Học lỏm quy tắc dạy con của tỷ phú Warren Buffett: Hiểu 3/5 cũng thay đổi cả tương lai
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ túi bí quyết đầu tư của thần chứng khoán Warren Buffett để "ngồi vững" trước thị trường đầy biến độngHọc ngay 3 nguyên tắc của Warren Buffett để đánh đâu thắng đó: Đầu tư bất động sản mà nghĩ ngắn thà cất tiền đi còn hơnNằm lòng bí quyết làm giàu từ thần chứng khoán Warren Buffett: Làm giàu từ từ khá dễ, làm giàu nhanh chóng lại không dễKhông bao giờ là quá sớm để trẻ hình thành thói quen tài chính tốt
Một trong những điều quan trọng nhất giúp trẻ có một tương lai thành công đó là để trẻ hình thành thói quen tài chính tốt.
Tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Không bao giờ là quá sớm. Cho dù là dạy về giá trị của một xu nhỏ bé, hay sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn cũng như giá trị của việc tiết kiệm tiền. Tất cả đều là những khái niệm mà chúng ta sẽ gặp phải ngay từ khi còn rất nhỏ". Nếu trẻ hiểu những điều này sàng sớm thì tương lai càng có thể đưa ra quyết định tốt hơn.
Được biết, vị tỷ phú Warren Buffett đã có tư duy quản lý tài chính ngay từ khi còn rất nhỏ. Năm 6 tuổi, ông từng mua 6 lon Coke với giá 25 xu rồi sau đó đem bán chúng với giá 5 xu mỗi lon, thu về một khoản lãi nhỏ là 5 xu. Thậm chí, ông cũng từng đi gõ cửa từng nhà để bán tạp chí và kẹo cao su.
Warren Buffett chia sẻ: "Người truyền cảm hứng nhiều nhất cho tôi chính là cha. Khi tôi còn rất nhỏ, tôi đã học được từ ông về tầm quan trọng của việc phát triển những thói quen đúng đắn càng sớm càng tốt. Một trong số đó chính là tiết kiệm tiền".
Thực tế, sai lầm lớn nhất mà cha mẹ thường mắc phải khi dạy con khái niệm về tiền bạc là gì. Warren Buffett đưa ra câu trả lời rằng: “Cha mẹ đôi khi đợi cho đến khi con cái bước vào tuổi dậy thì rồi mới bắt đầu nói về việc quản lý tiền bạc với chúng. Nhưng thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu việc này ngay từ khi con họ học mẫu giáo”.
Thời điểm là yếu tố rất quan trọng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 80% sự phát triển của não bộ đã được hoàn thiện từ thời điểm 3 tuổi. Trong một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy, trẻ em từ 3-4 tuổi đã có thể hiểu đầy đủ các khái niệm cơ bản về tiền. Đến khi 7 tuổi, các thói quen cơ bản liên quan đến hành vi tài chính trong tương lai đã được phát triển.
Vị tỷ phú này cho rằng, tầm quan trọng của việc dạy con về tiền bạc cũng như cách quản lý tiền đúng cách thì đa số các bậc cha mẹ đều đã biết. Tuy nhiên, giữa hiểu biết và hành động lại là hai việc khác nhau.
Trong cuộc khảo sát của T. Rowe Price hồi năm 2018, đơn vị này đã thu thập phản hồi từ 1.014 vị phụ huynh (có con từ 8-14 tuổi) cùng với hơn 1.000 thanh niên (18-24 tuổi). Theo đó, 14% người được hỏi cho biết cha mẹ của họ chưa bao giờ thảo luận với họ về các vấn đề tài chính. Còn với những người còn lại, chỉ 4% là được dạy trước 5 tuổi và 30% được dạy sau sinh nhật 15 tuổi.
Tỷ phú Warren Buffett đã dạy con cái của mình những gì?
Vào năm 2011, Buffett tham gia hỗ trợ sản xuất bộ phim dành cho trẻ em có tên "Secret Millionaire Club", trong đó ông có nhiệm vụ là người cố vấn cho một nhóm học sinh. Bộ phim có tổng cộng 26 tập, mỗi tập đều đề cập đến một chủ đề khác nhau, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoạt động như thế nào, tại sao luôn phải để ý đến những nơi cất tiền, gửi tiền của mình...
Warren Buffett chia sẻ: "Đó đều là những điều mà tôi đã dạy cho ba đứa con của mình. Những bài học đơn giản phù hợp với kinh doanh và cuộc sống".
1. Khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo của trẻ
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ không bỏ cuộc sau lần thử thất bại đầu tiên. Trong tương lai, khi gặp phải những thách thức về tài chính, khả năng tư duy sáng tạo và thoát ra khỏi khuôn khổ chắc chắn sẽ có ích rất nhiều.
Vị tỷ phú này khuyến nghị việc nên đưa trẻ đến những phòng trưng bày nghệ thuật để cùng thảo luận với nhau về phong cách khác nhau của mỗi bức tranh. Sau đó, khuyến khích chúng vẽ thứ gì đó hoặc sáng tạo bằng những công cụ khác ngoài bút vẽ.
Không ngừng đưa ra những thử thách và khuyến khích trẻ tìm cách để tận dụng những vật dụng thừa thãi trong nhà để thỏa thích sáng tạo. Chính điều này sẽ giúp trẻ học được cách suy nghĩ linh hoạt hơn, rèn tính tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
2. Dạy con cách phân chia giữa chi tiêu và tiết kiệm
Ben Franklin từng nói rằng: “Một xu tiết kiệm là một xu kiếm được!”. Một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ học cách quản lý tiền bạc là hãy để trẻ hiểu rõ được sự khác biệt giữa “mong muốn” và “nhu cầu”.
Cha mẹ có thể đưa cho trẻ hai hộp đựng tiền, một cái dùng để tiết kiệm tiền và cái còn lại để cất giữ tiền có thể chi tiêu. Khi trẻ có cơ hội nhận được tiền, chẳng hạn như tiền tiêu vặt, tiền lì xì,... hãy dạy con cách phân chia giữa chi tiêu và tiết kiệm.
3. Giúp trẻ phân biệt giữa giá cả và giá trị
Ngay cả bản thân chúng ta cũng đã từng nhiều lần đưa ra quyết định mua sắm "khó hiểu". Chẳng hạn như sẵn sàng mua chiếc túi đắt đỏ của thương hiệu nổi tiếng rồi chỉ sử dụng vài lần, thế nhưng lại không muốn bỏ tiền mua sản phẩm tương tự, độ bền cao nhưng đến từ thương hiệu không nổi tiếng.
Vì vậy, cần giúp trẻ hiểu được sự khác biệt giữa giá cả và giá trị thật sự của bất kỳ một sản phẩm nào, từ đó đưa ra quyết định xem thứ đó có đáng mua hay không.
Ngay trong cuộc sống thường ngày, có thể bắt đầu từ việc lập danh sách mua hàng ở siêu thị, sau đó kiểm tra các tờ rơi, trang web và báo chí xem mặt hàng trong danh sách có được bán hay không. So sánh giá cả và lựa chọn nơi mua hàng uy tín và có giá cả hợp lý nhất.
4. Hình thành thói quen đưa ra quyết định đúng đắn
Cách tốt nhất giúp bạn đưa ra quyết định thông minh đó là suy nghĩ về ảnh hưởng của từng phương án đối với tương lai của mình.
Warren Buffett khuyên các bậc phụ huynh nên làm gương cũng như thảo luận về quyết định của mình với con cái, nói cho chúng biết những tác động domino có thể gặp phải trong tương lai sau khi lựa chọn quyết định đó.
Ví dụ: "Chúng tôi muốn mua một chiếc TV mới, nhưng điều hòa bị hỏng. Tháng tới là mùa hè, nếu chúng tôi tiết kiệm tiền để sửa điều hòa trước, thì cả nhà sẽ không phải chịu cảnh nóng bức. Sau khi sửa xong điều hòa, chúng ta mới cân nhắc xem nên mua một chiếc TV hay không."
Hãy để trẻ hình thành thói quen đưa ra quyết định đúng đắn về cách tiết kiệm tiền. Ví dụ, nếu muốn mua một món đồ chơi nào đó, hãy đặt câu hỏi xem nó có thực sự cần thiết hay không.