meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

5 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý Harvard dành cho cha mẹ để nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ có bộ não linh hoạt

Thứ năm, 17/02/2022-15:02
Với nhiều năm nghiên cứu trong khoa học thần kinh và tâm lý học, chuyên gia Harvard đã có những lời khuyên dành cho cha mẹ để nuôi dạy con cái phát triển một bộ não nhanh nhẹn, kiến cường.

Bộ não của mỗi đứa trẻ không phải là bộ não thu nhỏ của người lớn, mà đó là một bộ não được sinh ra thông qua quá trình gây dựng và có chức năng kết nối với thế giới. Hơn thế nữa, cha mẹ sẽ chính là những người có vai trò hướng dẫn, tạo ra các kết nối trong quá trình gây dựng ấy để tạo ra một thế giới phong phú cho con trẻ.

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm của mình, Tiến sĩ Lisa Feldman Barrett, một nhà thần kinh học, nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn "Seven and a Half Lessons About the Brain". Bà là Giáo sư Xuất sắc tại Đại học Northeastern và cũng công tác tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. Bên cạnh đó, bà còn là Giám đốc Khoa học của Trung tâm Luật, Trí não & Hành vi (Center for Law, Brain & Behavior) tại Đại học Harvard, đã đưa ra 5 lời khuyên dành cho cha mẹ để giúp nuôi dạy con phát triển một bộ não linh hoạt, từ đó dễ phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần.

1. Hãy là một người làm vườn chứ không phải một thợ mộc

Những người thợ mộc sẽ chạm khắc gỗ thành những hình dạng họ mong muốn. Nhưng người làm vườn lại giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách nuôi dưỡng một cảnh quan màu mỡ.

Tương tự vậy, cha mẹ có thể "điêu khắc" con mình thành bất kỳ kiểu người mà cha mẹ muốn, chẳng hạn như một nghệ sĩ vĩ cầm. Hoặc cha mẹ cũng có thể cung cấp một môi trường khuyến khích sự phát triển làm mạnh cho trẻ theo bất kỳ hướng nào.

Có thể một ngày nào đó bạn muốn con mình chơi violin trong các Nhà hát lớn. Tuy nhiên, việc ép chúng học (cách tiếp cận của người thợ mộc) có thể tạo nên một bậc thầy với kỹ thuật điêu luyện, nhưng cũng có thể tạo ra một đứa trẻ chỉ coi âm nhạc như một công việc khó chịu.

5 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý Harvard dành cho cha mẹ để nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ có bộ não linh hoạt - ảnh 1

Nhưng với cách tiếp cận của người làm vườn sẽ là tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc với âm nhạc và xem cái nào khơi dậy sự quan tâm của trẻ. Chẳng hạn như, chúng có thích gõ xoong nồi mà có nhịp điệu nào đó hay không? Nếu có, rất có thể con bạn là một tay trống chớm nở.

Khi bạn hiểu loại cây mà mình đang trồng, bạn sẽ biết "điều chỉnh đất" để cây bán rễ và phát triển một cách tốt nhất.

2. Nói chuyện và đọc cho con nghe thật nhiều

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả khi trẻ mới vài tháng tuổi và không hiểu nghĩa của từ thì não của chúng vẫn sử dụng chúng.

Điều này giúp xây dựng một nền tảng thần kinh cho việc học sau này. Chính vì vậy, càng cho trẻ nghe nhiều từ thì hiệu quả càng lớn. Từ đó, trẻ sẽ có vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tốt hơn.

Cha mẹ hãy dạy trẻ "từ ngữ cảm xúc" (chẳng hạn như vui, buồn, thất vọng...) sẽ đặc biệt có lợi. Càng biết nhiều, trẻ càng hoạt động linh hoạt hơn.

Hãy cùng con nghiên cứu cảm xúc của mọi người xung quanh, nói về nguyên nhân gây ra cảm xúc đó và ảnh hưởng đến người khác thế nào, ví dụ như: "Con có thấy cậu bé đang khóc đó không? Cậu bé đang cảm thấy đau vì ngã và trầy xước đầu gối. Cậu ấy đang buồn và có lẽ muốn một cái ôm của bố mẹ".

