Vinacas thông tin vụ nghi lừa đảo 100 container điều xuất sang Ý
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất phạt 10% giá trúng đấu giá bỏ cọc BĐS có khiến doanh nghiệp “chùn chân”?Những doanh nghiệp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc bị cấm đầu tư dự án trong 2 nămDoanh nghiệp chạy đua “săn lùng” quỹ đất sát trung tâm TP.HCMCách đây không lâu, một số doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu nhân điều sang Ý thông qua một công ty môi giới tại Việt Nam, nhưng khi hàng đã đi mà tiền thì lại không thấy. Lúc này các công ty mới nhận ra có thể họ đã bị lừa và mất trắng tiền nguyên liệu. Vào tối ngày 9/3, tại buổi gặp gỡ báo chí tại TP HCM, ông Bạch Khánh Nhựt – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã đưa ra những thông tin chính thức về số lượng lô hàng điều đã xuất khẩu sang Ý và có nguy cơ bị mất trắng.
Theo đó, con số 100 container là số lượng ký kết hợp đồng ban đầu, sau khi rà soát kiểm tra đã thu hẹp quy mô vụ việc xuống còn 36 container hạt điều, trị giá hơn 7 triệu USD (tương đương 162 tỉ đồng) khi xuất khẩu sang Ý đã bị mất kiểm soát. Thực tế, trong quá trình làm việc và đàm phán, một số doanh nghiệp đã ngừng giao hàng khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã yêu cầu được giữ hàng tại cảng trung chuyển, đồng thời yêu cầu ngân hàng giữ lại bộ chứng từ.
Theo số liệu cụ thể thì có 5 doanh nghiệp bị hại trong vụ việc này, trong đó, đơn vị thiệt hại nặng nhất là mất 27 container, còn các doanh nghiệp khác bị lừa mất vài container. Trong tháng 3, tất cả các lô hàng này sẽ được cập cảng tại Ý nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là bộ chứng từ gốc của các lô hàng ở đâu thì cả cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không biết. Như vậy, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc thì đều có thể nhận hàng khi cập bến tại Ý.
Vụ việc lừa đảo này đã khiến các doanh nghiệp hoang mang không biết giải quyết ra sao nên họ đã có đơn đề nghị gửi lên Vinacas để yêu cầu hỗ trợ văn bản đến cơ quan chức năng nhờ điều tra. Hiện nay, Vinacas cùng với các cơ quan chức năng đang phối hợp tích cực để giải quyết dứt điểm vụ việc này. Ông Bạch Khánh Nhựt cũng cho biết từ khi công tác trong ngành ông đã có kinh nghiệm hơn 30 năm nhưng đây là vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến và có quy mô đồng loạt chứ không phải đơn lẻ như những vụ việc đã từng xảy ra. Đối với các doanh nghiệp bị lừa số tiền thiệt hại cũng không hề nhỏ.
Theo Vinacas, thông qua một công ty môi giới có tên Kim Hạnh Việt giới thiệu thì cả 5 doanh nghiệp bị hại đều tin tưởng và cho rằng những container điều sẽ được xuất khẩu sang Ý. Số tiền đặt cọc các lô hàng cũng như tên các doanh nghiệp bị lừa không được tiết lộ nhưng tổn thất của họ ước tính là rất lớn, nhất là trong thời điểm các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid 19.
Thông thường khách mua bên có rất nhiều đơn vị khác nhau nên các doanh nghiệp không nghi ngờ. Chỉ có một điều nghi vấn duy nhất là những lô hàng này được đặt vào tháng 2 thời điểm Tết, mà bình thường thị trường các nước phương Tây sẽ không đặt hàng trong khoảng thời gian này. Vụ việc kéo theo mố số công ty liên đới như công ty môi giới Kim Hạnh Việt, 5 ngân hàng và các hãng vận chuyển.
Công ty môi giới Kim Hạnh Việt có chủ là người Việt nhưng từ năm 2019 chưa trở về Việt Nam do dịch bệnh. Công ty đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành và chưa gây ra điều tiếng xấu gì. Trong vụ việc lần này chưa có thông tin hay kết luận gì về việc công ty môi giới có tiếp tay cho lừa đảo hay không?
Hiện tại, các doanh nghiệp trong vụ việc đang vô cùng lo lắng và hoang mang, các doanh nghiệp hi vọng trong thời gian sớm nhất các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết được vụ việc. Đồng thời, nếu các lô hàng xuất hiện tại Ý đề nghị sẽ chỉ giao hàng khi có xác nhận từ doanh nghiệp chủ hàng tại Việt Nam.