Biệt thự, liền kề Hà Nội giảm giá mạnh, tỉ lệ hấp thụ trong quý vẫn chạm mức âm
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2023 sẽ là năm bùng nổ các hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sảnCông nghệ giúp thị trường bất động sản thiếp lập giao diện mớiGiao dịch bất động sản nhà ở trung, cao cấp “nóng” trở lại, người mua có nên đầu tư?Theo Dân trí, dữ liệu về thị trường nhà ở tại Hà Nội gần đây của Savills chỉ ra rằng thị trường bất động sản khá trầm lắng trong quý I vừa qua. Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao, các chủ đầu tư đều gặp khó trong việc đảm bảo nguồn vốn nên nguồn cung mới bị hạn chế. Ngoài ra, niềm tin của người mua giảm và Tết 2023 đến sớm đã ảnh hưởng đáng kể đến số lượng giao dịch thời gian qua.
Đặc biệt, trong quý I, phân khúc biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nguồn cung mới hạn chế gồm 29 biệt thự, đến từ một dự án tại Mê Linh, đã giảm 96% theo năm. Nguồn cung sơ cấp giảm 50% theo năm, đến từ 14 dự án. Trong quý I, chỉ có 88 giao dịch, đã giảm 78% theo năm. Tỉ lệ lấp đầy ghi nhận mức thấp nhất tính từ năm 2016, đã giảm 32 điểm phần trăm theo năm.
Biệt thự sơ cấp giảm giá 14% theo quý, còn 111 triệu đồng/m2 đất, liền kề giảm 3% theo quý còn 167 triệu đồng/ m2 đất. Đơn vị nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm này là do hàng tồn kho giá thấp và nguồn cung mới tại huyện Mê Linh.
Giá sơ cấp cao và nguồn cung sơ cấp hạn chế khiến nguồn cầu được dịch chuyển sang thị trường thứ cấp. Giá thứ cấp trong quý I năm nay trung bình đạt 22 tỷ đồng/ căn, thấp hơn 17% so với mức giá sơ cấp.
Đến cuối năm nay, dự kiến có khoảng 1.800 sản phẩm nhà liền kề, biệt thự sẽ được tung ra thị trường. Thị phần lớn nhất thuộc về huyện Mê Linh, tiếp đó là Hoài Đức và Thanh Trì.
Theo báo cáo thị trường của nhiều đơn vị nghiên cứu, số lượng biệt thự, nhà liền kề từ quý IV năm 2022 tới quý I/2023 ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
JLL Việt Nam cho biết nguồn cung thị trường nhà liền thổ bao gồm biệt thự và liền kề tiếp tục ghi nhận 1 quý ảm đạm khi nhiều dự án lớn dừng mở bán trong quý I. Hoạt động giao dịch trong quý I của thị trường gần như đóng băng không chỉ do nguồn cung mới giảm sâu, mà còn do tâm lý thị trường yếu kém cùng với những khó khăn trong việc giải ngân.
Mặt khác một vài dự án lớn đang tạm ngưng giao dịch. Đặc biệt, do ngân hàng siết chặt room tín dụng cho vay bất động sản, nên người mua không thể chi trả và một vài dự án nhỏ và vừa đã có nhiều giao dịch trả hàng hoặc hoàn cọc. Kết quả là tỉ lệ hấp thụ trong quý chạm mức âm.
Theo Giám đốc cấp cao khối tư vấn và nghiên cứu JLL Việt Nam - bà Trang Lê, hầu hết các dự án có mức giá thấp hơn so với trung bình của thị trường đã đóng bảng hàng vì chủ đầu tư “chờ và xem”. Do đó, giỏ hàng sơ cấp quý này phần lớn còn lại các dự án giá cao. Vì vậy, giá trung bình của nhà biệt thự, liền kề tăng 9,02% theo quý, đạt mức 167 triệu đồng/ m2 đất trong quý I.
Thế nhưng, giá bán trung bình của các dự án hiện hữu đều giảm nhẹ 0,8% theo quý nếu loại bỏ những yếu tố thay đổi trong giỏ hàng sơ cấp. Bởi lẽ các chủ đầu tư không thay đổi quá nhiều về chính sách bán hàng và bảng giá.