Xuất khẩu giảm, cán cân thương mại thâm hụt 1,15 tỷ USD trong kỳ 1 tháng 11/2022
BÀI LIÊN QUAN
Kim ngạch tăng mạnh, xuất khẩu "sáng cửa" về đíchXuất khẩu tiêu chưa giành lại được mốc 1 tỷ USD dù tình hình kinh doanh khởi sắcThực trạng xuất khẩu ngành gỗ: Đồ gỗ sụt giảm, viên nén “thăng hoa”Kỳ 1 tháng 11/2022, cán cân thương mại hàng hóa đã thâm hụt 1,15 tỷ USD
Số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều 23/11 cho thấy, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2022 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2022) ghi nhận 28,4 tỷ USD và giảm 6,3% (1,91 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022.
Có thể thấy, kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 11/2022 đã đưa tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2022 đạt gần 644,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 13,1% (tương ứng tăng với mức tăng 74,63 tỷ USD về số tuyệt đối).
Cụ thể, tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài (FDI) đạt mức 448,55 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 13,6% (tương ứng tăng với mức 53,55 tỷ USD) còn trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước ghi nhận là 196,15 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 12% (tương ứng tăng 21,08 tỷ USD).
Cần có chính sách ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước nguy cơ đánh mất thị trường
Có thể thấy, sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ chịu tác động của lạm phát cũng như suy thoái toàn cầu. Cũng từ quý IV, các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là ngành tôm đều khan hiếm đơn hàng và giảm sức cạnh tranh đối với các đối thủ lớn.Zero Covid của Trung Quốc có đang “làm khó” việc xuất khẩu heo qua đường tiểu ngạch của Việt Nam?
Thời điểm hiện tại, giá heo hơi của Trung Quốc đang cao hơn khá nhiều so với Việt Nam. Dữ liệu từ trang Zhu Wang cập nhật đến ngày 22/11, giá heo hơi Trung Quốc đang ở mức khoảng 25 nhân dân tệ cho 1kg, tương đương với khoảng 86.000 đồng/kg, cao hơn 32.000 đồng/kg so với giá trong nước.Cũng trong kỳ 1 tháng 11/2022, cán cân thương mại hàng hóa cũng đã thâm hụt 1,15 tỷ USD. Và tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư đạt mức 8,66 tỷ USD.
Cụ thể, về xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 11/2022 đạt mức 13,63 tỷ USD, so với kỳ 2 tháng 10/2022 giảm 16,7% (tương ứng với mức giảm 2,73 tỷ USD về số tuyệt đối).
Có một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu giảm đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận giảm 41,2% (tương ứng với mức giảm 1,17 tỷ USD) còn máy móc, thiết bị, dụng cụ cùng phụ tùng khác ghi nhận giảm 14,3% (tương ứng với mức giảm 296 triệu USD); điện thoại các loại cùng các linh kiện ghi nhận giảm 10,9% (tương ứng với mức giảm 290 triệu USD); dầu thô cũng ghi nhận giảm 49,2% (tương ứng với mức giảm 115 triệu USD).
Và tính chung từ đầu năm cho đến hết ngày 15/11/2022, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận là 326,68 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 14,8% (tương ứng với mức tăng 42,2 tỷ USD).
Trong đó thì có một số nhóm hàng tăng mạnh ví dụ như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác ghi nhận tăng 25,7% (tương ứng với mức tăng 8,18 tỷ USD); giày dép ghi nhận tăng 41,3% (tương ứng với mức tăng 6,16 tỷ USD); hàng dệt may ghi nhận tăng 20,4% (tương ứng với mức tăng 5,62 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận tăng 12,6% (tương ứng với mức tăng 5,4 tỷ USD).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp (FDI) ở trong kỳ 1 tháng 11/2022 đạt mức 10,07 tỷ USD, so với kỳ 2 tháng 10/2022 giảm 18,1% (tương ứng với mức giảm 2,23 USD).
Và tính đến hết ngày 15/11/2022, tổng giá trị của xuất khẩu hàng hóa nhóm doanh nghiệp này ghi nhận là 241,19 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 16% (tương ứng với mức tăng 33,27 tỷ USD) và ghi nhận chiếm 73,8% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Trong kỳ 1 tháng 11/2022, trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt mức 14,78 tỷ USD
Ở chiều hướng ngược lại, trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam ở trong kỳ 1 tháng 11/2022 đạt mức 14,78 tỷ USD, so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2022 tăng 5,8% (tương ứng với mức tăng 813 triệu USD về số tuyệt đối).
Và trị giá nhập khẩu hàng hóa ở trong kỳ 1 tháng 11/2022 đã tăng so với kỳ 2 tháng 10/2022 chủ yếu là ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ cùng phụ tùng khác ghi nhận tăng 16,9% (tương ứng với mức tăng 284 triệu USD); dầu thô ghi nhận tăng 54,8% (tương ứng với mức tăng 217 triệu USD); ô tô nguyên chiếc các loại ghi nhận tăng 99,8%, (tương ứng với mức tăng 153 triệu USD).
Như thế, tính đến hết ngày 15/11/2022, tổng giá trị nhập khẩu của cả nước đạt mức 318,02 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 11,4% (tương ứng với mức tăng 32,44 tỷ USD).
Trong đó, có một số nhóm ngành hàng tăng mạnh ví dụ như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận tăng 14,1% (tương ứng với mức tăng 9,05 tỷ USD); xăng dầu các loại so với cùng kỳ năm 2021 tăng 121,6% (tương ứng với mức tăng 4,25 tỷ USD); than các loại so với cùng kỳ năm 2021 tăng 75,4% (tương ứng với mức tăng 2,77 tỷ USD).
Còn trị giá nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI đạt mức 9,46 tỷ USD, so với kỳ 2 tháng 10 tăng 1,5% (tương ứng với mức tăng 137 triệu USD). Như thế, tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2022 thì tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt mức 207,36 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 10,8% (tương ứng tăng 20,28 tỷ USD) và chiếm 65,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.