Xôn xao về dự báo tồi tệ của Bộ trưởng Larry Summers: Thất nghiệp hàng loạt, kinh tế bước vào suy thoái
Ngay khi cảnh báo của cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers được đưa ra, các tin tức về sự suy thoái kinh tế, thất nghiệp xuất hiện tràn lan trên các mặt báo, các phương tiện thông tin truyền thông Mỹ.
Mới đây ông Summers đưa ra nhận định rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn kìm hãm sự tăng trưởng mạnh mẽ của lạm phát tiêu dùng đang ở mức kỷ lục thì tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn sẽ tăng cao trong nhiều năm tới.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers, từng làm việc dưới nhiều chính quyền của Đảng Dân chủ, ông cũng đã từng ngồi ở vị trí Chủ tịch Đại học Harvard. Ông được cho là nhà kinh tế lỗi lạc nhất và những phát ngôn của ông được đông đảo công chúng quan tâm.
Ông đã từng đưa ra lời nhắc nhở với gói kích thích 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden hồi năm ngoái sẽ khiến cho vấn đề về lạm phát trở nên trầm trọng hơn. Nhưng ở thời điểm đó, những cảnh báo của ông không được Nhà Trắng, Fed và các chuyên gia kinh tế chú ý đến.
Cho đến hiện tại, những dự báo của cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khiến cho nhiều người không thể “ngó lơ”. Mặc dù, những nhận định của ông làm cho không ít người cảm thấy buồn bã.
Theo CEO tập đoàn xe điện, tỷ phú Elon Musk chia sẻ rằng ông cảm giác rằng nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ và ông muốn cắt giảm bớt khoảng 10% nhân lực của công ty.
Một số tập đoàn công nghệ như Microsoft, Coinbase cũng lo ngại sự suy thoái và lên phương án cho việc cắt giảm tuyển dụng thêm nhân sự.
Trò chuyện với ông Summers vào cuối tuần trước, đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết với những kinh nghiệm dày dặn của cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính thì suy đoán về nền kinh tế sẽ gặp phải suy thoái khiến ông cảm thấy rất bất an.
Có lẽ suy đoán của ông Summers sẽ làm cho người dân nước Mỹ cảm thấy tổn thương nếu những điều ông dự báo sẽ xảy ra. Một cú lật thuyền sẽ nhấn chìm mọi thành tựu mà nền kinh tế đã rất cố gắng đạt được trong hai năm qua.
Tờ MarketWatch cho rằng, nếu đó là sự thật, đánh đổi việc tỷ lệ thất nghiệp để kiềm chế lạm phát thì có lẽ nền kinh tế Mỹ sẽ chịu một cú sốc lớn sau cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra, khi đó có đến 10 triệu người lao động phải chịu cảnh mất việc làm.
Sau những hậu quả từ đại dịch COVID-19 để lại, Mỹ đang cố gắng khắc phục nền kinh tế sau đại dịch, Mỹ dự kiến sẽ khôi phục 20 triệu việc làm đã bị mất trong giai đoạn đầu của đại dịch. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ chỉ còn khoảng 3,6%, cao hơn mức đỉnh trước thời COVID không nhiều.
Hiện tại, tỷ lệ công việc trống vẫn còn rất nhiều và còn cao hơn số lượng người không có việc làm, do đó mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm công việc. Đồng thời mức lương trả cho người lao động cũng đang được tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá các loại nguyên liệu vẫn đang ở mức cao kỷ lục, các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn đang chịu ảnh hưởng từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine, tờ MarketWatch đưa ra mối lo ngại rằng nền kinh tế không chỉ dừng lại ở suy thoái như lời cựu Bộ trưởng Summers, mà thậm chí còn rơi vào tình trạng suy thoái mạnh và thậm chí là ở mức sâu hơn.
Trên mạng xã hội, có nhiều người theo chủ nghĩa tự do không hài lòng với ông Summers. Họ chỉ trích ông thậm tệ và chỉ ra rằng khi là Bộ trưởng Bộ Tài chính dưới thời chính quyền Bill Clinton, ông đã quyết định các thỏa thuận thương mại tự do, khiến cho nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, làm cho hàng triệu người dân Mỹ bị mất việc làm.
Ở một diễn biến khác, khi những cảnh báo tiêu cực của nhà kinh tế học lâu năm của Đảng Dân chủ - người luôn phản bác các chính sách bảo thủ đưa ra, lại khiến cho các đảng viên Đảng Cộng hoà cảm thấy phấn khích.
Đảng Cộng hòa đang âm mưu chiếm lại Hạ viện và cả Thượng viện trong cuộc bầu cử vào mùa thu chuẩn bị tới.
Những đánh giá của các chuyên gia kinh tế và đại gia phố Wall
Theo số liệu hiện tại, chưa thể dám chắc rằng nền kinh tế Mỹ sẽ lao thẳng xuống dốc khi các khảo sát cho thấy xác suất rủi ro là 18% vào hồi tháng 1 năm nay. Các nhà kinh tế được Wall Street Journal cho rằng xác suất xảy ra suy thoái là 44% trong vòng 1 năm tới.
Thực tế, đầu tuần này một báo cáo cho thấy dự báo tăng trưởng của Mỹ đã được Goldman Sachs hạ xuống. Mặc dù ở quý II, các nhà phân tích vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng là 2,8%, nhưng lại giảm mức dự báo xuống lần lượt 1,75%, 0,75% và 1% từ quý III năm nay đến quý I năm sau. GDP quý I của Mỹ đã bị giảm đi 1,5% so với năm trước, nếu như tiếp tục giảm thêm 1 quý nữa thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị coi là suy thoái.
Đại gia Phố Wall cũng đặc biệt nhấn mạnh những nguy cơ về một nền kinh tế suy thoái đang có nhiều dấu hiệu tăng dần. Xác suất suy thoái trong năm sau được Goldman Sachs đưa ra đã tăng từ 15% lên 30%. Và nếu năm 2022 nền kinh tế Mỹ có thể tránh được sự suy thoái thì sang năm sau xác suất suy thoái sẽ còn lại 25%.
Theo các chuyên gia được Jan Hatzius dẫn dắt cho biết: “Rủi ro khi nền kinh tế suy thoái ngày càng cao và giai đoạn đầu tiên của suy thoái sẽ gây ra những thiệt hại lớn hơn”. Trước đó, xác suất kinh tế Mỹ cắm đầu rơi vào 35%, tuy nhiên trong vòng hai năm tới, con số này sẽ tăng lên 48% và biến tình hình trở lên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, cụm từ “suy thoái” đang trở nên nóng hơn bao giờ hết khi theo dữ liệu tìm kiếm trên Google cho thấy cụm từ này được truy tìm nhiều nhất kể từ tháng 3/2020.