meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

3 dự án cao tốc trọng điểm hơn 84.000 tỷ đồng được đề xuất áp dụng các cơ chế đặc thù

Chủ nhật, 08/05/2022-21:05
Chính phủ vừa trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án được cao tốc phía Nam là Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Những dự án này được đề xuất đầu tư hoàn toàn bằng vốn ngân sách với tổng mức 84.000 tỷ đồng.

Theo Thanh niên, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án và đẩy mạnh phân cấp ủy quyền, Chính phủ đề xuất áp dụng các cơ chế đặc thù. Cùng với đó, dự kiến nguồn vốn của cả 3 dự án này được bố trí từ nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong giai đoạn từ năm 2022 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.

Về tiến độ thực hiện các dự án này sẽ được thực hiện trong năm 2022, năm 2023 khởi công, năm 2025 cơ bản hoàn thành. 

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 

Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, điểm cuối tại cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tổng chiều dài tuyến đường là khoảng 188,2 km. 

Đối với dự án này, Chính phủ kiến nghị đầu tư giai đoạn 1 theo quy mô 4 làn xe, có bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục. 

Dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án là khoảng 44.691 tỷ đồng. trong giai đoạn 2022 - 2025, nhu cầu vốn của dự án là khoảng hơn 35.700 tỷ đồng, trong năm 2026 là khoảng hơn 8.900 tỷ đồng. 


Sơ đồ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. 
Sơ đồ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. 

Để triển khai dự án đúng tiến độ và chất lượng đề ra, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cho dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Trong đó có đề xuất chia dự án thành 4 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (từ Km0+000 đến Km57+200), chiều dài khoảng hơn 57 km. Dự án này thuộc địa bàn hai tỉnh, thành phố là An Giang và Cần Thơ. Dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 1 này là khoảng 13.800 tỷ đồng. 

Dự án thành phần 2 (từ Km57+200 đến Km94+400), chiều dài khoảng 37,2 km. Dự án này thuộc Thành phố Cần Thơ. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 2 này là hơn 9.800 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (từ Km94+400 đến Km131+300), chiều dài khoảng gần 37 km. Dự án này thuộc tỉnh Hậu Giang. Dự kiến  sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 3 này hơn 9.900 tỷ đồng.

Dự án thành phần 4 (Km131+300 - Km188+200) chiều dài khoảng 56,9 km thuộc hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 4 này khoảng 11.120 tỷ đồng.
 
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sau khi hoàn thành sẽ trở thành tuyến đường quan trọng theo trục ngang của Đồng bằng sông Cửu Long. Tạo điều kiện kết nối vận tải giữa cảng nước sâu Trần Đề với các địa phương, giảm tải cho cảng biển TP Hồ Chí Minh. Cảng Trần Đề được đánh giá là cảng nước sâu chiến lược của vùng, theo quy hoạch đến năm 2030 cảng này sẽ có năng lực thông qua khoảng 50 - 55 triệu tấn/năm, giai đoạn đến năm 2050 dự kiến đạt 130 -150 triệu tấn/năm. 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km, điểm đầu nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn tránh Thành phố Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai Thành phố Bà Rịa.

Dự án được đề xuất đầu tư công giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, giải phóng mặt bằng 6 - 8 làn xe theo quy mô quy hoạch.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khoảng 17.837 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu vốn cho dự án là khoảng 14.270 tỷ đồng, năm 2026 là khoảng 3.567 tỷ đồng. 


Sơ đồ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Sơ đồ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Dự án này được kiến nghị chia làm 3 dự án thành phần. 

Dự án thành phần 1 (từ Km0 đến Km16), chiều dài khoảng 16km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 6.240 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (từ Km16 đến Km34+200, trong đó đoạn Km16+800 Km29+400 đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông), chiều dài của dự án này là khoảng 18,2 km, thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thành phần 2 là hơn 6.400 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (từ Km34+200 đến Km53+700), chiều dài khoảng 19,5km, thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thành phần 3 là khoảng 5.190 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là công trình giao thông quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Bộ. Có vai trò kết nối sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ chia sẻ áp lực giao thông với QL51, bởi trong những năm gần đây tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông tại QL51 ngày càng nghiêm trọng.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 

Dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5km. Điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1 khu vực cảng Nam Vân Phong. Điểm cuối tại nút giao cắt đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông Thành phố Buôn Ma Thuột.

Chính phủ đề xuất đầu tư dự án theo quy mô 4 làn xe hoàn thiện, với mặt cắt ngang 24,75 m đối với đoạn Km0+00 - Km7+700; Đầu tư phân kỳ quy mô 4 làn xe (mặt cắt ngang 17m) đối với đoạn Km7+700 - Km117+500 (cuối tuyến).

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 21.935 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2022 - 2025, nhu cầu bố trí vốn dành cho dự án là khoảng hơn 17.500 tỷ đồng, năm 2026 nhu cầu vốn khoảng 4.400 tỷ đồng. 


Sơ đồ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Sơ đồ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được đề xuất nghiên cứu chia thành 3 dự án thành phần. 

Dự án thành phần 1 (từ Km0+00 đến Km32+000), chiều dài khoảng 32km thuộc tỉnh Khánh Hòa. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 5.600 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (từ Km32+000 đến Km69+500), chiều dài khoảng 37,5 km thuộc hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 9.800 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (từ Km69+500 đến Km117+500), chiều dài khoảng 48 km, thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.

“Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh. Kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Khi tuyến đường này được đầu tư xây dựng và hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi các hàng hoá, nông lâm sản chủ lực của khu vực Tây Nguyên được giao thương”, ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết.

Theo: thanhnien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước