Hành trình nuôi "cua trong phố" của anh Lê Đức Cảnh - chủ trang trại M.E Farm: “Trái tim” của mô hình nuôi cua nằm ở hệ thống lọc nước tuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Conrad Nicholson Hilton - Người được mệnh danh là "ông trùm khách sạn": Vận dụng cách thức kinh doanh thông minh của người Do Thái biến 30.000 thành hàng triệu USDDoanh nhân Trần Bá Thìn, đồng sáng lập PiHome: Bài toán hóc búa nhất chính là vấn đề nhân sựDoanh nhân Bharat Bhatia: Hành trình ngoạn mục từ chàng tài xế bình thường đến ông trùm thép Dubai, điều hành đế chế với doanh thu 7.000 tỷ đồng/nămHành trình nuôi "cua trong phố"
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề này, anh Lê Đức Cảnh cho hay: “Ban đầu, trang trại làm nông nghiệp hữu cơ của anh gặp nhiều khó khăn. Chúng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như khí hậu, dịch bệnh. Chính vì thế mà anh mong muốn tìm ra hướng đi mới để giúp trang trại hoạt động hiệu quả”.
Được biết, tình cờ anh biết đến mô hình nuôi cua hộp nhựa từ Malaysia. Sau khi tìm hiểu thì anh đã nhận ra bản thân có thể nuôi cua ở khu vực không hề gần với biển chút nào. Ý tưởng mang mô hình độc đáo về Hà Nội đã chính thức được ra đời từ đó.
Và bản thân của anh cũng có sẵn trang trại 7ha - đây là một lợi thế khá lớn. Anh cũng bắt đầu cho xây dựng hệ thống vào hồi tháng 12/2021 và giai đoạn 1 chỉ thử nghiệm 1.000 hộp. Hiện tại thì xưởng cũng đã chuyển qua giai đoạn 2 và cho doanh thu hàng tháng vô cùng khả quan.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó Chủ tịch Tập đoàn Alphanam: Người ta chỉ biết mục đích của cuộc sống khi nhận ra sứ mệnh của mình!
Chị Nguyễn Ngọc Mỹ cho biết, triết lý giá trị cuối cùng ở trong cuộc sống hay trong kinh doanh cũng thế, nếu chúng ta cảm thấy mình có như thế là đủ, có như thế là may mắn thì chúng ta sẽ luôn cảm thấy bản thân hạnh phúc và thấy được niềm tin, động lực để luôn tiến về phía trước.Doanh nhân Tô Nhật, Phó chủ tịch Tập đoàn Amaccao kiêm Nhà sáng lập SBK Holdings: Hành trình từ cậu bé chăn trâu trở thành “người lái đò” cần mẫn và bản lĩnh
Ít ai biết được rằng, Tô Nhật sinh ra trong một gia đình có 7 người con, tuổi thơ là những ngày tháng chăn trâu cắt cỏ trên những cánh đồng trải dài tít tắp với những mùa gặt nối tiếp nhau. Những kỷ niệm đó với ông vô cùng ý nghĩa, bởi nó đã rèn luyện cho ông ý chí sắt đá, mạnh mẽ để thay đổi cuộc sống và mưu cầu những điều tốt đẹp cho tương lai.Anh Lê Đức Cảnh cho hay, trái tim của mô hình nuôi cua hộp nhựa chính là hệ thống lọc nước tuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh. Thức ăn thừa và chất thải của cua cũng sẽ đi qua hệ thống lọc thô, sau đó là đến bể vi sinh chứa vô số hạt kaldnes (san hô nhân tạo) - đây chính là nơi các vi sinh có lợi có thể bám lên bề mặt và sống tốt. Chúng cũng có nhiệm vụ căn chất thải của cua còn sót lại sau quá trình lọc thô và tạo thành mùn lắng xuống. Nước sạch sau đó sẽ tiếp tục đi qua hệ thống đèn UV tựa như mặt trời thu nhỏ - đây là nơi mà 99% vi khuẩn nấm, bệnh bị tiêu diệt.
Và hệ thống lọc đặc biệt này cũng mô phỏng lại quá trình lọc ở trong tự nhiên nên xét về lý thuyết thì anh cũng ít khi phải thay nước. Thông thường thì anh sẽ thay 30% nước để thêm khoáng và toàn bộ nước cũng sẽ được nhập từ Hạ Long.
Có thể thấy, anh Lê Đức Cảnh đang nuôi cua trong từng hộp một, gọi vui đó là sống ở chung cư mini. Lý do vì cua là động vật ăn tạp, thậm chí là ăn thịt lẫn nhau. Phải nuôi từng hộp riêng lẻ để tránh đi trường hợp thứ hai xảy ra.
Tiếp theo là việc đánh số giúp cho anh cũng như các bạn kỹ sư kiểm soát tốt chất lượng của từng con cua. Mỗi ngày thì anh sẽ đi kiểm tra 4 - 5 lần, trong đó 1 lần kiểm tra sức khỏe, 1 - 2 lần cho ăn và 1 lần là dọn vệ sinh. Thông tin từng con cũng sẽ được ghi lại ở trên bảng, một phần cũng để theo dõi quá trình lột vỏ.
Nói về việc duy trì ổn định độ mặn, độ pH và nhiệt độ nước, anh Lê Đức Cảnh chia sẻ thêm rằng cua cũng sẽ hoạt động kém nếu như nhiệt độ xuống dưới 20 độ. Ở 10 độ C thì cua sẽ chết. Chính vì thế mà miền Bắc mùa đông khó nuôi cua. Giá cua vào dịp Tết có thể tăng từ 2 - 3 lần bình thường. Nuôi cua ở trong hộp nhựa trong nhà theo đó cũng có rất nhiều lợi thế bởi vì anh kiểm soát được nhiệt độ của nước. Và chỉ cần bật máy gia nhiệt thì nước lúc nào cũng ổn định và đủ ấm.
Cũng theo đó, nước ở trong hệ thống sẽ hao bởi vì bốc hơi, qua đó cũng làm tăng độ mặn, độ mặn tăng thì phải bổ sung nước mưa để dung hòa. Thông thường thì các bạn kỹ sư sẽ kiểm tra độ pH thường xuyên, độ mặn cùng với các loại khí gây ô nhiễm cho nước ví dụ như là NO2, NO3, NH4 để cho môi trường sống cho cua được đảm bảo nhất.
Nói về tiêu chuẩn của M.E Farm đặt ra cho những chú cua giống, anh Lê Đức Cảnh cho hay giống cua bắt buộc phải đến từ những vùng tươi ngon, cụ thể là Cà Mau. Giống cũng phải khỏe và không bệnh, không nấm cũng như được xử lý một cách cẩn thận trước khi đưa vào hệ thống. Nguồn nước được anh kiểm soát chặt và dọn dẹp thường xuyên. Còn kim loại nặng như thủy ngân hay các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước theo đó gần như là bằng 0.
Được biết, cua của trang trại anh Lê Đức Cảnh rơi vào khoảng 200 - 500 gram/con. Anh cũng nuôi trong giai đoạn cua cốm lột - đây là thứ mà gần như không thể khai thác. Cũng giống như gấu ngủ đông, cua tích lũy rất nhiều chất dinh dưỡng, có khi cao gấp 2 lần so với bình thường. Anh cũng sẽ tiến hành bán ngay sau khi cua lột, vỏ mềm và khách có thể ăn được cả vỏ luôn. Cua lột từ trang trại anh hiện tại cũng được ghi nhận to nhất thị trường.
Cua lớn lên từ sự lột xác, một vòng đời hơn 1 năm cũng sẽ lột từ 14 - 16 lần. Cua càng bé thì sẽ càng lột nhanh, kết thúc quá trình sẽ thành cua trưởng thành. Cua giống sẽ có trọng lượng khoảng 150g/con, sau khi được nuôi ở trong hệ thống tuần hoàn, mỗi lần cua lột thì trọng lượng cũng sẽ tăng từ 50 - 100g. Sau thời gian từ 25 - 40 ngày, trọng lượng sẽ đạt mức hơn 200g/con.
Tinh thần "máu chiến" của chàng trai trẻ
Nói về khó khăn trong những ngày đầu, anh Lê Đức Cảnh cho hay là người đầu tiên nuôi cua trong hộp nhựa ở miền Bắc, bản thân của anh cũng không có ai dạy hay là truyền đạt lại. Toàn bộ những kiến thức anh đều tự tìm tòi qua sách vở và trong giáo trình nước ngoài hay các clip hướng dẫn sau đó là sẽ đúc rút kinh nghiệm. Lúc đầu thì cua chết nhiều bởi sự khác biệt trong môi trường, từ độ mặn, độ pH cho đến không khí, nhiệt độ. Hệ thống hoạt động chưa tốt mà anh đã nhập nhiều hàng, cua chết khiến cho nguồn nước không được đảm bảo. Nó cũng giống như khi đó cũng chưa được ổn định. Cua thành phẩm hao thịt nhiều, anh Lê Đức Cảnh cũng mất thầm 4 tháng để có thể hoàn thiện lại hệ thống này.
Theo anh Cảnh, người ta nghiên cứu được rằng cấu trúc cơ của cua không phù hợp vào vận động. Cua ngon còn phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là độ mặn của nước biển, chất khoáng có trong nước, chất lượng thức ăn. Chính vì thế mà cua nuôi ở trong hộp nhựa vẫn ngon và thậm chí là ngon hơn ở ngoài bởi vì chế độ ăn uống của cua được kiểm soát chặt chẽ.
Cua lột cũng rất khó khai thác ở trong tự nhiên nhưng trang trại của anh Cảnh lại làm được điều này. Với anh, đây là mấu chốt khiến cho anh quyết định nuôi cua ở trong hộp nhựa. Nuôi ở đây mất rất nhiều thời gian, điện lưới chạy 24/7, nhưng bù lại thì anh khai thác được những thứ mà người ta không có. Đối với anh đây chính là lợi thế chỉ mình có được. Chưa từng ai làm được điều này nhưng ở M.E Farm lại có thể.
Ở trên thị trường, anh Lê Đức Cảnh lại có rất ít đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của anh cũng được khách hàng đón nhận vô cùng tốt bởi vì cua ngon và đảm bảo được chất lượng.
Anh Lê Đức Cảnh tâm sự rằng, triển khai mô hình này không hề dễ, khoản đầu tư cũng không hề ít. Để có được như ngày hôm nay thì anh cùng các bạn kỹ sư đã mất rất nhiều thời gian, công sức. Với anh, mô hình này có từ chục năm trước ở nước ngoài. Như thế, anh không chỉ cạnh tranh với người trong nước mà còn cạnh tranh cả ngoài nước.
Và những người vào sau anh thì không có lợi thế bằng anh bởi vì cua của M.E Farm đã phủ sóng thị trường trước đó. Đến khi thị trường bão hòa thì họ sẽ phải tự cạnh tranh về giá với nhau.
Nói về ý kiến cho rằng giá thành cua nuôi bằng mô hình hộp nhựa quá cao và khó tiếp cận người tiêu dùng, anh Cảnh cho hay: “Thị trường Hà Nội là rất rộng. Người Hà Nội đa phần là có tiền, sành ăn và thích những gì nó mới, tươi và sạch. Sản lượng cua ở trang trại anh không quá cao nên toàn bộ đều được bán lẻ. Khách đến tận xưởng xem cua, nhìn thấy cua sạch là họ mua luôn. Anh cũng nhận giao hàng nội thành dành cho khách có nhu cầu. Cua chất lượng vậy nên khách sẽ quay lại”.
Chia sẻ thêm, anh Cảnh nói rằng hiện đang ở giai đoạn 2. Nếu như thị trường Hà Nội ổn thì anh sẽ triển khai giai đoạn 3 ở các vùng ven biển để có thể tăng năng suất cũng như tiết kiệm chi phí đi lại. Dù gì thì ở đây không thể có nhiều lợi thế bằng khu vực ven biển. Anh cũng sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển giống cũng như thức ăn, nước biển.
Được biết, hiện tại thì anh đang làm việc với 2 - 3 đoàn Nhật Bản. Họ muốn nhập khẩu cua của anh. Tuy nhiên giờ anh không đủ bán hàng ở trong nước. Người Nhật họ kỹ và sợ nhất dư lượng chất kháng sinh, thuốc tăng trọng và thuốc kích thích. Và hệ thống của anh đảm bảo không có những thứ đó bởi vì chỉ cần một chút thuốc kháng sinh thì con vi sinh sẽ chết. Chính vì thế mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cua.
Đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, anh Cảnh nói rằng với một mô hình mới đừng quên tính toán trước chi phí vận hành. Nông nghiệp công nghệ cao chính là tương lai bởi vì hiện tại khai thác ở trong tự nhiên là khá khó. Đây chính là mô hình mà các bạn nên áp dụng bởi vì chúng bền vững và lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi tự nhiên và cũng không ảnh hưởng đến tự nhiên.