Apple đối mặt với tình huống khó xử tại Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Chiến lược tăng giá của các thương hiệu Android bất thành vì AppleApple lên tiếng xác nhận vấn đề đang xảy ra với iPhone 14Apple có thể phải thay đổi lớn sau đạo luật mới của EUTheo Nhịp sống thị trường, Apple đã giới thiệu sản phẩm điện thoại mới nhất tại Thung lũng Silicon vào tháng 9 hàng năm. Sau đó vài tuần, hàng chục triệu mẫu mới nhất của hãng sẽ được chuyển từ nhà máy Trung Quốc đến khách hàng toàn cầu.
Apple phát hành iPhone đều đặn hàng năm và đây là một minh chứng rõ nét cho thấy cách mà ông lớn công nghệ Mỹ đã trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất trong thời đại toàn cầu hóa bằng việc kết nối hai nền kinh tế lớn nhất lại với nhau.
Tuy nhiên, The New York Time (Mỹ) cho biết việc kinh doanh năm nay tại Trung Quốc gặp khó và việc ra mắt iPhone 14 thiếu suôn sẻ đã trở thành gánh nặng. Apple buộc phải xem xét lại hoạt động kinh doanh của hãng vì chính sách chống dịch của Bắc Kinh cùng sự căng thẳng gia tăng với Mỹ.
Gần đây nhất, đợt bùng phát Covid 19 diễn ra ở xung quanh nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất của Apple tại Trịnh Châu đã khiến các quan chức áp đặt lệnh phong tỏa. Bởi vậy, công ty cho biết đó là lý do khiến họ sẽ không thể sản xuất đủ điện thoại đợt này.
Apple giao kèo với Trung Quốc: Vừa hưởng lợi, vừa phải trả giá
Apple có một vị thế đặc biệt tại thị trường Trung Quốc sau khi phát triển với tốc độ nhanh chóng từ hồi giữa đại dịch. Hãng công nghệ này hưởng lợi nhiều khi giao kèo với Trung Quốc, thế nhưng hiện cũng đang gồng gánh những cái giá phải trả tại thị trường đông dân nhất thế giới.Meta chịu đòn đau vì Apple, TikTok lại hưởng lợi lớn
Vì tính năng ATT của Apple, Meta đã rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh đó, TikTok đã mở ra một thị trường quảng cáo mới và giữ vị thế đi đầu trong cuộc đua của các mạng xã hội.Kế hoạch kinh doanh quảng cáo của Apple chịu sự phản đối gay gắt
Trong nhiều năm qua, gã khổng lồ Apple vốn tạo dựng hình ảnh trở thành công ty luôn chiến đấu cho quyền riêng tư. Tuy nhiên, lĩnh vực cần khai thác dữ liệu người dùng lại là quảng cáo.Trước đó, hồi tháng 3 có thông tin rằng Apple đang làm việc với YMTC - một nhà sản xuất chip nhớ vốn ít tên tuổi của Trung Quốc nhằm cung cấp linh kiện cho iPhone 14.
Thế nhưng, Apple đã gặp khó trong việc xúc tiến thỏa thuận do Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành những hạn chế vào tháng trước, cấm các công ty Mỹ bán máy móc cho YMTC.
Apple cho biết công khai rằng họ đang đàm phán với YMTC nhưng công ty không phản hồi.
Tình trạng gần đây cho thấy Apple phụ thuộc vào Trung Quốc, và sự phụ thuộc này đã trở thành trách nhiệm pháp lý, trong khi từng được xem là thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của hãng.
Sự trỗi dậy của Apple từ một công ty sắp phá sản những năm 1990 thành công ty giá trị nhất toàn cầu là trùng khớp với sự đi lên của nền kinh tế Trung Quốc. Nó đã tiên phong trong một mô hình kinh doanh đem lại lợi ích cho cả hai bên: Những sản phẩm được thiết kế tại California, lắp ráp ở Trung Quốc rồi bán cho tầng lớp trung lưu tại quốc gia này.
Apple đã thu về lợi nhuận khủng khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh hiện nay của Apple tại Trung Quốc không mấy thuận lợi. Công ty đối mặt với tình trạng thiếu nhân công và linh kiện do tình hình dịch bệnh Covid ở Trung Quốc.
Apple rất khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Họ đã dành 20 năm hợp tác với đối tác sản xuất tại Trung Quốc. Đồng thời cũng bổ sung thêm nhiều linh kiện Trung Quốc vào những sản phẩm của mình và hưởng lợi từ mức giá thấp hơn.
Apple trước áp lực ứng phó khó khăn đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất một số lượng nhỏ điện thoại mới tới Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai thị trường này đều chỉ cung cấp được những nhà máy có hàng chục nghìn công nhân. Con số này rất nhỏ so với quy mô sản xuất của Apple tại Trung Quốc - nơi có 3 triệu công nhân.
Apple dựa vào Foxconn, đối tác lắp ráp lớn nhất của họ tại Trung Quốc. Foxconn đã cách ly 200.000 công nhân khi dịch bệnh bắt đầu gia tăng trong khu vực. Dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy Covid 19 lây lan và khiến đối tác sản xuất này chật vật cân bằng nhu cầu kinh doanh với chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.
Theo đó, lần thứ 3 trong năm Apple phải cảnh báo rằng doanh số bán hàng sẽ chịu tác động bởi sự gián đoạn liên quan đến dịch bệnh.
Thỏa thuận bấp bênh
YMTC là nhà sản xuất chip của Trung Quốc ra đời năm 2016 với khoản đầu tư 2,9 tỷ USD của chính phủ. YMTC thành lập với sứ mệnh giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào những nhà sản xuất chip nước ngoài.
Tập đoàn tài chính Susquehanna International Group cho rằng chip nhớ đặc biệt của YMTC là một trong những phần đắt nhất trên iPhone, khoảng 25% chi phí về vật liệu.
Theo Walter Coon, nhà phân tích chất bán dẫn của Yole Group, một công ty nghiên cứu thị trường, YMTC có thể giúp Apple gây sức ép đối với các nhà cung cấp phương Tây hiện tại để giảm chi phí bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn để chiếm thị phần.
Tuy nhiên, YMTC trở thành mục tiêu của các nhà nghiên cứu an ninh quốc gia Mỹ vì tầm quan trọng của nó đối với Trung Quốc.
Tại nhà thầu quốc phòng Mỹ SOS International hồi tháng 2 năm ngoái, James Mulvenon, nhà nghiên cứu và ngôn ngữ học Trung Quốc nói: “Việc hội tụ tất cả chuỗi cung ứng bên trong một quốc gia gây nên mối đe dọa lớn nhất với Mỹ là không hợp lý”.
Dù YMTC và Apple chưa xác nhận báo cáo, tuy nhiên thỏa thuận tiềm năng đã khiến một số nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền điều tra những kế hoạch của Apple.
Những quan chức ngành bán dẫn cũng lo ngại rằng Apple giúp YMTC cải thiện sản xuất khi hỗ trợ tuyển dụng kỹ sư từ những doanh nghiệp phương Tây.
Sau đó, Apple đã phải trấn an rằng họ chỉ dùng chip YMTC cho iPhone bán tại Trung Quốc. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn của các nhà lãnh đạo quốc hội rằng mọi giao dịch từ YMTC đều khiến thị trường chip nhớ tổn hại vẫn không dịu đi.
Các nhà lập pháp đang kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để YMTC vào danh sách thực thể của Mỹ. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ không thể mua công nghệ và linh kiện của Mỹ mà không được miễn trừ. Tuy nhiên, ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ không làm như vậy mà đã áp đặt những hạn chế xuất khẩu với YMTC.
Theo đó, YMTC không thể nhận máy móc quan trọng của Mỹ cho một nhà máy mới tại Vũ Hán và khả năng hợp tác với những công ty như Apple cũng bị hạn chế.
Sau khi các hạn chế được đưa ra, tờ Nikkei đã đăng tải thông tin rằng Apple không còn có ý định dùng chip nhớ của YMTC. Phát ngôn viên của Apple đã từ chối bình luận về thông tin này.