Vua Minh Thái Tổ vị hoàng đế kiệt xuất lập ra triều đại nhà Minh
BÀI LIÊN QUAN
Chu Đệ Minh Thành Tổ vị hoàng đế si tình đến tàn bạoTrước khi nhà Minh được thành lập Trung Quốc nằm dưới sự cai trị của nhà Nguyên (1271 – 1368) của người Mông Cổ nắm giữ quyền lực. Sau thời gian trị vì nhà Nguyên bắt đầu suy thoái và không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân cũng như quần thần.
Trước tình cảnh suy thoái của đất nước các nhóm phiến quân bắt đầu cạnh tranh để giành quyền kiểm soát đất nước nhằm lập ra một triều đại mới. Chính vào lúc này một người anh hùng kiệt xuất như Chu Nguyên Chương đã đứng lên cầm quân để giành lại giang sơn và chính thức mở ra triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử của hoàng đế Chu Nguyên Chương – Minh Thái Tổ
Chu Nguyên Chương sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn trong một gia đình nghèo nên ông rất hiểu sự khó khăn, cơ cực của những người nông dân bị áp bức. Đã có thời điểm không thể chịu đựng được cảnh cực khổ nên ông đã chọn cách đi tù để tránh cảnh mắt nhìn thấy sự áp bức, bóc lột của quan tham.
Về sau ông lại rời khỏi cửa Phật để thực hiện chân mệnh thiên tử của mình, vào giữa thế kỷ XIV khi nạn đói, thiên tai, dịch bệnh diễn ra triền miên mà triều đình không có biện pháp khắc phục, những cuộc khởi nghĩa đã nổi lên ở khắp mọi nơi và Chu Nguyên Chương trở thành người lãnh đạo của một đội quân đã khởi nghĩa thành công chấm dứt sự thống trị của nhà Nguyên và mở ra kỷ nguyên mới cho nhà Minh vào năm 1368.
Sau khi lên ngôi Chu Nguyên Chương đã bắt tay vào cải cách đất nước mang đến những thay đổi đáng kể. Vì sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó và bị chèn ép nên Chu Nguyên Chương rất ghét quan tham do đó sau khi lên trị vì đất nước ông đã loại bỏ khỏi bộ máy cai trị những kẻ luôn bắt ép nhân dân, loại bỏ những kẻ tham nhũng mang lại cho người dân cuộc sống ấm no và củng cố thêm quyền lực của mình.
Trong thời gian đầu mới lên trị vì đất nước Minh Thái Tổ rất được lòng dân và quần thần ủng hộ nhưng về sau những chính sách và hình phạt của Minh Thái Tổ cũng đã bắt đầu lộ ra những khuyết điểm, đặc biệt là sự độc ác của Minh Thái Tổ khiến cho bất cứ ai cũng phải run sợ.
Theo thống kê, qua những lần cải cách đất nước tổng cộng ông đã giết chết khoảng 150.000 quan lại tham nhũng và trong đó có cả những người chịu án oan. Nhằm giải trừ hậu họa về sau, Minh Thái Tổ đã chọn “giết nhầm còn hơn bỏ sót” để bảo vệ triều đại cũng như các con cháu đời sau.
Không ai dám trộm mộ của Chu Nguyên Chương
Trong suốt thời kì trị vì Chu Nguyên Chương không hề nhượng bộ, nhẫn nhịn đối với những ai là tham quan, chèn ép, bóc lột nhân dân, ông sẵn sàng xử chém đầu hoặc tru di cửu tộc để làm gương cho những người khác.
Việc giết hại nhiều người của Chu Nguyên Chương khiến cho mọi người vô cùng sợ hãi và không dám chống đối lại ông. Vì thế, khi Chu Nguyên Chương băng hà đất nước đã xảy ra một phen hỗn loạn nhưng lăng mộ của vị hoàng đế này lại không hề bị ảnh hưởng mà còn được bảo quản vô cùng chặt chẽ.
Đến thời điểm hiện tại khi đến thăm quan lăng mộ của Chu Nguyên Chương nhiều người vẫn phải ngạc nhiên vì không có bất cứ một dấu vết nào của việc bị xâm phạm và vẫn được bảo vệ một cách hoàn hảo.
Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi tại sao trải qua bao năm và biến cố lịch sử lăng mộ của Chu Nguyên Chương vẫn được giữ im như vậy, câu trả lời đơn giản là mọi người cảm thấy sợ và không trộm được.
Lăng mộ của Chu Nguyên Chương được chôn cất trong một nơi vô cùng kín đáo không phải ai cũng biết đường đi vào. Bên cạnh đó, lăng mộ của Chu Nguyên Chương còn được bảo vệ rất cẩn thận với nhiều lớp đá cuội, đá sỏi rải xung quanh, nếu như có người đột nhập và đào hố ở đây sẽ lập tức bị sụt lún và che lấp.
Bên cạnh đó, lăng mộ của Chu Nguyên Chương còn được chôn khá gần với Nam Kinh thủ đô của Trung Hoa dân quốc lúc bấy giờ nên việc đến đây để trộm mộ là điều không thể vì chỉ cần một động tĩnh nhỏ quân triều đình cũng ngay lập tức ập đến để bắt giữ những kẻ xâm phạm trái phép.
Những bí mật về cuộc đời hoàng đế Chu Nguyên Chương
Chu Nguyên Chương được biết đến là hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh đã mở ra một thời đại đầy hưng thịnh và được người dân ủng hộ. Trong suốt quá trình trị vì của mình Chu Nguyên Chương đã đưa ra nhiều quyết sách và cải cách quan trọng giúp cho đất nước phát triển và cuộc sống của nhân dân được cải thiện đáng kể.
Nhiều người nhận định Chu Nguyên Chương chính là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc với tài năng xuất chúng và một cái đầu lạnh để thấu hiểu và thông cảm với người dân của mình. Song, cuộc đời của Chu Nguyên Chương cũng có nhiều bí mật mà không phải ai cũng biết.
Từ một kẻ ăn mày trở thành hoàng đến vĩ đại
Nhiều người có thể không biết Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế có xuất thân thấp kém nhất trong số các vị hoàng đế của lịch sử Trung Hoa và cũng hiếm ai có thể vươn lên với tài trí vẹn toàn để đạt được vị trí đứng đầu thiên hạ như Chu Nguyên Chương.
Ngày còn nhỏ gia đình Chu Nguyên Chương nghèo khó nên thường xuyên phải di chuyển địa điểm ở để kiếm kế sinh nhai. Nhưng do dịch bệnh cả gia đình ông đều qua đời, thời điểm đó Chu Nguyên Chương đã nương nhờ cửa phật để tránh xa hiện thực tàn khốc nhưng vì nhà chùa quá nghèo nên ông đã phải đi lang thang ăn mày trong suốt 3 năm trời.
Trong thời gian ở chùa ông đã được học chữ và bắt đầu đọc nhiều sách để khai sáng đầu óc cũhng như lĩnh hội kiến thức.
Mãi đến năm 1352, Chu Nguyên Chương gia nhập đội quân khăn đỏ của Quách Tử Hưng nhờ vào tài trí thao lược ông đã được Tử Hưng tin tưởng giao cho nhiều trọng trách và sau đó vươn lên trở thành người đứng đầu đưa quân đi Bắc phạt để dẹp loạn lên trị vì.
Đến năm 1368, ông đã giành chiến thắng sau nhiều trận đánh và chính thức lên ngôi vua lập ra triều đại nhà Minh kết thúc sự thống trị của nhà Nguyên.
Hoàng đế giết chết hàng trăm nghìn người
Trong suốt quá trình trị vì đất nước Chu Nguyên Chương đã luôn đổi mới, cải cách để mang đến cho nhân dân một cuộc sống tốt hơn nhưng cũng vì thế mà số người ông giết tăng lên nhanh chóng.
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi tại sao từ một hoàng đế kiệt xuất Chu Nguyên Chương lại trở thành một bạo đến xử chết đến tận 150.000 quan lại trong đó có những người vô tội.
Trước tiên, là một người đứng đầu đất nước và đã từng trải qua nhiều trận chiến nên đương nhiên Chu Nguyên Chương phải là một người có ý chí kiên cường chứ không thể yếu đuối và dễ mềm lòng thì sẽ không thể làm nên chuyện lớn cũng như không thể đứng đầu đất nước và trị vì những người phía dưới.
Bên cạnh đó, Chu Nguyên Chương đã luôn có thành kiến xấu về quan tham nên dưới thời trị vì của ông bất cứ ai có dấu hiệu bóc lột nhân dân ông sẽ xử lý và đặt ra quy định bất cứ viên quan nào nhận hối lộ từ 30 lượng bạc trở lên đều sẽ bị xử tử.
Vì là người từng đứng đầu một cuộc khởi nghĩa để tạo phản giành ngôi vua nên Chu Nguyên Chương luôn bị ám ảnh bởi việc có người sẽ tạo phản mình. Do đó, để đảm bảo ngai vàng ông đã nghĩ ra kế sách để giết hết mấy vạn người cùng vào sinh ra tử với mình không chút nương tay hay thương xót. Thậm chí, đối với phụ nữ ông cũng đối xử vô cùng tàn nhẫn với cả những phi tần đã gắn bó với mình từ lâu.
Bên cạnh cách giết người ông còn có những hình phạt vô cùng tàn bạo để trừng phạt những quần thần và vợ của họ nếu như họ dám nhận hối lộ hoặc những người dám phản đối lại cách cai trị của ông khiến họ không thể chịu đựng được.
Đến nay, những vết tích này vẫn được để lại khi bên trong phần mộ của Chu Nguyên Chương các nhà khảo cổ đã khám phá ra hài cốt của nhiều phi tần cũng bị chôn chung với lăng mộ của vị hoàng đến này.
Hình thức tàn bạo nhất được Chu Nguyên Chương áp dụng chính là ép các phu tần uống thuốc ngủ rồi rót thủy ngân vào lỗ đục trên đầu của họ khiến cho chân tay bị biến dạng, méo mó đau đớn.
Như vậy, Chu Nguyên Chương - Minh Thái Tổ chính là một vị hoàng đế vĩ đại khai sinh ra nhà Minh nhưng cũng là vị vua gây ra nhiều tranh cãi nhất trong suốt quá trình trị vì của ông. Song, không thể phủ nhận những công trạng mà vị hoàng đế kiệt xuất này đã lập được.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về vua Minh Thái Tổ - vị hoàng đề kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!