meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vua thép Carnegie: Từ thợ thông nhà vệ sinh đến tỷ phú giàu nhất thế giới một thời

Thứ năm, 02/02/2023-09:02
Vua thép Carnegie đã tự tạo nên bước ngoặt của cuộc đời mình thông qua việc bổ sung những kiến thức mới. Thời điểm đó, chàng trai trẻ Carnegie đã gắn bó với công việc đưa tin được 3 năm. Ông cho rằng, nếu cứ tiếp tục như thế, bản thân sẽ mãi mãi chỉ là một người đưa tin bình thường và không thể nào khấm khá lên nổi. Ông mong muốn có được bước đột phá trong tương lai và trở thành một điện tín viên.

Trong quá khứ, vua thép Carnegie từng là đối thủ mạnh nhất của ông trùm dầu mỏ Rockefeller. Chính vị doanh nhân này đã nhiều lần kéo vua dầu mỏ Rockefeller rời khỏi ngôi vị người giàu nhất. Suốt nhiều thập kỷ, ông Carnegie và vua dầu mỏ đã thay nhau nắm giữ ngôi vị người giàu nhất thế giới.

Từ thợ thông nhà vệ sinh đến tỷ phú giàu nhất thế giới một thời

Ông Andrew Carnegie (25/11/1835- 11/8/1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland. Vị doanh nhân này được mọi người mệnh danh là vua thép và là người giàu thứ ba trong lịch sử thế giới. Cũng chính Carnegie là người đã góp phần giúp ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển vượt bậc trong thời điểm cuối thế kỷ 19. 

Theo thông tin của Wiki, Carnegie được sinh ra ở thị trấn Dunfermline, Scotland. Đến năm 1848, người đàn ông này đã di trú đến Hoa Kỳ. Tại đây, ông đã có những công việc đầu tiên là công nhân sản xuất ống chỉ, tiếp đến là thợ thông nhà xí và còn là nhân viên đưa tin. Cuối cùng, người đàn ông này đã tự mình thành lập công ty thép Carnegie, sau đó sáp nhập với công ty thép Elbert H. Gary's Federal cùng với vài công ty nhỏ khác để trở thành U.S. Steel – được biết đến một trong những công ty thép lớn nhất trên thế giới. 


Lúc sinh thời, Carnegie đã dành một khoản tiền lớn để xây dựng hàng loạt các thư viện, trường học và trường đại học tại Hoa Kỳ, Anh và Canada cùng với các quốc gia khác
Lúc sinh thời, Carnegie đã dành một khoản tiền lớn để xây dựng hàng loạt các thư viện, trường học và trường đại học tại Hoa Kỳ, Anh và Canada cùng với các quốc gia khác

Việc kinh doanh thép đã mang về cho Carnegie khối tài sản khổng lồ. Vì thế, ông tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc xây dựng nhiều công ty khác lớn mạnh về cả tài chính lẫn hoạt động xã hội, đặc biệt là trong mảng giáo dục, bao gồm: Carnegie Hall, Carnegie Corporation of New York, Viện Carnegie ở Washington, Carnegie Endowment for International Peace, Đại học Carnegie Mellon cùng với Bảo tàng Carnegie ở Pittsburgh.

Lúc sinh thời, Carnegie đã dành một khoản tiền lớn để xây dựng hàng loạt các thư viện, trường học và trường đại học tại Hoa Kỳ, Anh và Canada cùng với các quốc gia khác. Đồng thời, ông còn xây dựng quỹ hưu trí cho cựu nhân viên về hưu. Thông tin từ Tạp chí tài chính Forbes cho thấy, tài sản của ông Carnegie đến năm 2007 là 298,3 tỷ USD. Đồng thời, vị doanh nhân này cũng trở thành người giàu thứ 3 trong lịch sử, chỉ sau John D. Rockefeller và Mansa Musa.

Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất thép đã giúp Carnegie “cá kiếm” những khoản lợi nhuận khổng lồ. Năm 1901, Carnegie bán công ty thép của mình cho J.P. Morgan với giá 480 triệu USD và dành phần đời còn lại cho các hoạt động về công tác xã hội, đặc biệt là thư viện, từ thiện, hòa bình thế giới, giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Hé lộ 2 nguyên tắc để trở thành người dẫn đầu

Doanh nhân Carnegie chính là tấm gương hoàn hảo nhất về việc vượt lên hoàn cảnh để trở thành người giàu nhất trên thế giới. Trong cuốn tự truyện của mình, vua thép đã hé lộ 2 nguyên tắc quan trọng để gây dựng nên khối tài sản khổng lồ. Đặc biệt, 2 nguyên tắc này cũng tương ứng với 2 bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của ông. 

Nguyên tắc thứ nhất: Luôn học hỏi các kiến thức mới 

Nhiều khi đã làm việc hết sức chăm chỉ nhưng kết quả thu về không được như mong muốn. Điều này đồng nghĩa với việc bản thân đang đi sai hướng, nếu cứ cố chấp tiếp tục, thứ mà bản thân phải trả giá chính là thời gian và cả tiền bạc. Một khi rơi vào tình huống này, điều quan trọng cần làm là phải điều chỉnh nỗ lực của mình một cách thích hợp, biết được bản thân nên nỗ lực vào đâu.


Trong quá khứ, Carnegie cũng đã tự mình tạo nên bước ngoặt cuộc đời thông qua việc bổ sung những kiến thức mới
Trong quá khứ, Carnegie cũng đã tự mình tạo nên bước ngoặt cuộc đời thông qua việc bổ sung những kiến thức mới

Thực tế, bạn không thể biết công việc hay doanh nghiệp mà mình lựa chọn là đúng hay sai. Thậm chí, bạn cũng chẳng có gì để đảm bảo khi chuyển nghề bản thân mình sẽ khác theo hướng tích cực hơn. Do đó, cách làm tốt nhất để điều chỉnh phương hướng là bắt đầu từ chính bản thân mình, đó là không ngừng học hỏi kiến thức mới. Nỗ lực gia tăng kiến thức, tiếp thu mọi điều mới mẻ, giúp bản thân trở nên linh hoạt và có thể thích nghi với các loại môi trường khác nhau. 

Trong quá khứ, Carnegie cũng đã tự mình tạo nên bước ngoặt cuộc đời thông qua việc bổ sung những kiến thức mới. Thời điểm đó, chàng trai trẻ Carnegie đã gắn bó với công việc đưa tin được 3 năm. Ông cho rằng, nếu cứ tiếp tục như thế, bản thân sẽ mãi mãi chỉ là một người đưa tin bình thường và không thể nào khấm khá lên nổi. Ông mong muốn có được bước đột phá trong tương lai và trở thành một điện tín viên.

Ngay khi xác định rõ ràng mục tiêu của mình, Carnegie đã tranh thủ từng phút, từng giây để có thể học hỏi thêm về lĩnh vực mới này. Mỗi khi có thời gian rảnh, Carnegie đều cố gắng trò chuyện với nhân viên điện báo và cố tình để được ngồi gần chiếc máy điện báo. Vì thế không bao lâu sau, Carnegie đã có thể nắm được cách thức sử dụng máy điện báo. Điều này đã mang đến cho ông lợi thế, giúp Carnegie trở thành một trong số ít người trong công ty chuyển phát nhanh có thể gửi cũng như nhận điện tín.

Mỗi khi điện tín đi vắng, hiển nhiên Carnegie sẽ được thế chỗ. Dần dần, mọi người tự nhiên coi Carnegie là một điện tín viên thay vì người đưa tin như ban đầu. Khi chi nhánh của bưu điện cần tuyển dụng vị trí nhân viên điện báo, Carnegie đã được chuyển đến đảm nhiệm công việc này. Nhờ đó, lương của Carnegie cũng tăng gấp đôi và sự nghiệp rộng mở hơn. Dễ dàng thấy được rằng, việc biết một mảng kiến thức mới rất có thể là khởi đầu cho bước đột phá trong cuộc đời của bạn.

Nguyên tắc thứ hai: Biến bản thân thành độc nhất

Dù làm việc trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, chúng ta đều phải cạnh tranh nếu như muốn hưởng nguồn lực và mức thu nhập tốt. Để đưa bản thân ra khỏi cuộc đua, mỗi người có thể tham khảo nguyên tắc thứ hai này của Carnegie, đó là biến những ưu điểm ban đầu của mình thành nét độc đáo, để bản thân trở thành điểm khác biệt với số đông.


Không giống những người điều hành điện báo khác, Carnegie đều dành thời gian rảnh rỗi cho việc nghiên cứu sâu hơn về điện báo
Không giống những người điều hành điện báo khác, Carnegie đều dành thời gian rảnh rỗi cho việc nghiên cứu sâu hơn về điện báo

Trong bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời, Carnegie từ một người đưa tin đã trở thành một điện báo viên. Bước ngoặt thứ hai, Carnegie đã tự mình tạo ra lợi thế, khiến bản thân trở nên khác biệt.

Điện báo viên vốn là một công việc nhàn rỗi. Bên cạnh việc gửi và nhận tin, hầu như lúc rảnh những nhân viên điện báo sẽ giết thời gian thông qua việc tán gẫu và đọc báo. Không giống những người điều hành điện báo khác, Carnegie đều dành thời gian rảnh rỗi cho việc nghiên cứu sâu hơn về điện báo. Nhờ đó, người đàn ông này đã phát triển được một kỹ năng vô cùng đặc biệt: Đoán biết thứ mình nhận được thông qua âm thanh từ máy điện báo phát ra. Nhờ đó, ông có thể trở thành một nhà điều hành điện báo đặc biệt.  

Biết được điểm độc lạ này của Carnegie thông qua những lần giao dịch tại bưu điện, ông trùm đường sắt Coster đã mời Carnegie về làm việc, được trả lương cao hơn với nhiều đãi ngộ ấn tượng và môi trường làm việc tốt. Cũng từ đây, cuộc đời ông bắt đầu sang trang.

Dễ dàng thấy được, việc làm cho bản thân trở nên khác biệt sẽ giúp họ có được những khả năng cạnh tranh đặc biệt, đón nhận nhiều cơ hội mới. Để tạo ra lợi thế độc đáo, mọi người có thể học theo cách của Carnegia, tiến hành tìm hiểu sâu hơn về công việc đang làm hoặc sở thích hiện tại; sau đó tăng tính chuyên nghiệp nhằm giúp bản thân thành những lợi thế độc đáo không ai có được.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước