Ngoài ra, các dịch vụ kết nối và phần mềm trong xe đến từ các thương hiệu Trung Quốc thường cho thấy sự hiện đại hơn. Người dùng tại đây có xu hướng sử dụng các công nghệ mới nhanh hơn so với những người mua xe tại thị trường phương Tây, nơi mà những người lớn tuổi là người mua chủ yếu.

Rất khó để nói về tầm quan trọng của sự vươn lên của Trung Quốc với các hãng ô tô toàn cầu trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự tăng trưởng doanh số bán xe toàn cầu trong 2 thập kỷ qua chủ yếu đến từ sự mở rộng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc.

Trong tương lai, không có câu chuyện tăng trưởng nào tương tự như Trung Quốc. Và các hãng xe ô tô truyền thống đang bị buộc phải bước vào thời đại xe điện khi động lực đến từ sự thay đổi nhanh chóng hiện nay. Không biết tất cả họ liệu có thực hiện nhảy bước thành công không, tuy nhiên việc đào thải chỉ là thời gian nếu như không kịp thời chuyển đổi.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước