meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ban lãnh đạo FLC nêu 5 vướng mắc khiến tập đoàn chưa thể công bố báo cáo tài chính

Thứ hai, 06/03/2023-14:03
Trước đó, sau khi cổ phiếu của FLC bị nhắc nhở, sau đó hủy niêm yết vì chậm công bố thông tin, tập đoàn này đã có văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán và HOSE. FLC khẳng định, vụ việc Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tập đoàn, khiến FLC khó có thể tìm được công ty kiểm toán đủ điều kiện nên chậm công bố thông tin tài chính.

Theo Doanhnhan.vn, Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn FLC đã diễn ra thành công vào ngày 4/3 vừa qua. Tại đại hội này, tập đoàn đã phê duyệt tờ trình của HĐQT đối với phương án xử lý các vấn đề tồn tại cũng như phát sinh trong hoạt động tài chính của FLC kể từ năm 2015 cho đến nay.

Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư và các bên liên quan đang vô cùng chú ý đến vấn đề tài chính - kế toán của FLC bởi điều này có liên quan đến khả năng giao dịch cổ phiếu của tập đoàn này. Tính đến thời điểm hiện tại, FLC vẫn chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 dù đã qua hạn chót là ngày 31/3/2022 được gần một năm. Ngoài ra, dù thời hạn qua đã lâu nhưng tập đoàn cũng chưa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 cũng như quý 4 cùng năm. 

Do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, 710 triệu cổ phiếu của FLC đã bị hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), đồng thời bị đình chỉ giao dịch ở thị trường UPCoM. Sau khi cổ phiếu của FLC bị nhắc nhở, sau đó hủy niêm yết vì chậm công bố thông tin, tập đoàn này đã có văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán và HOSE. FLC khẳng định, vụ việc Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tập đoàn, khiến FLC khó có thể tìm được công ty kiểm toán đủ điều kiện nên chậm công bố thông tin tài chính.


Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn FLC đã diễn ra thành công vào ngày 4/3 vừa qua
Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn FLC đã diễn ra thành công vào ngày 4/3 vừa qua

Điều đáng nói, lý do này được coi là không thực sự thuyết phục, bởi thực tế FLC đã làm việc với cả 2 công ty kiểm toán trong nhiều tháng. Trong đại hội diễn ra vào ngày 4/3 vừa qua, tờ trình của HĐQT cho thấy, ban lãnh đạo của FLC đã nêu ra 5 vướng mắc có liên quan đến báo cáo tài chính của tập đoàn. 

Thứ nhất, vấn đề có liên quan đến hàng tồn kho, đó là hàng hóa thương mại

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, giá trị hàng hóa tồn kho là 2.159 tỷ đồng. Tuy nhiên, thông tin từ các đơn vị khác cho thấy, một số hàng hóa dù đã xuất kho nhưng chưa thể tiếp cận được các hồ sơ và chứng từ liên quan. Chưa kể một số hàng hóa còn bị thất lạc mà chưa thể xác định được nguyên nhân. Do đó, hồ sơ và các chứng từ liên quan cần tra lục và xác định lại. 

Đồng thời, HĐQT cũng đề nghị ĐHĐCĐ giao Ban Tổng giám đốc tiến hành rà soát tài sản hiện hữu và phê duyệt chủ trương ghi nhận kiểm kê hàng hóa tồn kho theo đúng như thực tế kiểm kê. 

Thứ hai là vấn đề có liên quan đến phương án trả nợ trái phiếu dự án Quảng Bình 9

Để thực hiện dự án Quảng Bình 9, FLC đã phát hành gói trái phiếu cho gần 400 nhà đầu tư với trị giá 1.150 tỷ đồng. Trong đó, những điều kiện mua lại trước hạn ở các kỳ hạn là 12 tháng, 15 tháng cùng với 18 tháng. Tờ trình hôm 4/3 vừa qua cho thấy, dù đến kỳ hạn mua lại trước hạn nhưng một số khách hàng có nhu cầu hoán đổi bằng bất động sản và gia hạn thời thời gian trả nợ bằng trái phiếu. 

Chính vì thế HĐQT FLC đề nghị ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu với thời gian phù hợp; ngoài ra hoán đổi tiền gốc và lãi trái phiếu với những bất động sản đang được FLC đầu tư và phát triển.


HĐQT FLC đề nghị ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu với thời gian phù hợp; ngoài ra hoán đổi tiền gốc và lãi trái phiếu với những bất động sản đang được FLC đầu tư và phát triển
HĐQT FLC đề nghị ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu với thời gian phù hợp; ngoài ra hoán đổi tiền gốc và lãi trái phiếu với những bất động sản đang được FLC đầu tư và phát triển

Thứ ba là những vấn đề liên quan đến các khoản hợp tác đầu tư và sử dụng tài sản đảm bảo

Trong quá trình đầu tư kinh doanh, phân phối bất động sản những năm qua, FLC đã hợp tác với nhiều đối tác thi công và phân phối, sử dụng tài sản đảm bảo để thu hút khoảng 3.500 tỷ đồng, mục đích là triển khai những dự án tại Quảng Bình, Kon Tum và Hạ Long.

Theo Ban Tổng Giám đốc FLC, trên cơ sở rà soát lại tình hình triển khai hợp tác cũng như đánh giá tính khả thi của việc tiếp tục hợp tác, việc thực hiện tiếp những thỏa thuận hợp tác đã ký trong bối cảnh nhiều đối tác gặp khó khăn về tài chính và không có năng lực nhằm tiếp tục triển khai hợp tác dự án sẽ không đảm bảo hiệu quả. Việc triển khai dự án nhiều khả năng khó có thể tiếp tục, gây thiệt hại cho cả 2 bên nếu như không có được phương án xử lý một cách dứt điểm. 

Thời điểm hiện tại, tổng số tài sản của FLC đang được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ của FLC cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC là khoảng 13.000 tỷ đồng. Nhiều khả năng, các công ty trong hệ sinh thái FLC hiện nay cần phải có phương án cơ cấu khoản nợ, có thể phát sinh rủi ro đối với việc xử lý tài sản đảm bảo.  

Cụ thể, tờ trình đại hội cổ đông ngày 4/3 có đoạn như sau: “Tính đến hiện tại, Tập đoàn FLC đã rất cố gắng cơ cấu lại các khoản vay, kết quả đạt được là trong năm 2022 đã thanh toán các nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng hơn 7.000 tỷ đồng (chưa bao gồm các khoản lãi, phí)”.

Đáng chú ý, HĐQT đề xuất đại hội cổ đông phê duyệt phương án xử lý với những thỏa thuận và hợp đồng hợp tác với những đối tác nhằm triển khai các dự án tại Quảng Bình, Kon Tum, Hạ Long, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thanh lý hợp đồng và thu hồi các khoản đặt cọc và khấu trừ các nghĩa vụ công nợ (nếu có).

Thứ hai, trong quá trình thanh lý các hợp đồng cần chấp nhận những trường hợp phát sinh rủi ro nghĩa vụ bảo lãnh.

Thứ ba, cân đối phương án tự triển khai dự án hoặc là lựa chọn đối tác khác có năng lực hợp tác và triển khai dự án. 

Với những trường hợp khác, đại hội cổ đông giao cho HĐQT cùng với Ban Điều hành tiếp tục rà soát những quan hệ giao dịch với các đối tác, khách hàng và nhà đầu tư cũng như áp dụng ba

phương án xử lý tương tự như trên. Ngoài ra, đại hội hôm 4/3 đã phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản để bảo lãnh và thanh toán cho các công ty con cùng với các công ty liên kết.

Thứ tư là vấn đề có liên quan đến các khoản cho vay và nợ phải thu, hợp tác đầu tư

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng giá trị của các khoản cho vay, hợp tác đầu tư và nợ phải thu là 10.602 tỷ đồng. Theo FLc, tập đoàn đã nhiều lần gửi thư xác nhận công nợ, đồng thời cử nhân sự chuyên trách để liên hệ làm việc. Các trường hợp còn lại, ngoại trừ một số trường hợp đã có xác nhận và phương án thu hồi, đều phát sinh khá nhiều vấn đề. Một số trường hợp không có thông tin xác nhận và phản hồi cho FLC, trong khi một số trường hợp lại không thể liên hệ với người đại diện theo pháp luật, không có nhân sự, không có hoạt động kinh doanh ở cơ sở đăng ký kinh doanh. 

Có nhiều trường hợp, FLC liên hệ được nhưng các đơn vị lại xin được giãn nợ, tính toán lại phương án trả nợ; một số đơn vị cho biết đang phải đối mặt nguy cơ giải thể và phá sản. 

Không chỉ công tác thu hồi nợ gặp nhiều thách thức, thực trạng quản lý hồ sơ công nợ của FLC cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề. Năm 2019, tập đoàn này đã chuyển trụ sở từ tòa nhà FLC LandMark (số 5 Lê Đức Thọ) về tòa nhà Bamboo Airways Tower (số 265 Cầu Giấy), đồng thời thay đổi về nhân sự quản lý hồ sơ,... khiến nhiều hồ sơ bị thất lạc, gây khó khăn cho việc theo dõi và xử lý công nợ. FLC nhấn mạnh, tập đoàn khó có thể thu hồi một số khoản nợ và có thể sẽ phải điều chỉnh các khoản công nợ cho vay và hợp tác đầu tư cũng như các khoản đầu tư vào các đơn vị khác. 


Tính tại ngày 30/9/2022, tổng giá trị các khoản phải thu của FLC là 15.720 tỷ đồng, so với ngày đầu năm đã tăng hơn 2.100 tỷ đồng. Ảnh: Doanhnhan.vn
Tính tại ngày 30/9/2022, tổng giá trị các khoản phải thu của FLC là 15.720 tỷ đồng, so với ngày đầu năm đã tăng hơn 2.100 tỷ đồng. Ảnh: Doanhnhan.vn

Tính tại ngày 30/9/2022, tổng giá trị các khoản phải thu của FLC là 15.720 tỷ đồng, so với ngày đầu năm đã tăng hơn 2.100 tỷ đồng. Theo lãnh đạo FLC, tiếp tục ghi nhận các khoản vay và nợ phải thu cũng như hợp tác đầu tư kể trên và theo dõi ở trên sổ sách kế toán không thể phản ánh được chính xác thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, HĐQT đề nghị ĐHCĐ xem xét phương án xử lý dứt điểm những vướng mắc trên BCTC năm 2021 và 2022, cụ thể như sau: 

Với các khoản xác định chưa thể truy đòi là 7.963 tỷ đồng, tập đoàn sẽ đưa vào chi phí một lần, đồng thời theo dõi ngoại bảng. Với những các khoản hiện đang cần phải tiếp tục xem xét, FLC sẽ đàm phán để có thể thu nợ 2.666 tỷ đồng và trích lập dự phòng 100%. Đề xuất lập tổ công tác nhằm tiếp tục thực hiện việc thu hồi công nợ đã được sự chấp thuận của ĐHCĐ. Nếu có thể thu hồi, FLC sẽ hạch toán vào trong thu nhập bất thường của kỳ thu hồi.

Thứ năm là vấn đề liên quan đến những khoản đầu tư của FLC tại các công ty con và công ty liên kết

Theo FLC, tổng số tiền tập đoàn đang đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là 4.015 tỷ đồng, tương đương với 21,7% vốn điều lệ của hãng hàng không này. Quy định kế toán nêu rõ, một khi Bamboo Airways hoạt động thua lỗ thì FLC sẽ phải trích lập dự phòng đầu tư đúng theo tỷ lệ sở hữu. NĂm 2021, con số mà FLC trích lập là 373 tỷ đồng, dự kiến năm 2022 là 3.642 tỷ đồng.


Theo FLC, tổng số tiền tập đoàn đang đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là 4.015 tỷ đồng, tương đương với 21,7% vốn điều lệ của hãng hàng không này. Ảnh: Doanhnhan.vn
Theo FLC, tổng số tiền tập đoàn đang đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là 4.015 tỷ đồng, tương đương với 21,7% vốn điều lệ của hãng hàng không này. Ảnh: Doanhnhan.vn

Ngoài Bamboo Airways, FLC còn đầu tư 567,57 tỷ đồng cho  CTCP Quản lý vốn và tài sản FLC Holding (FCA), ngoài ra Công ty TNHH Một thành viên FLC Land (công ty con 100% vốn của Tập đoàn FLC) còn đóng góp 300 tỷ đồng vào FLC Holding. Đáng chú ý, toàn bộ hoạt động kinh doanh của FLC Holding đang trong khoảng thời gian bị đóng băng. Lãnh đạo FLC đề nghị ĐHCĐ phê duyệt phương án trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư vào Bamboo Airways và FLC Holding theo đúng quy định pháp luật cùng với ý kiến của đơn vị kiểm toán, từ đó xử lý dứt điểm vấn đề trên báo cáo tài chính năm 2021 và 2022.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

19 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

19 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

19 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

19 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước