Backups là gì? Tại sao cần phải sử dụng backup dữ liệu?
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về lưu trữ đám mây 100GBTổng hợp những ứng dụng lưu trữ đám mây Android tốt nhấtGiải đáp thắc mắc icloud là gì? Chi tiết về cách sử dụng icloudBackups là gì?
Backup có thể hiểu là việc sao lưu toàn bộ các dữ liệu gốc trên mạng hay từ bất kỳ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ thành các bản sao khác nhau. Các bản sao sẽ được đưa vào các thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu dự phòng.
Việc backup dữ liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn file và những thông tin quan trọng, phòng ngừa việc mất cắp hay dữ liệu bị lỗi. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng bản backup để khôi phục lại các bản sao của tệp cũ hơn trong trường hợp dữ liệu bị thất thoát hay bị mất.
Tại sao cần sử dụng backups?
Backups là gì và tại sao cần phải sử dụng? Đây có lẽ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong thời đại xã hội phát triển 4.0 như hiện nay, dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Các dữ liệu đó có thể là thông tin khách hàng, các thiết kế, hợp đồng hay các dữ liệu liên quan đến hệ thống thư Database, CRM, Mail Server,...
Khi doanh nghiệp bị thất thoát hay mất những dữ liệu, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng về tiền bạc cũng như uy tín của công ty. Theo số liệu thống kê, có đến 40% doanh nghiệp không thể phục hồi được dữ liệu sau khi bị mất.
Trong những trường hợp như trên, việc sử dụng Backup dữ liệu là rất cần thiết và quan trọng. Những cơ sở dữ liệu của khách hàng, thông tin sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ, thông tin bài viết,... sẽ được bảo vệ tối ưu khỏi những sự cố không mong muốn như thiết bị hư hỏng, hệ thống bị lỗi, người dùng thao tác sai hay website bị virus và hacker tấn công,...
Các bản backup dữ liệu cần được để ở nơi an toàn. Hiện nay, ngoài những kênh sao lưu dữ liệu truyền thống, người sử dụng có thể sao lưu file trên các không gian online. Chức năng này giúp bảo mật cao hơn, dữ liệu được dễ dàng backup và trả lại bất cứ khi nào cần dùng.
Cách backup dữ liệu cơ bản
Thắc mắc Backups là gì và tại sao lại cần thiết sử dụng đã được giải đáp rất chi tiết qua những thông tin trên. Tiếp theo đây là những giải pháp backup dữ liệu cơ bản hiện nay:
Local Backup
Local Backup là việc người dùng sử dụng các bộ nhớ cục bộ, ví dụ như ổ cứng, Flash drive, ổ đĩa, type hoặc ổ cứng ngoài để lưu trữ các file có trên máy tính. Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng cho một số thiết bị như USB, băng từ,... cho đến các thiết bị chuyên dụng khác như SAN, NAS.
Giải pháp lưu trữ này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định:
Ưu điểm của Local Backup
Ưu điểm đầu tiên phải nhắc đến của phương pháp lưu trữ cho các thiết bị cục bộ này chính là có tốc độ rất nhanh chóng. Việc Backup và khôi phục dữ liệu được thực hiện qua hệ thống mạng LAN nên thời gian tiến hành sao lưu sẽ nhỉnh hơn so với Cloud Backup.
Nhiều người dùng đều băn khoăn về vấn đề bảo mật của Local backups là gì. Tuy nhiên, vì dữ liệu đã sao lưu được đặt tại công ty nên người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, việc bảo mật ở phương pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu này lại phụ thuộc khá nhiều vào quy trình thiết lập hệ thống. Đồng thời, trình độ của các nhân viên kỹ thuật công ty cũng ảnh hưởng đến việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu bằng phương pháp này.
Nhược điểm
Mặc dù local backup dữ liệu có thể xử lý với tốc độ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, một vấn đề khá phức tạp cho giải pháp này chính là việc mở rộng dung lượng lưu trữ cho dữ liệu. Nếu kích thước tổng thể của dữ liệu vượt quá mức giới hạn cho phép, người dùng chỉ còn cách mua thêm ổ cứng khác hoặc xóa đi các dữ liệu cũ để có diện tích cho những dữ liệu mới.
Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cho giải pháp Local Backup là khá tốn kém bao gồm việc đầu tư hạ tầng cho đến các thiết bị để lưu trữ. Bên cạnh đó, các hệ thống lưu trữ cần đảm bảo được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Các tài nguyên khác xung quanh cũng yêu cầu đáp ứng đủ tiêu chí đảm bảo an toàn phần cứng, vì vậy khá tốn kém.
Ngoài ra, việc đặt dữ liệu tại công ty cũng có những rủi ro về mặt an toàn. Nếu doanh nghiệp có xảy ra các sự cố chập điện, cháy nổ liên quan đến thiết bị lư trữ thì các dữ liệu sẽ không thể phục hồi.
Online Backup
Bên cạnh phương pháp Local backup dữ liệu, còn có giải pháp Online backup được sử dụng phổ biến hiện nay. Hình thức sao lưu này hoạt động trên mô hình đơn vị cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp theo dạng dịch vụ. Bao gồm phần mềm Backup và nơi lưu trữ. Hiện nay mô hình backup dữ liệu online này đang rất phát triển và có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Các ưu điểm của Online Backups là gì? Đầu tiên phải kể đến việc tiện lợi khi sử dụng. Giải pháp này không yêu cầu doanh nghiệp phải triển khai hạ tầng phức tạp. Tất cả các thao tác được thực hiện thông qua 1 giao diện web duy nhất giúp việc thiết lập kế hoạch backup dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Dữ liệu sao lưu sẽ được lưu trữ ngay trên cloud, vì thế người dùng sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin hay những rủi ro không đáng có. Nếu dữ liệu bị mất hoặc bị xóa, có thể dễ dàng tìm thấy và phục hồi. Đó là nhờ chức năng phân thành nhiều cấp độ dự phòng lưu trữ bản sao của Online backup.
Việc thực hiện Online Backup có thể được truy cập từ xa, đây là một ưu điểm vô cùng nổi trội. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ này, các chi phí sẽ được giảm tối ưu, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều vốn đầu tư mà vẫn sử dụng backup hiệu quả.
Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên giải pháp Online Backup vẫn gặp những khó khăn vì dữ liệu được sao lưu trực tuyến. Cho nên tốc độ kết nối Internet là vô cùng quan trọng. Trong quá trình sao lưu và phục hồi dữ liệu, nếu kích thước của tập tin được tải lên lớn sẽ tốn khá nhiều thời gian hơn.
Các dạng Backups dữ liệu
Tùy thuộc vào nhu cầu tìm hiểu backups là gì và sử dụng của người dùng, việc sao lưu phục hồi dữ liệu được thực hiện dưới 3 hình thức sau:
Full backup
Có thể hiểu đây là hình thức sao lưu toàn bộ dữ liệu đang có của người sử dụng, Full backup dễ thực hiện và đảm bảo tính an toàn dữ liệu cao. Biện pháp này có nhược điểm là thời gian tiến hành lâu và yêu cầu phải có bộ nhớ lớn. Ngoài ra, trong quá trình backup phải quan tâm đến sự ổn định của đường truyền để tránh xảy ra lỗi.
Differential Backup
Phương pháp này được sử dụng để sao lưu những dữ liệu bổ sung, tránh cho việc thực hiện lại backup toàn bộ dữ liệu lần nữa gây mất thời gian. Dạng backup dữ liệu này dùng cho những lần sao lưu tiếp theo, khi người dùng đã thực hiện trước đó.
Nhược điểm của biện pháp này đó là khi khôi phục phải cần đến 2 bản Backup là 1 file Full backup gần nhất và 1 file Differential Backup vào thời điểm cần phục hồi.
Incremental Backup
Incremental Backups là gì? Đây là biện pháp được sử dụng để sao lưu những dữ liệu thay đổi so với lần backup gần nhất với ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh và yêu cầu dung lượng nhỏ. Tuy nhiên, việc phục hồi dữ liệu của phương pháp này khá rắc rối khi phải khôi phục từng bản backup, bao gồm nhiều file Full backup và file Incremental.
Lời kết
Những thông tin chi tiết về thắc mắc Backups là gì đã được trình bày rất đầy đủ qua bài viết trên. Trong sự phát triển của xã hội công nghệ 4.0 hiện nay, việc sao lưu và phục hồi những dữ liệu cần thiết là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp và người sử dụng tránh được những rủi ro không mong muốn!