meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Bão giá" nguyên vật liệu, "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thế thua lỗ 

Thứ ba, 12/04/2022-09:04
Bên cạnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các nhà thầu xây dựng. Một số chuyên gia trong ngành đưa ra nhận định rằng, "bão giá" đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thế thua lỗ.

Bên trên là nhận định của các chuyên gia trong báo cáo về ngành xây dựng và vật liệu xây dựng vừa được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố vào ngày 5/4.

"Bão giá" nguyên vật liệu đã trở thành "cơn ác mộng"

Theo Vietnam Report, ngành xây dựng đã trải qua một năm 2021 đầy khó khăn với những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm vừa rồi, nhờ có kinh nghiệm có được từ năm 2020 và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp, giúp tăng trưởng của ngành đạt 5,59%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái là 4,54%.

Tuy vậy, dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch thứ tư, có nhiều địa phương trong đó có Hà Nội và TP.HCM buộc phải thực hiện giãn cách xã hội. Phần lớn các dự án nằm trong các tỉnh thành bị giãn cách đều phải tạm ngừng thi công. Các dự án nằm ngoài khu vực giãn cách thì bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực. Tổn thất kinh tế có thể nhìn thấy rõ ràng nhất đó là: chi phí phòng chống dịch, chi phí duy trì bộ máy, chi phí huy động nguồn lực sau các đợt giãn cách... Vietnam Report cho biết có 37,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát, trong đó, có trên 20% số dự án/hợp đồng của họ bị chậm tiến độ hoặc ảnh hưởng chi phí do dịch Covid-19.



“Bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng rơi vào thế thua lỗ 
“Bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng rơi vào thế thua lỗ 

Bên cạnh những diễn biến phức tạp của dịch thì biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các nhà thầu xây dựng. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng trong xây dựng tăng lên 6,4% so với cùng kỳ do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi đó, chuỗi cung ứng chưa hết gián đoạn từ năm 2020. Hai loại vật liệu xây dựng quan trọng nhất là xi măng và thép lần lượt tăng giá khoảng 8,4% và 40%. Do chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65-70% giá dự toán xây dựng công trình nên việc tăng giá vật liệu xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng và hiệu quả của nhiều dự án, bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Những tín hiệu tích cực

Mặc dù mất đà tăng trưởng từ trước đại dịch Covid nhưng thị trường xây dựng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, được định giá khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn năm 2022-2027.

Từ những tháng đầu năm đã xuất hiện tín hiệu tích cực khi backlog (giá trị hợp đồng chưa thực hiện) của các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh.


"Bão giá" nguyên vật liệu, "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thế thua lỗ. Ảnh: minh họa
"Bão giá" nguyên vật liệu, "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thế thua lỗ. Ảnh: minh họa

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam là điểm sáng đối với mảng xây dựng công nghiệp. Cụ thể là tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn FDI đăng ký mới, tăng thêm và mua cổ phần đạt gần 9 tỷ USD; tổng vốn giải ngân ước tính đạt 4,42 tỷ USD, so với quý I của giai đoạn năm 2018-2022 là mức cao nhất.

Thêm vào đó, một loạt các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được triển khai gần đây đã và đang tạo ra những xung lực mới cho các doanh nghiệp trong ngành phục hồi và tăng tốc trở lại.

Theo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì sẽ có tối đa 176.000 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông.

Cũng trong năm nay, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến được Chính phủ giao cho kế hoạch đầu tư công trung hạn hơn 50.000 tỷ đồng - đây là mức lớn nhất từ trước đến nay. Hàng loạt các dự án cao tốc được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn năm 2022-2025 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông.

Nhu cầu huy động vật liệu xây dựng lớn tại các dự án cũng sẽ có tác động tích cực tới các nhóm doanh nghiệp thép xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường và xi măng trong thời gian tới.

Cùng với đó, môi trường pháp lý cũng có một số chuyển biến tích cực. Mới đây, Quốc hội đã thông qua dự án "1 luật sửa 8 luật" tháo gỡ khá nhiều nút thắt pháp lý trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Ngoài ra, Nghị quyết 02/2022 của Chính phủ về thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được kỳ vọng sẽ tạo ra áp lực đủ lớn để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý kinh tế, tạo thành trợ lực giúp các doanh nghiệp trong ngành sẵn sàng tăng tốc, chinh phục mốc son mới trong năm 2022 và những năm tiếp theo đó.


"Bão giá" nguyên vật liệu, "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thế thua lỗ. Ảnh: minh họa
"Bão giá" nguyên vật liệu, "quét sạch" lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thế thua lỗ. Ảnh: minh họa

Áp lực lạm phát đè nặng lên sự tăng trưởng

Dẫu thế, các chuyên gia nhận định vẫn còn nhiều thách thức cho doanh nghiệp ngành này như áp lực lạm phát, căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine gần đây cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới ngành xây dựng - vật liệu xây dựng Việt Nam thông qua nhiều kênh như giá thép, giá dầu trên thế giới...

Theo khảo sát của Vietnam Report cũng thấy được, các doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi khi triển khai các dự án và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. 100% số doanh nghiệp đã và đang cam kết hành động quyết liệt để cải thiện khả năng phục hồi của doanh nghiệp trước các sự kiện gián đoạn trong tương lai, trong số đó, 33,3% số doanh nghiệp đã hoàn thành với những giải pháp thiết thực, 43,3% số doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai và 23,4% số doanh nghiệp đang lên kế hoạch.

"Năm ngoái, mặc dù doanh nghiệp có sự chủ động ứng phó nhưng tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy một kế hoạch quản trị khủng hoảng có lẽ là chưa đủ.

Các doanh nghiệp đang hứng chịu những tác động tiêu cực do việc bỏ qua đầu tư vào chiến lược phục hồi kinh doanh. Trong khi đây là chiến lược không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ những rủi ro, gián đoạn mà còn có thể phục hồi nhanh hơn", các chuyên gia đưa ra nhận định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước