meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bạn biết gì về công nghệ IoT?

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Ngày nay, các đơn vị và tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang sử dụng công nghệ IoT để hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa công nghệ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về công nghệ IoT xem có gì đặc biệt nhé.

1. Công nghệ IoT là gì?

Hiện nay nhiều người vẫn thực sự chưa biết công nghệ IoT là gì? Theo chuyên gia IoT là tên viết tắt của cụm từ Internet of Things, có nghĩa Internet vạn vật. Nó thực chất là một mạng lưới kết nối vạn vật lại với nhau bằng internet. Trong đó các thiết bị kết nối có khả năng thu thập, xử lý và truyền tải thông tin qua lại với nhau. Tất cả quá trình này được thực hiện trên một mạng duy nhất mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Chúng ta có thể lấy ví dụ điển hình như lái xe tự động. Trên xe được trang bị hệ thống cảm biến và camera. Chúng có khả năng quét được hình ảnh trên đường đi, nhiệt độ, người tham gia giao thông khác… Mọi thông tin dữ liệu thu thập sẽ tổng hợp lại và gửi đến hệ thống mạng. Từ đó hệ thống tạo ra các lệnh, chương trình giúp điều khiển phương tiện. Sau khi xử lý xong dữ liệu thì xe sẽ nhận được chỉ dẫn qua đường truyền mạng để thực hiện lệnh đặt ra. 


IoT là một mạng lưới kết nối vạn vật lại với nhau bằng internet
IoT là một mạng lưới kết nối vạn vật lại với nhau bằng internet

2. Lịch sử ra đời và phát triển của IoT

Thực tế ý tưởng đưa trí thông minh vào đồ vật đã được hình thành từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1999 công nghệ IoT mới được cho ra đời bởi Kevin Ashton. Những năm sau đó, khoa học công nghệ luôn không ngừng phát triển. Nó tạo điều kiện thuận lợi để ý tưởng thế giới vạn vật kết nối với nhau bằng internet trở nên rõ ràng, nhất quán hơn. 

Những năm gần đây cuộc sống con người ngày càng có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như việc kết nối không dây, deep learning, phân tích dữ liệu trên thời gian thực… Lúc này IoT lại được quan tâm nhiều hơn và trở thành giải pháp công nghệ cao cho người dùng, doanh nghiệp. 

3. Những đặc tính cơ bản của công nghệ IoT

  • Khả năng định danh độc nhất: Mọi đối tượng tham gia vào IoT như con người, máy móc đều được định danh cụ thể. Điều này giúp phân biệt từng đối tượng khác nhau. Nhờ có quá trình thu thập, quản lý, chia sẻ thông tin thông qua máy tính cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Hệ thống vô cùng phức tạp: Hệ thống IoT gồm rất nhiều liên kết giữa các thiết bị với nhau. Kể cả những liên kết, thiết bị cũ và mới được lưu trữ trên nền tảng Internet. 
  • Công nghệ thông minh: Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng vào đa dạng lĩnh vực khác nhau và tạo nên một số thành tựu nhất định. Những thiết bị có trí thông minh này có khả năng tự học hỏi, xử lý dữ liệu và thực hiện nhiệm vụ dựa vào thực tế. 
  • Quy mô rất lớn: Trong môi trường IoT sẽ có một số lượng rất lớn thiết bị được kết nối và giao tiếp với nhau. Do đó chúng sẽ giúp người dùng có được công cụ làm việc hiệu quả. 

Trong môi trường IoT sẽ có một số lượng rất lớn thiết bị được kết nối
Trong môi trường IoT sẽ có một số lượng rất lớn thiết bị được kết nối

4. Cấu trúc của một hệ thống IoT như thế nào? 

Một hệ thống IoT sẽ bao gồm 4 thành phần chính: thiết bị (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers). 

Trong đó các cảm biến có nhiệm vụ cảm nhận mọi tín hiệu từ môi trường như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng… Sau đó chuyển hoá những yếu tố này thành dạng dữ liệu trong môi trường Internet. Tiếp đến tín hiệu được xử lý và tạo ta thay đổi theo mong muốn của người tiêu dùng. Hiện nay thiết bị cảm biến thường được ứng dụng trên điện thoại hay trên máy tính…

5. Khám phá ưu và nhược điểm của IoT

5.1. Ưu điểm của IoT

  • Cho phép truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau. 
  • Hỗ trợ và cải thiện việc kết nối giữa các thiết bị điện tử với nhau. 
  • Chuyển dữ liệu qua mạng Internet một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. 
  • Tự động hóa trong mọi hoạt động giúp cải thiện chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp. 

5.2. Nhược điểm của IoT

  • Khi có nhiều thiết bị được kết nối và chia sẻ thông tin với nhau sẽ tạo điều kiện cho hacker dễ dàng xâm nhập để đánh cắp thông tin. 
  • Các doanh nghiệp phải có biện pháp để vận hành số lượng lớn thiết bị IoT. Bên cạnh đó việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó cũng trở thành thách thức lớn. 
  • Trường hợp hệ thống xảy ra lỗi thì thiết bị kết.
  • Không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT nên các thiết bị từ những nhà sản xuất khác nhau sẽ khó giao tiếp với nhau. 

Công nghệ IoT có những ưu và nhược điểm riêng
Công nghệ IoT có những ưu và nhược điểm riêng

6. Tại sao IoT lại quan trọng trong đời sống?

Theo các chuyên gia IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn. Con người có thể kiểm soát được thời gian một cách tốt nhất. IoT cung cấp cho các doanh nghiệp biết rõ về thời về thời gian mà hệ thống của họ hoạt động. Bên cạnh đó nó cũng cung cấp đầy đủ thông tin về hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

Mặt khác IoT giúp công ty tự động hóa các quy trình và giảm thiểu chi phí lao động. Nhờ có công nghệ này mà giảm thiểu chất thải và cải thiện chất lượng dịch vụ. Quá trình sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, các giao dịch của khách hàng đảm bảo sự minh bạch. Như vậy có thể thấy rằng IoT là công nghệ quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trong tương lai nó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và phục vụ cho đa dạng ngành nghề. 


IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn
IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn

7. Ứng dụng của IoT trong đời sống thực tiễn

7.1. Ứng dụng cho doanh nghiệp

Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng kế hoạch triển khai cụ thể. Doanh nghiệp cần đảm bảo quyền truy cập thường xuyên vào hệ thống nội bộ cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Hiện nay các nhà sản xuất đang áp dụng các cảm biến vào những thành phần của sản phẩm để truyền lại dữ liệu về cách hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi xảy ra thiệt hại. Việc sử dụng công nghệ IoT cho doanh nghiệp được chia thành hai phân khúc:

  • Các dịch vụ dành riêng cho từng ngành nghề như: cảm biến trong nhà máy phát điện, thiết bị định vị thời gian thực trong hệ thống chăm sóc sức khỏe…
  • Các thiết bị IoT được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Chẳng hạn như điều hòa không khí thông minh, hệ thống an ninh cảm biến hiện đại. 

7.2. Ứng dụng cho người dùng

  • Công nghệ IoT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện của con người trở nên thông minh, dễ đo lường và an toàn hơn.
  • Các thiết bị thông minh như Echo của Amazon và Google Home dễ dàng hẹn giờ, phát nhạc… Hay máy điều hòa thông minh có chức năng bật, tắt tự động.
  • Hệ thống cảm biến giúp ta biết rõ môi trường đang ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. 
  • Xe hơi tự lái và thành phố thông minh trong tương lai có thể làm thay đổi cách con người xây dựng, quản lý không gian công cộng.

Các thiết bị IoT được sử dụng trong các ngành công nghiệp
Các thiết bị IoT được sử dụng trong các ngành công nghiệp

Lời kết

Như vậy công nghệ IoT - mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things) là sự kết hợp khổng lồ của dữ liệu, các thiết bị và ứng dụng. Sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của làn sóng IoT có thể nhìn thấy rõ ở tất cả các ngành công nghiệp cũng như đời sống con người. Nhờ công nghệ này mà cuộc sống sẽ dịch chuyển theo xu hướng hiện đại hơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước