Ba dự án giao thông lớn của Hà Nội khởi công dịp cuối năm
BÀI LIÊN QUAN
Hà Nội tính thí điểm làn đường dành cho xe đạpHà Nội sắp đưa ra đấu giá 32 thửa đất vùng venGiá chung cư tại Hà Nội thiết lập đỉnh mới vì nguồn cung khan hiếmDự án hầm chui nút giao Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng
Theo VnExpress, được biết, dự án này nằm trên trục đường Vành đai 2,5, giao cắt với đường Giải Phóng. Điểm đầu của hầm chui giáp với đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A. Điểm cuối nối với đường Kim Đồng, cách quốc lộ 1A hơn 400m. Tổng chiều dài của dự án bao gồm hầm và đường dẫn là 890 m.
Đoạn trong hầm có chiều rộng 3,5m/ làn với hai làn xe. Đoạn ngoài hầm có 3 làn xe với chiều rộng mỗi làn là 3,5 m/làn. Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự toán cho dự án này là 597 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố.
Dự án này là một trong những dự án giao thông quan trọng của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc trên tuyến đường Giải Phóng. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm, dự kiến khởi công vào thang 10/2022 và hoàn thành vào năm 2025.
Dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho Tuyến đường sắt đô thị số 3
Với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng từ ngân sách TP. Hà Nội. Trong đó, dự án sử dụng hơn 48 triệu USD từ vốn của ADB và Quỹ Công nghệ sạch (CTF); còn lại hơn 133 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội được giao làm chủ đầu tư.
Đây là dự án được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2013. Sau đó, thành phố đã có nhiều lần điều chỉnh tiến độ và tổng mức đầu tư.
Nhà thầu sẽ xây dựng các công trình tiếp cận với tuyến đường sắt đô thị đảm bảo liên thông giao thông vận tải công cộng cho 12 nhà ga và các trạm dừng xe buýt giữa các nhà ga; áp dụng giải pháp về giao thông công cộng.
Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 6 đoạn Ba La-Xuân Mai
Với tổng kinh phí gần 8.200 tỷ đồng, dự án được Ủy ban nhân dân TP Hà Nội phê duyệt từ nguồn ngân sách. Dự án có tổng chiều dài hơn 21 km. Điểm đầu từ nút giao Ba La thuộc quận Hà Đông, điểm cuối là thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ. Toàn tuyến sẽ được nâng cấp và mở rộng lên mặt cắt đường 60m (gấp 6-10 lần so với hiện trạng), tương đương từ 4 – 6 làn xe, vận tốc thiết kế đạt 80km/ giờ. Trên toàn tuyến có 4 nút giao (nút giao với quốc lộ 21B; Vành đai 4; trục Bắc – Nam; quốc lộ 21A).
Khó khăn lớn nhất của dự án là công tác giải phóng mặt bằng, trong 8.100 tỷ đồng đầu tư cho dự án thì có đến hơn 5.000 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng.
Quốc lộ 6 là một trong những tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn tạo nên một vòng cung đi tránh trung tâm, góp phần giảm tải áp lực giao thông cho các tuyến đường nội đô thành phố Hà Nội. Tuyến đường này cũng kết nối và đi song song với các tuyến đường quan trọng khác như: Quốc lộ 21B, đường mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 21A); Đại lộ Thăng Long. Có thể nói, đây là một trong những cung đường cực kỳ quan trọng của Hà Nội tại khu vực Tây - Nam.
Tuy nhiên, do lưu lượng tham gia giao thông ngày một lớn, hiện nay tuyến đường nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời, mật độ giao thông gia tăng đã khiến tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông diễn ra thường xuyên. Nhiều đoạn trên tuyến chỉ đủ chỗ cho hai làn ô tô, xe đạp và xe máy phải luồn lách để lưu thông. Đối với người đi bộ, vỉa hè nhiều nơi có, nơi không hoặc chắp vá gây mất mỹ quan và an toàn.
Cùng với đó, mặt đường đã xuống cấp nặng nề trên nhiều đoạn trong khi lưu lượng phương tiện gia tăng quá nhanh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời làm chậm cho sự phát triển của các địa phương dọc tuyến đường.