meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tại sao cần trộn xi măng lát gạch theo đúng tỷ lệ

Thứ ba, 07/06/2022-15:06
Xi măng là một trong những vật liệu xây dựng tạo nên vữa kết dính trong quá trình thi công lát gạch. Nếu bạn trộn xi măng không đúng tỷ lệ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vữa, nứt vỡ, gạch bị phồng rộp. Cùng tìm hiểu cách trộn xi măng lát gạch theo đúng tỉ lệ bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cần trộn xi măng lát gạch theo đúng tỷ lệ?

Xi măng là nguyên vật liệu xây dựng không thể thiếu khi trộn vữa kết dính (xi măng và nước). Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo từ nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia.

Khi xi măng trộn trực tiếp với nước sẽ xảy ra phản ứng thủy hóa, tạo thành một hỗn hợp gọi là hồ xi măng. Do hình thành sản phẩm từ thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết, đông cứng, cuối cùng tạo ra một dạng vật liệu có cường độ và tính ổn định.

Trộn xi măng lát gạch cần phải đúng tỷ lệ để đảm bảo được độ liên kết cao, giúp nền gạch bền chắc, có độ bám dính cao và không phồng rộp, nứt vỡ sau khi đưa vào sử dụng. 





Trộn xi măng lát gạch cần phải đúng tỷ lệ để đảm bảo gạch bền chắc
Trộn xi măng lát gạch cần phải đúng tỷ lệ để đảm bảo gạch bền chắc

Cách trộn xi măng lát gạch theo đúng tỷ lệ 

Tỷ lệ trộn xi măng lát gạch chuẩn sẽ làm tăng độ kết dính, hoàn thiện gạch ốp tường. Lớp vữa này sẽ pha theo cảm tính của người thợ thi công nhiều hơn với công thức: Xi măng + Vữa theo tỷ lệ 2:1. Sau đó dựa theo tình trạng hồ dầu mà trộn thêm cho phù hợp.

Cách trộn xi măng lát gạch như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để trộn gồm cát + xi măng + nước…

  • Bước 2: Sử dụng sàng lưới để loại bỏ rác bẩn và các tạp chất có trong cát. Tiếp theo là đổ xi măng lên cát vừa sàng.

  • Bước 3: Dùng xẻng trộn đều hỗn hợp trên. Sau đó tạo hố trũng ở giữa hỗn hợp nhằm mục đích cho nước vào không bị tràn ra bên ngoài.

  • Bước 4: Cho từ từ hỗn hợp ở xung quanh vào trong hố nước, bổ sung thêm nước nếu nhận thấy hỗn hợp khô quá.

  • Bước 5: Trộn đều hỗn hợp trong khoảng 3- 5 phút, sau đó để hỗn hợp nghỉ trong 1 phút

  • Bước 6: Kiểm tra chất lượng vữa xi măng bằng cách cho vữa lên bay và đặt một góc nghiêng 90 độ và lắc nhẹ cổ tay. Nếu vữa không bị rơi ra khỏi bay, chứng tỏ vữa thành phẩm đảm bảo chất lượng.

Trên thực tế:

Khi lát  tường nhà, sàn nhà thì quá trình thi công sẽ có 3 lớp chính:

  • Cán (tô trát)

  • Láng hồ dầu (trát hồ dầu)

  • Ốp gạch

  • Định mức hồ dầu lát gạch

Theo định mức 1776 quy định:

  • Phần lát có định mức gồm: Vữa xi măng thường là 0.016 -> 0.025

  • Ốp tường sẽ thấy định mức gồm: Vữa thường là 0.013 –> 0.025





Tỷ lệ trộn xi măng lát gạch chuẩn sẽ làm tăng độ kết dính
Tỷ lệ trộn xi măng lát gạch chuẩn sẽ làm tăng độ kết dính

Các bước thực hiện lát gạch

Bước 1. Tạo lớp nền cơ sở

Các bạn cần đầm nền chặt để tạo được độ bằng phẳng, tránh xảy ra tình trạng sụt lún. Nhằm tạo được độ chắc chắn, có thể chịu tải áp lực đi lại trên mặt gạch tốt. Để có một lớp nền bảo đảm thì các bạn thực hiện các công việc sau:

  • Sử dụng ống nước tio căng dây lấy cốt và tạo độ dốc cho nền.
  • Trộn lớp vữa lót cho nước vào ngấm dần, vữa được trộn vừa phải không nhão cũng không khô.
  •  Tiếp theo là rải lớp vữa lót đã được trộn đều, lưu ý không được đổ đè lên các mốc lấy cốt.
  • Gạt vữa phẳng bằng thước để tạo độ dốc theo mốc, lớp vữa lót có chiều dày khoảng từ 2 – 3cm

Bước 2. Xác định vị trí điểm bắt đầu và lát gạch

Bạn cần phải dựa theo đặc điểm của loại gạch lát và diện tích nền nhà. Sau đó bạn xác định điểm bắt đầu lát để đảm bảo lát thẳng và các hoạ tiết hoa văn được gắn trùng khớp với nhau.

  • Đầu tiên, dùng dây tạo thành đường thẳng, lát theo nguyên tắc cùng hướng từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.
  • Trước khi lát cần rải một lớp xi măng để viên gạch và lớp lót nền tăng thêm độ bám dính.
  • Viên gạch được đặt cùng chiều với gân mặt dưới lên lớp vữa lót. Tùy theo kích thước của gạch sẽ quyết định khoảng rộng của mạch vữa.
  • Điều chỉnh viên gạch và dùng búa cao su để đập nhẹ vào giữa viên gạch nhằm tạo độ bám dính chắc hơn giữa gạch và lớp vữa lót nền.

Bước 3. Trít mạch

Nền nhà sau khi lát xong khoảng 3 tiếng đồng hồ thì sau đó sẽ tiến hành trít mạch. Việc thực hiện đúng quy trình ở bước này sẽ tạo cho mạch vữa có độ bóng cũng như góp phần tăng thêm vẻ đẹp của viên gạch lát.

  • Để thực hiện trít mạch, cần trộn vữa xi măng theo đúng tỷ lệ 1:1 gồm 1 phần cát mịn cùng với 1 phần xi măng, chế nước từ từ và trộn đều để tạo ra độ dẻo vừa phải. Bạn có thể thay đổi màu mạch bằng cách sử dụng xi măng trắng và bột màu, nước than. Nền gạch sẽ có hiệu ứng thẩm mỹ cao hơn nếu các viên gạch được cắt theo yêu cầu, màu khác nhau và lát đan xen nhau.
  • Đưa lượng vữa vừa đủ vào chỗ mạch cần trít bằng cách sử dụng bay mũi nhọn.
  • Dùng bay hót đi lượng vữa thừa tràn ra bên ngoài để vữa không bị rơi vãi, bám dính vào bề mặt gạch. 

Bước 4. Làm sạch bề mặt nền sau khi lát

Vệ sinh bề mặt gạch lát sau thi công là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện nền nhà. Nó có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho gạch lát thể hiện được màu sắc tự nhiên vốn có ban đầu. Tùy theo điều kiện thời tiết, sau khi trít mạch khoảng 24 giờ đến 36 giờ thì mạch vữa sẽ khô cứng và có thể tiến hành làm sạch mạch vữa và  các vết vữa còn bám trên cạnh.

  • Dùng nước sạch xả vào nền nhà và lau các vết vữa bám trên bề mặt gạch và trên bề mặt mạch trít bằng giẻ lau.
  • Nên ngâm nước một khoảng thời gian để lớp vữa vương vãi trên bề mặt gạch giảm khả năng bám trụ. Sử dụng trang để đẩy phần nước kéo theo phần vữa bong ra trong quá trình vệ sinh gạch sau lát.

Lưu ý khi lát gạch

  • Tránh vệ sinh nền quá sớm hay quá muộn vì nếu quá sớm sẽ khiến độ kết dính của mạch vữa chưa đủ nên dễ bị bong tróc. Còn nếu quá muộn sẽ khó làm sạch lớp vữa vương trên bề mặt gạch  bởi vữa xi măng đã đông kết cứng lại.
  • Sử dụng giẻ giặt sạch, nước sạch để vệ sinh hàng ngày, không sử dụng giẻ bẩn và nước bẩn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất để tẩy và làm sạch gạch lát nền bởi sẽ làm ảnh hưởng đến gạch và mạch trít.




Vệ sinh bề mặt gạch lát sau thi công là công đoạn cuối cùng hoàn thiện nền nhà.
Vệ sinh bề mặt gạch lát sau thi công là công đoạn cuối cùng hoàn thiện nền nhà.

Những lưu ý khi sử dụng xi măng lát gạch

  • Khi đổ xi măng vào cát có thể có giấy trong bao xi măng, lúc này cần loại bỏ giấy mới bắt đầu trộn tiếp.
  • Thực hiện trộn theo đúng tỷ lệ giữa cát + xi măng + nước.
  • Tỷ lệ trộn trên chỉ mang tính chất tham khảo, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế của điều kiện thời tiết tại thời điểm trộn.
  • Sau khi hoàn thành quá trình trộn, cần tiến hành kiểm định chất lượng. Khi đảm bảo đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng.

Các loại gạch bê tông lát được sử dụng phổ biến hiện nay

Gạch vân gỗ

Gạch vân gỗ là loại gạch được nhiều hộ gia đình Việt Nam lựa chọn. Loại gạch này có đường vân gỗ và màu sắc giống với gỗ tự nhiên. Hơn nữa, gạch vân gỗ còn có khả năng chống thấm và chịu lực tốt hơn so với gỗ tự nhiên. Một ưu điểm nữa của gạch vân gỗ đó chính là giá thành của nó thấp hơn rất nhiều so với giá thành sàn gỗ tự nhiên.





Gạch vân gỗ là loại gạch được nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn
Gạch vân gỗ là loại gạch được nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn

Gạch vân đá tự nhiên

Các mẫu gạch vân đá tự nhiên được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các loại đá của thiên nhiên. Gạch vân đá được tạo thành bởi công nghệ rung và nén bột đá kết hợp với các chất phụ gia khác. Loại gạch này có ưu điểm nổi bật là tính thẩm mỹ cao và độ bền tốt. Hơn nữa, nhờ công nghệ sản xuất mà gạch vân đá sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạch đá tự nhiên là không gây trơn trượt, không thấm nước và ít bị bay màu theo thời gian. 

Gạch vân đá Marble

Gạch vân đá Marble được lấy cảm hứng từ hình ảnh những viên đá cẩm thạch thiên nhiên. Loại gạch Marble có vân màu đẹp tự nhiên, đem đến cho không gian một vẻ đẹp tinh tế. Nhờ các đường vân đá đầy tinh xảo mà không gian trở nên sang trọng và phong cách hơn. Bạn có thể sử dụng gạch vân đá Marble cho không gian phòng khách, phòng tắm,… Để tạo nên được sự thống nhất và hài hòa cho ngôi nhà của bạn.

Gạch granite

Granite là loại gạch không nung, sản xuất dựa trên công nghệ rung và nén bột đá tự nhiên. Toàn bộ gạch là một khối đồng chất về nguyên vật liệu nên màu sắc bề mặt và màu sắc của khung xương giống nhau, đem đến nên tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, khả năng chống bám bẩn tốt và dễ vệ sinh để không gian luôn được sạch sẽ. 





Granite là loại gạch không nung, sản xuất dựa trên công nghệ rung và nén bột đá tự nhiên
Granite là loại gạch không nung, sản xuất dựa trên công nghệ rung và nén bột đá tự nhiên

Gạch cổ lát nền

Gạch lát giả cổ là một loại gạch được làm từ đất sét nung. Tuy nhiên, khác với gạch đỏ cotto, gạch lát nền giả cổ có bề mặt thô nhám, nhiều đường vân và gồ ghề nhìn khá “cũ”. Các đường vân này có nhiều hoạ tiết màu sắc, có thể là họa tiết kẻ sọc hay loang lổ về màu sắc… giống với gạch cổ xưa. Chính điều này tạo nên một vẻ đẹp cổ điển, phong trần cho các không gian sử dụng sản phẩm.

Gạch bông hoa văn cổ điển 

Gạch bông hoa văn cổ điển là loại gạch có những màu sắc và hoạ tiết hoa văn cổ điển, độc đáo đem đến những sáng tạo mới mẻ mang lại màu sắc riêng biệt cho từng không gian. Bên cạnh đó đây là một  loại gạch thân thiện với môi trường, dễ dàng thi công, có khả năng chống mòn tốt, có khả năng chịu và cách nhiệt tốt, dễ dàng vệ sinh. Với đa dạng về mẫu mã và hoạ tiết nên là một sự lựa chọn rất phù hợp trọng mọi không gian.





Với những màu sắc và hoạ tiết hoa văn cổ điển tạo nên những không gian độc đáo
Với những màu sắc và hoạ tiết hoa văn cổ điển tạo nên những không gian độc đáo

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ những thông tin về cách trộn xi măng lát gạch theo tỷ lệ quy định để đảm bảo độ liên kết. Đem đến những thông tin tham khảo phù nhất để đảm bảo tiến độ công trình và đúng kỹ thuật lát gạch để đảm bảo độ bền vững và tính thẩm myc cao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

35 phút trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

36 phút trước

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

36 phút trước

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

23 giờ trước

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

23 giờ trước