Cha mẹ hãy coi mình như hướng dẫn viên du lịch, dẫn con khám phá thế giới bí ẩn của con người thông qua chuyển động và âm thanh của họ.


Cha mẹ hãy coi mình như hướng dẫn viên du lịch, dẫn con khám phá thế giới bí ẩn của con người
Cha mẹ hãy coi mình như hướng dẫn viên du lịch, dẫn con khám phá thế giới bí ẩn của con người

3. Giải thích sự việc với con

Có thể nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi con bạn liên tục hỏi "Tại sao?", nhưng khi bạn giải thích điều gì đó với con sẽ giúp chúng tiếp thu một điều mới mẻ từ thế giới và khiến trẻ tự tin hơn vì đã có những hiểu biết nhất định về điều đó. 

Bên cạnh đó, tránh trả lời câu hỏi "Tại sao" của con bằng "Bởi vì bố/mẹ nói như vậy". Khi trẻ biết lý do để cư xử theo một cách cụ thể, điều đó có thể giúp trẻ điều chỉnh hành động của mình hiệu quả hơn.

Nếu tất cả những gì trẻ biết là, "Mình không nên ăn tất cả bánh quy vì bố mẹ đã nói với mình như vậy và mình sẽ gặp rắc rối mất", vậy thì lý do đó có thể không có hữu ích khi cha mẹ không vắng mặt.

Sẽ tốt hơn nếu con hiểu rằng, "Mình không nên ăn tất cả bánh quy vì mình sẽ bị đau bụng và anh chị em của mình cũng sẽ buồn vì thiếu món tráng miệng". Theo đó, lý luận này giúp trẻ hiểu hậu quả của hành động và nuôi dưỡng sự đồng cảm.

4. Đánh giá về hoạt động, không đánh giá về con người

Khi con trai bạn đánh vào đầu em gái, cha mẹ đừng chỉ mắng "hư quá". Mà hãy cụ thể hơn như: "Đừng đánh em con. Hành động ấy khiến em cảm thấy đau và khó chịu. Hãy nói với em rằng con rất xin lỗi em." 

Tương tự đối với lời khen, đừng chỉ nói "Ngoan quá", thay vào đó hãy bình luận về hành động của con: "Con đã rất đúng khi không lại anh". Những kiểu ngôn từ này sẽ giúp bộ não của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích cho hành động và bản thân.

5 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý Harvard dành cho cha mẹ để nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ có bộ não linh hoạt - ảnh 3

Ngoài ra, còn một gợi ý khác là mô tả hành động của các nhân vật trong truyện. Khi nhân vật không nói sự thật, đừng chỉ nói "Sam là kẻ nói dối" (từ ngữ nhắm vào chủ thể "người"), mà hãy nói "Sam đã nói dối" (từ ngữ nhắm vào "hoạt động"). Sau đó, tiếp tục hỏi, "Con nghĩ tại sao Sam lại làm như vậy? Người khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Họ có nên tha thứ cho Sam không?".

Bằng cách thu hút sự tò mò này, bạn đang xây dựng sự linh hoạt mà trẻ cần trong các tình huống thực tế. Ngoài ra, bạn cũng đang ngụ ý với con rằng Sam vốn không phải là người không trung thực, Sam chỉ đang nói dối trong một tình huống cụ thể, có lẽ Sam sẽ cư xử trung thực hơn trong những trường hợp khác.

5. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người (một cách an toàn)

Ngoài những người mà con bạn thường xuyên gặp như ông, bà, cô, dì, chú, bác, những bạn nhỏ khác,... thì hãy cố gắng cho trẻ tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt, đặc biệt từ khi chúng còn là trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, những em bé thường xuyên tương tác với những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể sẽ giúp ích cho trẻ trong việc học các ngôn ngữ khác trong tương lai.

Tương tự vậy, những em bé được nhìn thấy nhiều khuôn mặt đa dạng có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều khuôn mặt hơn trong cuộc sống sau này. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

20 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

20 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

20 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

20 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước