meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam sẽ đón 110 triệu lượt khách năm 2023: Bất động sản du lịch thăng hoa?

Thứ hai, 13/02/2023-08:02
Theo thông kế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 là 3,66 triệu người và được dự đoán tăng lên 8 triệu lượt khách vào năm 2023 . Các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội không thể tốt hơn cho phân khúc bất động sản du lịch có thể vượt qua được sự khó khăn chung của thị trường.

Tín hiệu vui từ ngành du lịch

Theo thông tin từ Tổng tục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 tăng đột biến so với những năm trước. Theo đó, với hơn 3,66 triệu lượt người đến Việt Nam, con số này đã tăng gấp hơn 23 lần so với 2021. Đây là thành quả của việc Việt Nam đã mở cửa du lịch và các đường bay quốc tế đã khôi phục. Tuy nhiên, mặc dù tăng hơn 23 lần so với năm 2021 nhưng vẫn giảm đến gần 80 lần so với năm 2019, thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Được biết, trong số hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường đóng góp lượng khách nhiều nhất với gần 970.000 lượt người.


Việt Nam sẽ đón 110 triệu khách du lịch trong năm 2023.
Việt Nam sẽ đón 110 triệu khách du lịch trong năm 2023.

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt. Theo đó, tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt khoảng 650.000 tỷ đồng. Đây là những con số rất tích cực đối với ngành du lịch và cả ngành bất động sản. Trong đó, phân khúc bất động sản du lịch được dự báo là sẽ hưởng lợi rất lớn từ nguồn khách du lịch này.

Riêng tại thị trường TP.HCM, theo Sở Du lịch TP.HCM, lượng khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 167% theo năm. Tuy nhiên, số lượng này vẫn thấp hơn 5% so với 2019. Về doanh thu từ du lịch, năm 2022, TP.HCM đạt 120.000 tỷ đồng, tăng hơn 170% theo năm nhưng vẫn thấp hơn 14% so với năm 2019. Lý giải về việc này, Sở Du lịch TP.HCM nói rằng, ngành du lịch của thành phố phục hồi chậm do một số vấn đề trong chính sách thị thực – visa cũng như mất đi lượng du khách không nhỏ - du khách đến từ Trung Quốc.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường du lịch Việt Nam tương đối ảm đạm. Vì vậy, các phân khúc bất động sản như khách sạn, căn hộ hộ nghỉ dưỡng, shophouse, căn hộ ven biển…rất khó thở. Nhiều nhà đầu tư từng chi rất nhiều tiền ra để mua các căn hộ nằm ở vùng đất du lịch ngồi trên đống lửa vì căn hộ để cả tháng chẳng ai ngó ngàng. Trong khi đó, lãi suất họ vẫn phải trả ngân hàng đều đặn.

Anh Nguyễn Kiên Cường, một nhà đầu tư có một căn biệt thự ven biển tại Khánh Hòa chia sẻ: “Tôi vừa mua căn biệt thự ven biển tại Nha Trang để đầu tư cho thuê thì dịch bệnh ập đến. Căn biệt thự có giá hơn 12 tỷ đồng, trong đó tôi vay ngân hàng 5 tỷ đồng lãi suất 8,5%/năm kéo dài trong 1 năm và thả nổi từ năm thứ 2. Một tháng riêng tiền lãi tôi đã phải trả 35 triệu đồng chưa kể gốc. Tôi dự tính tiền cho thuê biệt thự sẽ đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vừa nhận nhà được 2 tháng thì dịch bệnh ập đến. Tháng đầu tôi cho thuê được gần gần 80 triệu đồng và nhữn tháng sau đó thì không có khách”.

Anh Cường nói thêm, từ thời điểm đó đến hết năm 2021, anh phải gồng gánh khoản lãi và gốc ngân hàng trong khi nhà để trống. Mãi đến đầu năm 2022, thỉnh thoảng mới có khách đến thuê nhà. Do phải cả trả gốc và lãi cộng thêm việc làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng bơi dịch bệnh, anh Cường đã phải bán đi mảnh đất anh đầu tư ở Cao Phong, Hòa Bình để lấy tiền trang trải khoản vay. “Đến nay, du lịch đã phục hồi, tiền cho thuê biệt thự của tôi đã khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên do lãi suất tăng phi mã, đến nay, mỗi tháng tôi phải trả 50 triệu đồng tiền lãi. Và may mắn là tiền cho thuê cũng đã ổn hơn, đủ trang trải lãi và trả thêm được vào gốc”, anh Cường chia sẻ.

Nhiều xung lực để bùng nổ

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng năm 2023, bất động sản du lịch có nhiêu xung lực để có thể hồi phục và tăng trưởng. Đó là kinh tế dần hồi phục sau thời gian khó khăn. Tiếp đó là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam tương đối ổn định. Bên cạnh đó, dịch bệnh hầu như đã được kiểm soát một cách tốt nhất, du lịch đã mở cửa hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường như thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Ông Hà nhận định, trong năm 2023, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ven biển sẽ có nhiều cơ hội để bùng nổ. Các tỉnh phía Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển phân khúc này khi các đường cao tốc như Dầu Giây – Phan Thiết, Bến Lức – Long Thành…sẽ giúp giao thông thông suốt và thuận tiện hơn. Việc di chuyển giữa các tỉnh thành, các điểm du lịch sẽ dễ dàng hơn.


Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam.

Cùng quan điểm, bà Trang Lê, Giám đốc Tư vấn và Nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam cho rằng, điều kiện đi lại của các nước hiện nay cũng đã được nới lỏng sau thời gian dài đứt gãy vì dịch bệnh. Đây chính là cơ hội để cho bất động sản du lịch phát triển và hồi phục sau thời gian bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có nhiều điểm du lịch đẹp và phong phú. Từ biển đến rừng, núi trong khi hạ tầng kết nối đã thuận tiện hơn rất nhiều. Những điều kiện này là thỏi nam châm hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

Ông Lại Thành Tuyến, chủ một chuỗi khách sạn tại Nha Trang cho biết, năm 2023, động sản du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ. Bởi theo dự báo, ngành du lịch sẽ đón khoảng 110 triệu lượt khách trong năm nay trong đó có đến 8 triệu khách quốc tế. Đây là đối tượng sử dụng cực lớn giúp cho phân khúc bất động sản du lịch, trong đó là khách sạn hồi phục. Trong khi đó, khách du lịch trong nước sẽ là đối tượng sẽ nhắm nhiều đến các căn biệt thự, villa ven biển. Bởi hiện nay, người Việt có sở thích thuê hẳn một hoặc nhiều căn biệt thự để đi du lịch cùng nhau. Trong đó, nhiều công ty đi nghỉ mát cũng thường xuyên thuê homestay, villa để ở cho tăng tính kết nối.

“Vẫn biết chắc chắn bất động sản không thể nào  “ăn nên làm ra” như các năm 2018, 2019 được nhưng đây là bước hồi phục quan trọng để phân khúc này hướng đến những năm tiếp theo. Bởi nếu tiếp tục khó khăn trong 1-2 năm nữa, chắc chắn nhiều nhà đầu tư sẽ lâm vào tình cảnh phá sản, ông Tuyến nhấn mạnh.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước