Chu Đệ Minh Thành Tổ vị hoàng đế si tình đến tàn bạo
BÀI LIÊN QUAN
Vua Khang Hy - Từ đứa con bị ghẻ lạnh đến vị hoàng đế vĩ đại của nhà ThanhVua Minh Thái Tổ vị hoàng đế kiệt xuất lập ra triều đại nhà MinhTiểu sử vua Minh Thành Tổ Chu Đệ
Minh Thành Tổ Chu Đệ là con thứ tư của vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương người sáng lập ra triều đại nhà Minh và là hoàng đế thứ ba của triều Minh.
Vào băn 1370 sau công nguyên Chu Đệ được phong là Yến Vương, năm Hồng Vũ thứ 13 Chu Đệ đến Bắc Kinh và nhiều lần cầm quân chinh phạt phương Bắc giành được nhiều thắng lợi đã tăng cường ảnh hưởng của ông ta trong quân đội.
Sau này khi Chu Nguyên Chương qua đời, Thái tử là Chu Tiêu và hai anh trai khác của Chu Đệ cũng lần lượt qua đời, chính vì thế vào thời điểm đó Chu Đệ đã trở thành người đứng đầu các vương trong tôn tự của hoàng tộc và cũng gia tăng lực lượng quân sự của mình trong quân đội.
Chu Nguyên Chương qua đời đã để trống ngôi vua lúc này cháu là Kiến Văn Đế Chu Doãn Ninh đã bắt đầu đứng lên diệt trừ các phiên vương. Mùa hạ năm Kiến Văn nguyên niên Chu Đệ phát động chiến dịch Tịnh Nan đến năm Kiến Văn thứ 4 Chu Đệ tấn công Nam Kinh chiếm ngôi vua và trở thành hoàng đế đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc.
Ngay sau khi lên nắm ngôi vua Chu Đệ đã dẫn quân chinh phạt Mông Cổ và dành được nhiều thắng lợi khiến cho quân Mông Cổ phải khiếp sợ và củng cố sức mạnh tại phía Bắc.
Bên cạnh đó, Chu Đệ cũng bắt đầu xây dựng kinh đô và trở thành Hoàng đế người Hán đầu tiên trong lịch sử định đô ở Bắc Kinh. Để củng cố lại triều đại Chu Đệ đã cho biên soạn bộ bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển khiến người đời sau phải nể phục khi nội dung lên đến 700 triệu chữ.
Một điều nữa khiến cho Minh Thành Tổ Chu Đệ trở nên nổi tiếng là trong thời gian trị vì ông đã nhiều lần có những chuyến thám hiểm đường biển với lần xa nhất là đến tận bờ biển Châu Phi.
Đây cũng là cầu nối để Minh Thành Tổ kết giao với quốc gia ven biển Ấn Độ và Đông Nam Á. Không thể phủ nhận triều Minh dưới thời cai trị của Minh Thành Tổ đã trở nên cực kì phồn thịnh, hùng cường.
Mặc dù sau này nhiều người vẫn tranh cãi về việc Minh Thành Tổ phát động chiến dịch Tịnh Nan nhưng ông ta phải công nhận một điều Chu Đệ Minh Thành Tổ là ông vua chuyên chế hùng tài đại lược.
Sau này khi Chu Đệ Minh Thành Tổ qua đời những bàn tán về cách trị vì của ông vua này vẫn khiến nhiều người tranh cãi khi họ cho rằng việc phát động các phong trào chiến tranh của Chu Đệ đã khiến cho cuộc sống của nhân dân rơi vào nguy nan, khiến cho những người vô tội cũng phải bỏ mạng nơi chiến trường khốc liệt.
Mối tình sâu đậm khiến vị hoàng đế tàn sát nhẫn tâm
Mặc dù trong mắt nhiều người Minh Thành Tổ là một vị vua tàn độc nhưng ít ai biết đến mối tình sâu đậm tận tâm can của vị vua này với Quyền phi, một cô gái đến từ Triều Tiên.
Quyền phi là đại mỹ nhân nổi tiếng gần xa thời đó với xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, cành vàng lá ngọc lại thêm tài năng xuất chúng nên được rất nhiều người ngưỡng mộ.
Trong lịch sử từ từ triều Nguyên, Trung Quốc đã ép buộc Triều Tiên phải tiến cống mỹ nữ. Đến đầu thời Minh việc này vẫn được giữ nguyên và Minh Thành Tổ cũng là hoàng tử được sinh ra từ người mẹ có nguồn gốc Triều Tiên nên trong ông có một nửa huyết thống của người Triều Tiên, nên ngay sau khi đăng cơ Minh Thành Tổ không ngừng phái người đến Triều Tiên chọn mỹ nữ đưa vào cung, sau đó, Quyền phi cũng vào cung trong thời điểm này cùng với nhiều mỹ nữ khác của Triều Tiên.
Năm Vĩnh Lạc thứ 6, tức năm 1408, đoàn phái sứ nhà Minh đã đến Triều Tiên để tuyển chọn các mỹ nữ tiến cung phương Bắc nhưng thời điểm này không một vương công đại thần hay người dân nào muốn dâng con gái của mình để đến Bắc Kinh xa xôi nên những người được chọn thường là những cô gái xấu xí nhưng những người này đều không vừa ý nên Triều Tiên đã phải mở lại một đợt tuyển chọn mới để chọn được những cô gái thật sự xinh đẹp.
Trong đợt tuyển mới này những sứ thần triều Minh đã chọn được 5 người xinh nhất trong danh sách trong đó Quyền phi là người đứng đầu khi ấy mới tròn 18 tuổi.
Sau trở về Bắc Kinh, Quyền phi được lập làm Hiền phi cùng với đó họ hàng của cô cũng được thăng cấp trong triều đình và nhận bổng lộc của Triều Tiên. Trong ssoos 5 vị phi tần được tuyển chọn vào cung thì Quyền phi là người được Hoàng đế Minh Thành Tổ sủng ái và yêu thương nhất.
Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy Quyền phi, hoàng đế đã bị vẻ đẹp tao nhã, độc lạ của Quyền phi thu hút. Ngoài vẻ ngoài xinh đẹp, Quyền phi còn có sở trường thổi tiêu, chính tiếng tiêu của Quyền phi đã khiến cho Minh Thành Tổ say đắm không dứt nên đã chọn Quyền phi là người đứng đầu các phi tần khác nắm quyền cai quản hậu cung.
Thời điểm đó, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi việc triều chính, hoàng đế Minh Thành Tổ sẽ đến tìm Quyền phi chứ không tìm những phiu tần khác, điều này cũng khiến cho các phi tần khác nảy sinh lòng đố kị.
Nhưng Minh Thành Tổ dường như đã bị nghiện tiếng tiêu của Quyền phi, từ sau khi có sự xuất hiện của Quyền phi một vị hoàng để anh dũng, kiên cường, quả cảm và độc đoán như Minh Thành Tổ bỗng dưng lại trở nên dễ chịu và biết lắng nghe một người phụ nữ nhẹ nhàng, nồng nàn, xinh đẹp như Quyền Phi.
Đến tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 8, tức năm 1410, Minh Thành Tổ mang Quyền phi đi theo chinh phạt Mông Cổ để củng cố vùng biên giới phía Bắc thường xuyên bị thế lực tàn dư của quân Nguyên quấy nhiễu, xâm phạm nghiêm trọng. Những cuộc chinh chiến của Minh Thành Tổ có khi giành chiến thắng cũng có khi thất bại nhưng nhờ có Quyền phi bên cạnh nên ông không bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc.
Khi kết thúc những cuộc chinh phạt, Quyền phi theo Chu đệ về kinh thành nhưng một chuyện không may xảy ra khi đến Lâm Thành Sơn Đông Quyền phi đột nhiên mắc bệnh nặng không may qua đời trong sự ngỡ ngàng, tiếc nuối của Minh Thành Tổ.
Thời điểm đó, Quyền phi mới 22 tuổi và chỉ ở bên cạnh vua Minh Thành Tổ được 4 năm. Cái chết của Quyền phi là một đả kích rất lớn với Minh Thành Tổ khi mất đi người thiếp yêu thương nhất nên ông không thể thôi xót xa.
Mặc dù Quyền phi mất đi nhưng Minh Thành Tổ vẫn không thể nào quên được hình bóng của vị quý phi này nên ông vẫn thường rơi nước mắt khi nhớ về khoảng thời gian bên cạnh Quyền phi.
Một thời gian sau cái chết của Quyền phi hoàng đế Minh Thành Tổ mới nguôi ngoai và để ý đến Vương quý phi nhưng khi ông đang chuẩn bị sắc phong cho bà làm hoàng hậu thì Vương Quý phi một lần nữa lại ra đi đột ngột. Hai cái chết của hai người phụ nữ ông yêu thương nhất bỗng chốc trở thành chủ đề bàn tán và khiến cho Minh Thành Tổ nghi ngờ có người đứng sau mọi chuyện. Lập tức ông đã mở một cuộc điều tra hai thân cận trong hậu cung là Giả Lữ và Ngư Thị rồi treo cổ cả hai. Thời điểm đó, Minh Thành Tổ còn phát hiện ra một âm mưu kinh thiên động địa khi trong hậu cung đã có kẻ lên kế hoạch mưu sát cả hoàng đế.
Sau sự việc này, Minh Thành Tổ quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung chính điều đó đã dẫn tới cái chết của gần 2.800 cung nữ và thái giám. Theo sử sách ghi lại, ngày hoàng cung nhuốm máu cũng là lúc trời xanh bỗng nổi sấm sét bủa vây, cũng chính điều này đã khiến cho Minh Thành Tổ bị người đời lưu truyền là vị vua tàn bạo nhất trong lịch sử.
Sau này, Minh Thành Tổ vẫn tiếp tục những cuộc chinh phạt của mình, năm 1424, Minh Thành Tổ xuất quân chinh chiến nhưng thời điểm này nhiều quần thần cho rằng Minh Thành Tổ đã mắc bệnh trầm cảm vì vấn vương người cũ nên đã qua đời trên đường hành quân về kinh thành Bắc Kinh, hưởng thọ 64 tuổi. Nhưng cho đến lúc chết Chu Đệ vẫn khiến thêm 30 cung nữ mất mạng và trong lăng mộ của ông về sau còn phát hiện ra hài cốt của nhiều cung nữ.
Như vậy từ khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi vua đến khi qua đời đã có rất nhiều mạng người bị giết trong đó có cả người vô tội. Mặc dù có công rất lớn với đất nước khi có những chính sách quản lý, cải tổ để cải thiện đời sống của nhân dân nhưng Minh Thành Tổ vẫn nổi tiếng là một vị vua si tình độc ác vì tình cảm cá nhân mà sát hại rất nhiều người vô tội.
Câu chuyện về vị hoàng đế này đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi nhưng cũng không thể phủ nhận tài năng kiệt xuất cầm quân của ông trong lịch sử. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website meeyland.com để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!