16 quỹ ETF đang lỗ "nặng" tại TTCK Việt, có quỹ ngoại hiệu suất âm gần gấp hai lần mức giảm VN-Index
BÀI LIÊN QUAN
Top 15 doanh nghiệp giàu tiềm năng trên sàn chứng khoánSo tài kinh doanh của cổ phiếu nhà "họ Vin" trên sàn chứng khoán: Ai kiếm tiền giỏi hơn?Hạn chế vốn vay nước ngoài vào bất động sản, chứng khoán16 quỹ ETF đang lỗ "nặng" tại TTCK Việt
Theo Vneconomy, VanEck Vietnam ETF là quỹ có hiệu suất âm lớn nhất trong số danh sách 16 ETF báo lỗ tại thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tính từ thời điểm đầu năm đến giữa tháng 5/2022, hiệu suất của VanEck Vietnam ETF âm 28,1%, so với mức giảm của Vn-Index từ đầu năm đến nay đã tăng gần gấp đôi. Cụ thể, Xtrackers FTSE Vietnam Swap UCITS ETF có mức lỗ cao thứ hai với mức âm 25%. Tiếp theo là Global X MSCI Vietnam ETF với mức âm 24,6%. Các quỹ còn lại như Premia MSCI Vietnam ETF ghi nhận âm 19,8% còn IPAAM VN100 ETF âm 19,1% và Xtrackers S&P Select Frontier Swap UCITS ETF âm 18,9%; MAFN VN30 ETF âm đến 18%. Hầu hết các quỹ đều ghi nhận mức âm trung bình 18 - 10%.
Chứng khoán FPTS: Định giá hiện tại của VN-Index đang thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á
FPTS cho biết định giá P/E của VNIndex đang ở mức 13,4x giảm mạnh so thời điểm cuối với quý 1/2022. So với các thị trường khu vực Đông Nam Á, mức định giá hiện tại của VN-Index đang thấp nhất.Chứng khoán Mỹ lại chìm trong sắc đỏ, Nasdaq quay đầu giảm 2,3% trong phiên 24/5
Trong phiên 24/5, nhóm cổ phiếu công nghệ đã kéo tụt thị trường chứng khoán Mỹ sau khi công ty mạng xã hội Snap đưa ra các dự báo tiêu cực về triển vọng kinh doanh.Còn DCVFMVN Diamond ETF là quỹ có hiệu suất âm thấp nhất với mức âm 8%. Trong khi đó, Lumen Vietnam Fund âm 19,4% tính từ đầu năm đến thời điểm giữa tháng 5/2022. Và riêng nửa đầu tháng 5, quỹ này ghi nhận âm 14,12%.
Lumen Vietnam Fund đánh giá thị trường hiện đang chờ đợi tín hiệu tích cực để phục hồi và sự phục hồi lần này sẽ từ từ và lành mạnh hơn so với các kỳ cũng sụt giảm bởi trước đó được hỗ trợ từ các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và chất lượng. Lumen Vietnam Fund nhấn mạnh: "Đây là thời điểm tuyệt vời cho các nhà đầu tư dài hạn mua vào".
Có thể thấy, các cơ quan quản lý Việt Nam đang ưu tiên các giải pháp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Trước mắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang yêu cầu HoSE và HNCX tiếp tục công bố dữ liệu giao dịch của tự doanh công ty chứng khoán. Cũng theo đó, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho VSD ban hành Quy chế ký Quỹ, bù trừ cũng như thanh toán chứng khoán phái sinh. Trong đó, một trong những điểm mới của quy chế này chính là điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai với chỉ số VN30.
Theo đó, giá thanh toán cuối cùng chính là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối cùng của ngày đáo hạn (đã bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa) sau khi đã loại trừ 3 mức giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục thay vì chỉ lấy giá trị chỉ số VN30 phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa như tính cách trước đây. Cũng chính sự điều chỉnh này sẽ làm giảm biến động và ít ảnh hưởng đến phiên ATC ngày đáo hạn phái sinh. Điều quan trọng hơn là buổi làm việc giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với HoSE, HNX cùng các công ty chứng khoán thành viên đã thảo luận, tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, dịch vụ và năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các công ty dịch vụ chứng khoán.
Những biện pháp này được đánh giá là vô cùng quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chất lượng cả trong và ngoài nước về lâu dài. Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để đưa ra lộ trình rõ ràng hơn nhằm nâng cấp thị trường.
Còn về mặt định giá, kể từ ngày 13/5/2022, VN-Index đã được giao dịch ở mức P/E trailing là 12,9 lần, ở mức thấp nhất của phạm vi trong 12 năm qua. Cũng kể từ năm 2009, P/E của VN-Index đã dao động trong độ lệch chuẩn +/- là 11,5x đến 17,2x và ở mức trung bình là 14,3x. Mức PE khoảng 11 lần là mức đáy trải qua trong các sự kiện khắc nghiệt như sự điều chỉnh trong quý 4/2012 vụ việc bắt giữ lãnh đạo ngân hàng chủ chốt bởi vì hành vi sai trái của họ trong hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Còn lần thứ hai chính là sự điều chỉnh trong năm 2018 các sự kiện như Brexit và sự sụp đổ của giá dầu. Lần thứ 3 đáy chính là vào hồi tháng 3 năm 2020 đợt đại dịch COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.
Cũng theo dự báo đồng thuận, các công ty niêm yết tại Việt Nam dự kiến sẽ phát thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng từ 18 - 20% vào năm 2022. Chỉ số này đang được giao dịch ở mức PE dự phóng năm 2022 là 10,7x - đây được xem là mức đầu vào hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Còn dự báo tăng trưởng ÉP 18 - 28% cho các cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam vào năm 2022.
Trong 1 tuần, vốn ETF vào Việt Nam lập kỷ lục đạt 115 triệu USD
Theo dữ liệu từ chứng khoán KIS cho thấy, tuần trước hoạt động dòng vốn quỹ ngoại Việt Nam bán ròng đang chiếm ưu thế nhưng áp lực bán ở mức thấp và giá trị ròng ghi nhận ở mức 96 tỷ đồng. Áp lực bán đã quay trở lại và tập trung phần lớn ở trên lĩnh vực Tài chính - bất động sản được dẫn dắt bởi hoạt động bán ròng SSI, STB, VCB, VIC, VHM, và KDH. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu cũng tiếp tục chịu áp lực bán ròng khối ngoại, tập trung chủ yếu ở HPG. Còn ở chiều ngược lại thì hoạt động mua ròng tiếp tục được duy trì ở trên TD thiết yếu và chủ yếu tập trung phần lớn ở VNM, MSN, và VHC.
Dòng vốn tích cực tại Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tuần trước, ghi nhận ở mức 115 triệu USD. Chi tiết, lực cầu chỉ tăng mạnh trên Fubon FTSE Vietnam và VFMVN Diamond với mức giá trị ròng lần lượt là 72,5 triệu USD và 40,2 triệu USD. Đặc biệt, dòng vốn tích cực cũng đã bắt đầu lan sang các ETF chủ đạo như VNFIN Lead, FTSE Vietnam, và VFMVN30. Điều này chứng tỏ một điều là dòng vốn đang ở mức ổn định.