meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam và các nước châu Á trở thành “mỏ vàng” mới của Apple 

Thứ ba, 23/05/2023-22:05
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc chững lại. việc tập đoàn công nghệ hàng đầu Mỹ Apple mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của những thị trường mới nổi như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ ngày càng được đề cao trong chiến lược phát triển của Apple. 

Tìm kiếm thị trường mới sau sự chững lại tại Trung Quốc 

Theo Zingnews, báo nước ngoài CNN nhận định, không lâu sau khi Apple mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ, tập đoàn công nghệ này lại tiếp tục mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam. Như vậy, lần đầu tiên khách hàng Việt Nam có thể mua bất kỳ sản phẩm nào của gã công nghệ khổng lồ này mà không cần thông qua các đại lý ủy quyền. 

Những thị trường lớn, đã được Apple tập trung phát triển sản phẩm từ lâu như Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại thị việc tìm kiếm các thị trường mới nổi như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia ngày càng được Apple tập trung đẩy mạnh. Doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm và tập trung đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tại những quốc gia trước đây không được chú ý.

Suốt nhiều thập kỷ, thị trường Trung Quốc là trung tâm góp phần vào quá trình trỗi dậy phi thường của Apple để trở thành công ty giá trị nhất hành tinh. Trung Quốc có vai trò như “xương sống” đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Apple. Mặc dù quốc gia tỷ dân này vẫn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của Apple, tuy nhiên doanh nghiệp này bắt đầu đặt cược vào các thị trường khác. 


CEO của Apple Tim Cook giới thiệu cửa hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam trên Twitter.
CEO của Apple Tim Cook giới thiệu cửa hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam trên Twitter.

Tại cuộc họp công bố kết quả kinh doanh hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5, ông Tim Cook, CEO Apple nhấn mạnh triển vọng của công ty tại các nền kinh tế mới nổi, gọi đây là những “điểm sáng” trong báo cáo tài chính của công ty. Vị CEO cho biết ông “đặc biệt hài lòng” với kết quả kinh doanh tại các thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2023.
“Apple đã ghi nhận nhiều kỷ lục tại Mexico, Indonesia, Philippines, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE, cũng như nhiều kỷ lục trong quý đầu năm tại Brazil, Malaysia và Ấn Độ”, ông Tim Cook nói với các nhà phân tích.

Còn tại cuộc họp về kết quả kinh doanh hai quý cuối năm 2022, lãnh đạo Apple đều nhắc đến Việt Nam như điểm sáng về tình hình kinh doanh với mức tăng trưởng hai con số. CEO Apple nói: "Nơi chúng tôi đạt kết quả thực sự xuất sắc trong quý vừa qua là ở thị trường mới nổi. Chúng tôi không thể không tự hào hơn về những gì đã đạt được ở đó".

Nhận xét của ông Cook đưa ra trong bối cảnh báo cáo doanh thu của Apple giảm quý thứ 2 liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu trên diện rộng giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều bất ổn.

“Rõ ràng, tăng trưởng đã chậm lại trên toàn cầu, do đó gây thêm áp lực buộc Apple phải quyết liệt theo đuổi các thị trường mới nổi”, ông Daniel Ives, giám đốc điều hành của Wedbush Securities, nhận xét.


Ngày 18/4/2023, Apple chính thức mở cửa hàng vật lý đầu tiên tại Ấn Độ sau nhiều năm vướng quy định. 
Ngày 18/4/2023, Apple chính thức mở cửa hàng vật lý đầu tiên tại Ấn Độ sau nhiều năm vướng quy định. 

Siêu thị trường mới tại khu vực Đông Nam Á 

Giám đốc điều hành của Wedbush Securities dự báo các thị trường mới như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ đóng góp vào phần lớn trong tổng doanh thu của Apple. Theo ông Daniel Ives việc bán hàng trực tuyến tại một quốc gia mới mở sẽ là tiền để để mở một cửa hàng vật lý tại quốc gia đó. Kế hoạch kinh doanh này đã đúng với thị trường Ấn Độ, tại đây mới có các cửa hàng vật lý đầu tiên của Apple trong tháng trước. Thị trường này cũng được CEO Apple tuyên bố là sẽ đầu tư mạnh hơn trong thời gian tới. 
Động thái Apple mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng được giới chuyên gia đánh giá cao. "Apple đang củng cố hơn nữa sự hiện diện của mình tại các thị trường mới nổi", Chiew Le Xuan, nhà phân tích chuyên về thị trường smartphone Đông Nam Á của Canalys, nhận xét.

Không chỉ mở cửa hàng trực tuyến, mở cửa hàng vật lý, Apple còn đang “tích cực tăng cường” sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian gần đây với việc đẩy mạnh hoạt động phân phối và mạng lưới bán hàng được ủy quyền (AAR), đặc biệt là tại Malaysia. 

Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á chỉ có hai Apple Store tại các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Singapore và Thái Lan. Ngay cả quốc gia rộng lớn như Indonesia, đồng thời cũng là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 6 cũng chưa có cửa hàng vật lý nào của Apple. Dữ liệu của Canalys cho thấy thị phần của Apple tại Indonesia hiện rất nhỏ, chỉ khoảng 1% trong năm 2022.


Apple Store đầu tiên tại Thái Lan và thứ hai tại Đông Nam Á được đặt ở trung tâm thương mại Iconsiam (Klongsan, Bangkok, Thái Lan).
Apple Store đầu tiên tại Thái Lan và thứ hai tại Đông Nam Á được đặt ở trung tâm thương mại Iconsiam (Klongsan, Bangkok, Thái Lan).

Trong khi đó, số lượng người yêu thích sản phẩm của Apple và có tiềm năng mua tại khu vực Đông Nam Á là không hề nhỏ. Theo số liệu từ công ty tư vấn Boston Consulting Group, số hộ gia đình có thu nhập trung bình và khá giả ở các nền kinh tế như Việt Nam, Indonesia và Philippines dự kiến tăng 5% mỗi năm cho đến 2030. "Đây sẽ là siêu thị trường tiếp theo", đại diện hãng tư vấn nhận xét.

“Chúng tôi đang nỗ lực tại các thị trường này. Đặc biệt, chúng tôi có thị phần thấp tại đây, trong khi ở đây có đặc điểm nhân khẩu học năng động. Chúng tôi thấy đây thực sự là cơ hội tuyệt vời”, ông Cook nói tại cuộc họp nói trên.

Còn theo Giám đốc điều hành của Wedbush Securities, sức hấp dẫn của tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Đông Nam Á “đã thay đổi động lực ở những quốc gia này - điều mà trước đây Apple thường tránh xa”. Ông Daniel Ives nhận định: “Đây là cơ hội vàng cho Apple”.

Với việc mở thêm các cửa hàng trực tiếp, trực tuyến, đại lý phân phối, Apple đã chính thức gia nhập danh sách các doanh nghiệp toàn cầu đặt cược lớn vào khu vực Đông Nam Á, nơi đang trở thành “vùng trũng” thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. 

"Chúng tôi đang nỗ lực tại các khu vực này và thực sự nhận thấy cơ hội tuyệt vời", Tim Cook nói trong báo cáo tài chính cuối tháng 4.


Apple Store tại Singapore.
Apple Store tại Singapore.

Thách thức đang chờ Apple phía trước

Trong nhiều năm qua, các thương hiệu công nghệ như Apple luôn phải chật vật để cạnh tranh tại những thị trường mới nổi vì giá thành sản phẩm cao. Do đó, những doanh nghiệp này lựa chọn phụ thuộc vào các nhà bán hàng bản địa bằng các ủy quyền. 

Nhà phân tích Chiew Le Xuan cho biết, điện thoại iPhone của Apple thường có mức giá dao động từ 470 - 1.000 USD, đây là mức giá khá đắt đỏ so với thu nhập của người tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi Đông Nam Á, trong khi điện thoại thông minh tại đây có mức giá dưới 200 USD. 

"Sự vắng mặt của Apple ở Campuchia hay Việt Nam thường rõ rệt hơn khi iPhone mới ra mắt. Người mua thường phải bay đến Singapore hoặc Malaysia để mua thiết bị và mang về bán lại", ông Chiew Le Xuan nói. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi khi gã khổng lồ công nghệ Apple tăng cường sự hiện diện tại khu vực này. 

Thậm chí Giám đốc điều hành của Wedbush Securities còn đưa ra dự báo Apple có thể tiếp tục mở rộng hệ sinh thái và mạng lưới của mình sang các thị trường kinh tế mới nổi dựa trên kinh nghiệm đã có tại Trung Quốc. Như vậy, hãng công nghệ này sẽ dùng các chiến lược khác nhau để cố gắng thu hút khách hàng. 


Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia vào thị trường các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á.
Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia vào thị trường các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á.

Ông Ives nhận định: “Một khi người dùng ở đó chuyển sang hệ điều hành iOS của Apple, họ sẽ có xu hướng trở thành khách hàng trung thành. Đây là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của Apple ở Trung Quốc và giờ đây có thể được lặp lại ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và nhiều thị trường khác”.

Theo nhà phân tích Chiew của Canalys, hãng công nghệ Mỹ có thể đối mặt với nhiều rào cản ở Đông Nam Á, bởi một số quốc gia có những quy định nghiêm ngặt đối với doanh nghiệp nước ngoài. Tại Indonesia quy định hàng điện tử bán tại nước này phải có ít nhất 35% linh kiện sản xuất trong nước. Như vậy, Apple phải đáp ứng quy định này bằng làm việc với các đối tác địa phương. Những quy định tương tự đã khiến cản trở Apple không thể mở được cửa hàng ở Ấn Độ suốt nhiều năm, cho tới khi quy định được nới lỏng vào năm 2019.

Mặt khác, giá bán các sản phẩm Apple vẫn còn cao đối với người dùng ở thị trường đang phát triển. "Dù người tiêu dùng dần giàu có hơn, chúng tôi cho rằng việc kinh doanh của Apple tại đây vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn", Ives nói thêm.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

21 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

21 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

21 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

21 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước