5 nền kinh tế chính của kinh tế thế giới trong những năm qua
Trải qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau của nền kinh tế thế giới nhưng các nền kinh tế này vẫn đứng vững hàng đầu trong bảng xếp hàng liên tục nhiều năm liền. 5 quốc gia thống trị bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu có thể đánh giá là động lực tăng trưởng và tạo ra lượn lớn của cải vật chất cho toàn cầu. Cùng chúng tôi điểm qua những cái tên trong bảng xếp hạng quyền lực này theo xếp hạng của Tạp chí U.S. New&World Report.
Mỹ là quốc gia ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới
Đứng đầu trong Top 5 quốc gia hùng mạnh nhất theo xếp hạng Tạp chí đó chính là nước Mỹ. Đánh giá cho thấy Mỹ không chỉ sở hữu một sức mạnh quân sự hào hùng mà còn sở hữu một nền kinh tế thống trị cũng như dấu ấn văn hóa lan tỏa khắp toàn cầu.
Với vị thế dẫn đầu nền kinh tế thế giới từ những năm 1871, GDP của nước Mỹ đạt 21 nghìn tỷ USD trong năm 2019. Đất nước này được mệnh danh là cường quốc kinh tế quả không ngoa khi kinh tế Mỹ chiếm gần ¼ kinh tế của toàn cầu. Nhiều năm liền trước đó nước này luôn là cường quốc dẫn đầu về kinh tế và quân sự thống trị thế giới.
Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là bất ổn trong nội chính, chủng tộc, bất bình đẳng khiến Mỹ đang mất dần vị trí khi đối thủ cạnh tranh tiến sát là Trung Quốc đang ngấp nghé. Quy mô của hai nền kinh tế này đang tương đồng xấp xỉ “người tám lạng, kẻ nửa cân” này đang khuynh đảo thế giới.
Tuy nhiên theo báo cáo của CEBR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế) vẫn lạc quan vào vị trí quyền lực nhất thế giới của kinh tế Mỹ vẫn nắm giữ trong thập kỷ tới.
Có thể bạn quan tâm: Nền Kinh Tế Việt Nam Đứng Thứ Mấy Trên Thế Giới
Trung Quốc có nền kinh tế ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới
Với những bứt phá ngoạn mục, nền kinh tế Trung Quốc đã không ngừng vươn lên và đạt GDP ở ngưỡng 23.15 nghìn tỷ USD. Qua những thăng trầm trong tăng trưởng, đất nước tỷ dân này đã phát triển trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Trung Quốc được coi là “đại công trường khổng lồ” với những nhà máy, xí nghiệp trên toàn cầu. Những bứt phá ngoạn mục đó cho kết quả rõ nét từ năm 2017. Từ đó đến nay, khoảng cách về nền kinh tế của Trung Quốc với Mỹ đã ngắn dần.CEBR thì nhận định nền kinh tế này không dậm chân tại chô mà tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Nền kinh tế Nhật Bản
Trong danh sách 5 quốc gia thống trị bảng xếp hạng kinh tế thế giới, Nhật Bản là cái tên khó có thể bị thay thế. Dự báo của CEBR thì đến năm 2022, nên kinh tế Nhật vẫn “chắc chân” trong bảng xếp hạng nền kinh ế quyền lực nhất
Lợi thế của Nhật là sở hữu những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới. Ngành cong nghiệp, điện tử và thép của quốc gia này luôn đi đầu thế giới. Đồng thời sức mạnh quân sự cũng không hề nhỏ thể hiện qua các cuộc căng thẳng với Triều Tiên.
Dù có không ít những tác động bất lợi gây cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế này như dân số đang già đi, Chính phủ nợ nần nghiêm trọng, nới lỏng chính sách tiền tệ suốt hai thập kỷ qua nhưng Nhật chắc chắn vẫn duy trì được vị thế của mình.
Đức
Đại diện đến từ Châu Âu này luôn khẳng định vị thế của nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu khu vực với lợi thế đông dân nhất EU. Đức luôn khẳng định được vị thế của một trung tâm kinh tế giữa lòng Châu Âu. Lợi thế của 82 triệu dân đã biến Đức trở thành thị trường lớn bậc nhất Châu Âu.
Ở phạm vi toàn cầu, nền kinh tế Đức đã thể hiện vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với GDP đạt 4.17 nghìn tỷ USD.
Qua những biến cố thăng trầm, nền kinh tế này kịp thích ứng với xu thế toàn cầu khi cho ra mắt công ty 4.0. Với sáng kiến chiên lược này đã đưa Đức lên tầm mới, trở thành thị trường tiên phong trong cung cấp những giải pháp công nghệ thông minh, tiên tiến. Nhờ đó Đức dẫn dẫn vai trò đi đầu kinh tế của khối liên minh Châu Âu và không thể không góp chân trong bảng xếp hạng hàng đầu của nền kinh tế thế giới.
Nước Anh đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thế giới
Nền kinh tế Anh với mức tăng trưởng GDP đạt 2.91 nghìn tỷ USD. Sau khi bỏ phiếu rời bỏ EU vào năm 2018 đã khiến thư hạng trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới của Anh sụt giảm. Tuy nhiên London vẫn là “con át chủ bài” của Anh. Bởi đây là một trung tài chính lớn có tầm ảnh hưởng rộng rãi mà Anh sở hữu thông qua sức mạnh của Hoàng Gia Anh để lan tỏa đến toàn cầu.
Theo đánh giá của Tạp chí US News thì Anh vẫn là một quốc gia có tầm phát triển vượt bậc và có những tác động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, văn hóa, chính trị trên toàn cầu.
Dù chỉ có diện tích đứng thứ 80 thế giới nhưng tăng trưởng GDP lên thứ hạng Top 5 thế giới đã chứng tỏ những nỗ lực vượt bậc của nền tài chính Anh.
Có thể bạn quan tâm: Nền Kinh Tế Tri Thức Là Gì ? Tìm Hiểu Nền Kinh Tế Tri Thức
Kết luận: Trên đây là những phân tích nhận định tổng quan về 5 quốc gia thống trị bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Tuy nhiên theo thời gian cùng những biến động của tình hình kinh tế hiện tại, sẽ có những sự thay đổi, xáo trộn trong cục diện kinh tế toàn cầu. Chúng ta cùng theo dõi diến tiến để chứng kiến những bứt phá ngoạn mục đến từ những nền kinh tế hàng đầu.