Bão tố càn quét ngành xe điện, startup loay hoay tìm cách sống sót tới năm 2024
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2022, hệ sinh thái startup Việt đứng thứ ba Đông Nam Á về khả năng hút vốn đầu tư mạo hiểmStartup về AI “mọc lên như nấm” tại Thung lũng Silicon: Cú bẻ lái đột ngột từ Web 3 và blockchainVốn đầu tư vào startup Đông Nam Á năm 2022 giảm tốc đáng kể nhưng vẫn cao hơn thời kỳ dịch bệnhTheo Nhịp sống thị trường, nhiều startup xe điện đã đối mặt với một năm 2022 đầy khó khăn khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và gặp những vấn đề về sản xuất. Bước sang năm nay, những công ty non trẻ trong lĩnh vực xe điện như Lucid hay Rivian Automotive đang gặp nhiều thách thức hơn. Đó là phải điều chỉnh hoạt động của nhà máy trước khi nguồn tiền mặt dự trữ cạn kiệt.
Trong những tuần vừa qua, kết quả kinh doanh với những nhà sản xuất xe điện này đã cho thấy mức độ cấp bách của những khó khăn hiện nay. Các công ty gặp thua lỗ nhiều hơn vì không thể đẩy nhanh dây chuyền sản xuất và thúc đẩy doanh số bán như kế hoạch, do đó tài chính của họ bị thâm hụt và nhu cầu huy động tiền tăng.
Sau khi huy động gần 12 tỷ USD khi IPO vào năm 2021, công ty Rivian từng có nguồn tài chính rất tốt nhưng đã tiêu 6,6 tỷ USD tiền mặt vào năm ngoái. Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, họ có thể tiêu tốn thêm 6 tỷ USD nữa dựa trên chi phí dự tính trong năm 2023.
Dù nỗ lực tăng sản lượng đầu ra hay thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, lãnh đạo công ty này vẫn nhận định rằng một năm khó khăn nữa vẫn đang chờ họ phía trước. Theo một dự đoán vào tháng 2, công ty có thể làm ra 50.000 xe tải điện, xe van và xe thể thao trong năm nay, không được như dự kiến của phố Wall. Nếu đúng là như vậy thì đây là một con số đáng thất vọng khiến cổ phiếu của công ty mất 18% giá trị vào ngày sau đó.
Nhà sản xuất xe sedan cao cấp Lucid cũng báo cáo giảm số lượng đặt hàng trong nửa cuối năm 2022, còn 28.000 vào tháng cuối năm, trong khi tháng 6 là 37.000. Đồng thời, không đạt mục tiêu sản xuất trong năm nay.
CEO Lucid là Peter Rawlinson cho biết họ tập trung xử lý các vấn đề về sản xuất vào năm ngoái. Doanh số sẽ là trọng tâm mới ở thời điểm này.
Còn startup Fisker có trụ sở tại Mỹ IPO năm 2020 lại báo cáo tài chính tích cực hơn. Nói với các nhà đầu tư, họ cho biết công ty lên kế hoạch giao mẫu đầu tiên trong ít tháng tới. Sau khi tuyên bố vào tháng 2, cổ phiếu công ty đã tăng 30%.
Thế nhưng, công ty cũng có giai đoạn khó khăn để có thể đạt được mục tiêu sản xuất cả năm và không thể để xảy ra sai sót. Tính tới cuối năm ngoái, công ty này báo cáo họ có 736 triệu USD tiền mặt. Công ty dự tính chi phí sẽ tăng lên 610 triệu USD vào năm nay.
Về cơ bản, tình hình hiện tại đối với những startup này đã thay đổi nhiều từ khi họ IPO vào năm 2020-2021.
Các nhà đầu tư lúc đó vẫn vô cùng sốt sắng với các công ty xe điện hứa hẹn, kỳ vọng sẽ định hình lại ngành công nghiệp ô tô. Mặt khác, các nhà đầu tư không tiếc tay đổ tiền mong tìm được Tesla thứ 2. Sau cùng, những hãng ô tô này thu được hàng tỷ USD trước khi họ làm ra được dù chỉ là một chiếc xe nào.
Trong 3 năm qua, các nhà đầu tư đã đổ khoảng 123 tỷ USD vào các startup xe điện thông qua thỏa thuận sáp nhập, các vụ IPO và các cơ chế tài trợ khác.
Sự kiên nhẫn của phố Wall trong năm vừa qua đã không còn khi mà lời hứa của những startup này bắt đầu tan biến.
Một số startup trong lĩnh vực xe điện như Nikola, Lordstown Motor hay Faraday cũng đang đối mặt với vấn đề về tiền và khiến họ phải tạm hoãn bàn giao xe và làm hẹp tham vọng.
Vào thứ 2, Lordstow Motors cho biết họ bắt đầu bán thương mại mẫu xe tải đầu tiên Endurance vào quý 4, tuy nhiên chỉ giao được 6 chiếc tới cuối tháng 2 vì gặp vấn đề về chất lượng. Hôm đó, cổ phiếu công ty đóng cửa giảm gần 9%, chỉ ở mức 1,02 USD/ 1 cổ phiếu sau khi những thông tin này được đưa ra.
Polestar đã báo cáo doanh số tốt hơn và lỗ ròng ít hơn. Dự kiến, doanh số của startup Thụy Điển tăng 60% trong năm nay lên 80.000 chiếc và gần đây cũng đã huy động được 1,6 tỷ USD. Đây là con số mà các lãnh đạo cho biết đủ để giúp công ty duy trì hoạt động trong năm 2023.
Mặt khác, nhu cầu tăng cao khiến giá xe tăng cao ở mọi lĩnh vực trong những năm qua hiện đã sụt giảm. Một số hãng xe điện đã bắt đầu có thêm khuyến mãi khác và điều chỉnh giá giảm.
Theo các chuyên gia phân tích, khi những startup này loay hoay với chi phí mở rộng doanh nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn bị thắt chặt, nhu cầu tăng vốn có thể sẽ tăng.
Kể từ lúc IPO, cổ phiếu Rivian đã sụt giảm 78% sau khi cắt mục tiêu sản lượng xuống còn 1 nửa vào năm ngoái và vẫn không thực hiện được đủ mục tiêu về số lượng xe bàn giao.
Gần đây, Lucid đã huy động được 1,5 tỷ USD qua việc bán cổ phiếu và có tất cả 1,74 tỷ USD tiền mặt cùng các khoản tương đương tiền tính đến cuối tháng 12. Khoản tiền này đủ để tồn tại tới quý I/2024. Startup Mỹ cũng cảnh báo về một năm nhiều chông gai và tỏ ra mối lo ngại về nhu cầu.
Fisker cho biết họ có đủ tiền để giới thiệu mẫu xe đầu tiên, tuy nhiên cũng đi tìm giải pháp huy động thêm vốn.
Các công ty non trẻ gặp khó khi gia nhập ngành công nghệ xe điện bởi đây vốn là mảng kinh doanh rất cần vốn. Tesla đã báo lỗ trong nhiều năm liền khi gặp khó để xây dựng được quy mô sản xuất như hiện tại và phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư để tồn tại.
CEO Tesla cho biết sản xuất xe ô tô và toàn bộ chuỗi cung ứng đi cùng xe là thách thức hậu cần đầy khó khăn.
Tuy nhiên, khó khăn sẽ còn lớn hơn đối với những công ty startup. Khi ra mắt mẫu model S cách đây 1 thập kỷ, Tesla có một vài đối thủ. Tuy nhiên hiện nay, các nhà sản xuất xe điện gặp quá nhiều đối thủ, kể cả những hãng xe có thâm niên trong ngành. Trong lĩnh vực xe điện xa xỉ, sự cạnh tranh cũng càng trở nên khó khăn hơn.