meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bao giờ công nhân mua được nhà ở xã hội?

Thứ hai, 24/10/2022-09:10
Lợi nhuận thấp, khó tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, thủ tục nhiêu khê, phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài... là những lý do khiến doanh nghiệp bất động sản không mặn mà đầu tư nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động. Điều này khiến cho phân khúc nhà ở xã hội đang thiếu trầm trọng.

Bà Nguyễn Thị Loan (60 tuổi, ở Thái Nguyên) hơn 10 năm nay đã phải rời quê xuống Hà Nội để trông cháu giúp con đi làm. Gắn bó với Thủ đô ngần ấy năm là ngần ấy thời gian bà quen với cuộc sống thiếu trước hụt sau của các con – những công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp. Con trai và con gái bà Loan phải thuê trọ gần nhau để nhờ bà tương trợ trông con cái cho cả hai gia đình. 

Con trai bà, anh Nguyễn Tấn Tài cho biết, tổng thu nhập của vợ chồng anh khoảng 16 triệu đồng/tháng. Anh chỉ dám thuê căn nhà trọ 3 triệu đồng, là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Số tiền còn lại, anh để dành nuôi con ăn học, chi trả cuộc sống và tích lũy để những mong mua được căn hộ trả góp. 

“Tôi cũng đã nhiều lần tìm hiểu các dự án nhà ở xã hội nhưng giá nhà thì tăng liên tục, quá khả năng chi trả của chúng tôi. Chưa kể, nhà ở xã hội rất ít, không phải cứ đăng ký là được, nên giấc mơ an cư lạc nghiệp của chúng tôi vẫn còn xa vời quá!” – anh Tài phân trần.


Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 7,6 triệu m2 nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu về chỗ ở
Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 7,6 triệu m2 nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu về chỗ ở

Theo Công ty DKRA Việt Nam, trong năm 2020, phân khúc nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong tổng số nguồn cung nhà ở mới trên toàn quốc. Đến năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, nhà ở bình dân hoàn toàn biến mất trong số nguồn cung nhà ở mới.

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 7,6 triệu m2 nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu về chỗ ở. 

Số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, hiện cả thành phố có 122 nghìn công chức, viên chức nhưng chỉ có hơn 5 nghìn người trong số này đang được hưởng ưu đãi lãi suất 4,7% để mua nhà trong 20 năm. Có 285 nghìn công nhân ở 17 khu công nghiệp nhưng chỉ có 15% số công nhân này được thuê chỗ ở tại nhà lưu trú.

Còn tại Hà Nội, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020 chỉ mới đạt 26,24%.

Đùn đẩy trách nhiệm về quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Theo quy định, mỗi dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đều phải dành 20% quỹ đất để dành cho nhà ở xã hội nhưng nhiều dự án đã không chấp hành nghiêm túc quy định này. Tính đến năm 2020, diện tích đất bố trí để phát triển nhà ở xã hội của cả nước là 3.359ha, đạt 36,34% so với nhu cầu. 


Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép không bố trí quỹ đất 20% tại các dự án
Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép không bố trí quỹ đất 20% tại các dự án

Thực tế, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép không bố trí quỹ đất 20% tại các dự án với lý do không phù hợp với quy hoạch của địa phương, chẳng hạn như khu vực miền núi, ven biển... là nơi phù hợp để phát triển du lịch hơn là phát triển nhà ở xã hội; hay tại các thành phố lớn, từ UBND thành phố đến các doanh nghiệp phát triển nhà đều chưa thực sự quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, chưa đưa ra các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân... vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từ đó dành nguồn lực thực hiện kiểm tra, đôn đốc.

Bộ Xây dựng cho rằng, đó là một cách “đùn đẩy” trách nhiệm lên cấp cao hơn để xin chủ trương về việc bố trí quỹ đất 20%, trong khi luật không quy định về tiêu chí nào là phù hợp hay không phù hợp với quy hoạch.

Nhiều thủ tục nhiêu khê

Không chỉ thiếu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, thủ tục liên quan đến hình thành và phát triển phân khúc nhà này cũng còn nhiều thủ tục phức tạp. Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, chuyên làm về nhà ở xã hội, nhà giá rẻ phàn nàn, dù nhà ở xã hội là lĩnh vực được ưu tiên song thủ tục hành chính lại quá rườm rà, không nhìn thấy sự ưu tiên chút nào.

Chẳng hạn, với quy định nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng thay vì trừ luôn khoản này thì cơ quan chức năng vẫn yêu cầu thẩm định như dự án nhà thương mại. Sau khi ra quyết định số tiền sử dụng đất doanh nghiệp phải đóng, nhà nước mới lại ra quyết định miễn đóng. “Tôi thấy thủ tục như vậy là rất lằng nhằng và mất thời gian. Đó là lí do nhiều doanh nghiệp không muốn làm nhà ở xã hội vì lợi nhuận thấp mà thủ tục hành chính thì nhiều” – đại diện Công ty Lê Thành nhận xét. 


Nhà ở xã hội là lĩnh vực được ưu tiên song thủ tục hành chính lại quá rườm rà, không nhìn thấy sự ưu tiên chút nào
Nhà ở xã hội là lĩnh vực được ưu tiên song thủ tục hành chính lại quá rườm rà, không nhìn thấy sự ưu tiên chút nào

Ông Trương Anh Tuấn – đại diện Công ty Địa ốc Hoàng Quân thì kiến nghị, cần phải bỏ quy định yêu cầu công nhân muốn mua nhà phải có đăng ký thường trú một năm trở lên. Ông Tuấn cho rằng, quy định này đang làm khó người mua nhà, thay vào đó, chỉ nên yêu cầu người mua nhà có đăng ký lưu trú mà thôi. Hay Luật Nhà ở quy định, người lao động tự do ở nông thôn không được vay vốn mua nhà là mất công bằng, không đồng đều nên cần phải sửa lại, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng được vay vốn của tất cả đối tượng.

Tiếp đó, thủ tục mua bán nhà ở xã hội cũng rất phức tạp. Doanh nghiệp bán nhà ở xã hội sẽ phải gửi danh sách về Sở Xây dựng. Đến khi nào Sở phản hồi lại thì doanh nghiệp đó mới được ký hợp đồng mua bán với người dân. Các doanh nghiệp cho rằng, việc này rất mất thời gian, có khi gửi danh sách đến nửa năm trời vẫn... “đang chờ duyệt”. Nên chăng, để doanh nghiệp chủ động ký hợp đồng và tự chịu trách nhiệm. Sở sẽ đóng vai trò hậu kiểm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động TP.HCM nhấn mạnh, việc duyệt giá bán nhà ở xã hội, các thủ tục pháp lý liên quan bồi thường chi phí giải phóng mặt bằng, cấp sổ hồng... vẫn còn chậm triển khai, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút doanh nghiệp phát triển phân khúc này. Thêm nữa, doanh nghiệp không chủ động được dòng tiền, đối tượng mua nhà, giá bán cũng do nhà nước quyết định… Chính vì thế, các thủ tục, quy trình cần được xử lý nhanh gọn hơn giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước