ACBS: Kinh tế Việt Nam 2 tháng cuối năm đối mặt với hàng loạt rủi ro
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD vào giữa tháng 11Lô hàng iPhone 14 Pro/ Pro Max mới vẫn chưa định ngày về Việt NamViệt Nam trở thành “điểm sáng” thu hút các Big Tech đang muốn mở rộng hoạt động sản xuấtBáo cáo mới nhất của Chứng khoán ACB (ACBS) cho thấy những rủi ro có thể tác động tới nền kinh tế 2 tháng cuối năm nay.
Theo khối phân tích, dự kiến, việc tăng lãi suất sẽ tiếp tục xảy ra trong giai đoạn cuối năm nay của hơn 16 ngân hàng trung ương lớn, nhất là Anh (BoE) và Mỹ (Fed).
ACBS kỳ vọng rằng chính sách tiền tệ có thể được nới lỏng trong nửa cuối năm sau mặc dù áp lực lạm phát trong vài tháng đầu năm chưa thể biến mất ngay và ảnh hưởng từ động thái của các ngân hàng trung ương như dự kiến và lạm phát hạ nhiệt. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ ưu tiên việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngoài cao Sao Vàng, còn nhiều sản phẩm Việt Nam được săn đón tại nước ngoài
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD vào giữa tháng 11
Có thể thấy, với kết quả xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong 10 tháng và chiếm trên 7% thị phần giao thương thủy sản trên toàn cầu, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba và đứng sau Trung Quốc và Na Uy. Ước tính đến tháng 11 thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD - đây là mốc kỷ lục lịch sử ngành thủy sản của Việt Nam sau thời gian 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.Sản lượng tôm của Việt Nam và nhiều nước khác sẽ giảm trong thời gian tới?
Theo chuyên gia, thời gian qua người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh giá khí đốt ngày càng đắt đỏ. Đồng thời, vẫn còn nhiều yếu tố bất định khác cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ tôm.Cùng với BoE và ECB, Fed đang dừng việc tái đầu tư tài sản đáo hạn và bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản ở bảng cân đối kế toán. Theo dự kiến, Fed sẽ thu hẹp khoảng 400 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán cuối năm nay. BoE và ECB cũng có kế hoạch giống với Fed. Theo ước tính của Morgan Stanley, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương chịu tác động lớn sẽ giảm khoảng 4.000 tỷ USD vào cuối năm. Sự kiện này sẽ tác động tới giá trị của VND trong thời gian tới, theo nhận định của ACBS.
Ngoài ra, rủi ro suy thoái tăng lên, nhất là ở EU và Mỹ (những đối tác thương mại lớn của Việt Nam) có thể khiến hoạt động thương mại chậm lại, và đó vốn dĩ là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu là một rủi ro khác. Tình trạng này khiến nhiều quốc gia như EU đối mặt với thiếu hụt nhiên liệu trong mùa đông. Cùng với đó, việc OPEC+ thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu tiếp tục đè nặng lên áp lực giá dầu.
Giá dầu tăng mạnh có thể gây nên sức ép làm tăng tỷ lệ lạm phát vì sự tác động trực tiếp từ giá xăng dầu tăng cao trong nước của Việt Nam cũng như gia tăng sức ép đối với chi phí vận tải, làm tăng giá nguyên liệu sản xuất.
Theo các chuyên gia của ACBS, một rủi ro khác là việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero Covid.
Mặt khác, khối phân tích cũng đề cập tới một số điểm thuận lợi đối với nền kinh tế Việt Nam như khả năng kiểm soát lạm phát tốt, hoạt động sản xuất công nghiệp hồi phục với tổng thể 10 tháng tăng 9% dù IIP tăng chậm lại trong tháng 10. Theo đó, sẽ xúc tiến các hoạt động từ khu vực FDI về mặt xuất khẩu và đầu tư.
ACBS vẫn tiếp tục dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý IV rơi vào khoảng 5,4 - 7,6% và khoảng 7,8 - 8,4% cả năm.