Chuyên gia nhận định về tiềm năng tăng trưởng bất động sản du lịch trong năm 2023
Bất động sản du lịch, cao cấp còn lượng hàng tồn kho lớn
Theo báo cáo về tình hình thị trường bất động sản năm 2022 của Bộ Xây dựng, cuối năm qua, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 150.268 giao dịch thành công; Nguồn cung căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 63.405 sản phẩm. Bộ đánh giá, khả năng hấp thụ của thị trường trong năm qua tốt hơn năm 2021.
Số lượng bất động sản, nhà ở tại những dự án mới trong năm 2022 còn hạn chế, chủ yếu là những sản phẩm bất động sản tồn kho của các dự án hiện hữu. Trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng thực vẫn cao; Phân khúc nhà ở chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền gần như không có hàng tồn và có thanh khoản tốt.
Bộ Xây dựng cho rằng, lượng hàng tồn bất động sản hầu như chỉ thuộc phân khúc nhà ở cao cấp, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là những dự án tại khu vực hạ tầng không thuận lợi…
Điều này tương đồng với số liệu trong trong báo cáo thị trường năm 2022 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tỷ lệ hấp thụ của BĐS du lịch - nghỉ dưỡng trong quý IV khoảng 28%. Trong quý cuối năm, lượng giao dịch tập trung chủ yếu vào phân khúc căn hộ du lịch tại một dự án trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu, chiếm 50% lượng tiêu thụ.
Ngành hàng không - du lịch kỳ vọng có một năm bứt phá
Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, trong 7 ngày Tết Quý Mão 2023, các sân bay nội địa đã đón hơn 1,9 triệu lượt hành khách. Con số này cho thấy mức tăng 58% so với cùng kỳ Tết năm 2022. Các hãng hàng không của Việt Nam đã vận chuyển hơn 967.000 lượt khách, tăng 60,7% so với năm trước và số chuyến bay cất hạ cánh tại Việt Nam khoảng 13.000 chuyến, đã tăng 39% so với cùng kỳ.Ngành du lịch “hồi sinh” mạnh mẽ đưa Đà Nẵng đạt tăng trưởng kỷ lục
Năm 2022, GRDP của Đà Nẵng tăng trưởng mạnh mẽ, đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và thứ 17 về quy mô kinh tế.Sản phẩm bất động sản du lịch Việt Nam tăng giá 12 - 15% trong năm qua
Năm 2022, mặt bằng giá bán căn hộ du lịch sơ cấp ghi nhận mức tăng trung bình từ 12 - 15% so với năm 2021 nhờ vào những dự án mới có giá chào bán cao hơn.Theo VARS, mặt bằng giá trên thị trường sơ cấp không biến động. Các chủ đầu tư tiếp tục những chính sách cam kết lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất… để kích cầu thị trường.
Vài năm nay, thị trường đã trải qua giai đoạn bùng nổ nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. DKRA cho rằng, phân khúc nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng có dấu hiệu phục hồi kể từ quý II/2020. Loại hình nhà liền kề, nhà phố thương mại biển là sản phẩm có tỷ lệ hấp thụ cao nhất.
Nguồn cung mới tập trung chủ yếu tại các khu vực như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc. Nhờ vào việc thành lập phố biển Phú Quốc vào cuối năm 2020, cùng các dự án hạ tầng được triển khai, đề xuất như Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay Phan Thiết.
Với loại hình biệt thự biển, nguồn cung mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đã cao gấp 6,4 lần so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp dịch bệnh, đạt trên 1.000 căn mở bán, theo DKRA. Nguồn cung mới nhà liền kề/nhà phố thương mại biển trong năm 2021 cao gấp 8,4 lần và hơn 19% so với năm 2020, đạt hơn 1.300 căn bán ra.
Theo PGS.TS Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể từ khi thị trường địa ốc phục hồi vào năm 2014, trong giai đoạn 2014 - 2018 đã có sự phấn khích nhờ công cụ tài chính mới ra đời, hình thức đầu tư mới hình thành như condotel, officetel, nhất là các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng. Khi đó, khu vực miền Trung và Phú Quốc liên tục xuất hiện các dự án condotel mới.
Theo ông Chung lý giải, nguyên nhân một phần tới từ việc phát hành trái phiếu, lãi suất cao, tập trung vào một vài chủ đầu tư. Vì vậy doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp phát triển sản phẩm cao cấp để có lãi cao.
Vị này cũng cho rằng, giai đoạn 2018 - 2021 thực chất là giai đoạn trái phiếu phát triển, đi cùng các sản phẩm nhà ở cao cấp. Bên cạnh đó là một lượng lớn tiền không được giao dịch trong thời kỳ Covid nên các nhà đầu tư tiềm năng đã chuyển vào bất động sản.
Về phía cầu, trong bối cảnh lãi suất tăng, nhóm đầu tư BĐS cũng không dám xuống tiền vì thành khoản thấp, nhiều khả năng lỗ hoặc bị chôn tiền vào BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.
Thị trường du lịch chuẩn bị đón tác động tích cực
Trong thời gian qua, thị trường BĐS đã chứng kiến những khó khăn tới từ việc tín dụng bị thắt chặt và lãi suất tăng. Nhưng Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cả doanh nghiệp và người mua. Do đó bức tranh BĐS trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ khởi sắc.
Năm 2023, Quốc hội sẽ thông qua một số đạo luật cơ bản liên quan tới thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật Kinh doanh BĐS,... nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý. Đối với các chính sách và đường hướng triển khai quyết liệt thì thị trường BĐS sớm có những cơ hội phát triển theo đúng chu kỳ.
Đồng thời, Chính phủ cam kết không tăng lãi suất cho vay, các ngân hàng hiện tại đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động khoảng 8 - 9%, lãi suất cho vay năm 2023 rơi vào khoảng 10,5 - 13,5%, lãi suất huy động từ 7 - 9,5%. Năm 2023 là năm đầu tư công và tích cực bơm vốn ra thị trường khoảng 700.000 tỷ đồng, nền kinh tế cũng dễ dàng tiếp cận room ngân hàng, dự báo room cho cả năm 2023 tăng 16%. Vì vậy, BĐS năm nay sẽ được tiếp cận vốn vay ngân hàng và cả kênh chứng khoán, trái phiếu.
Các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cấu trúc, ổn định tài chính, cơ cấu lại sản phẩm nhằm đem đến thị trường những sản phẩm chất lượng nhất. Từ đó củng cố tâm lý người dân, tiếp tục tin tưởng thị trường địa ốc.
Mới đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, thị trường BĐS trong năm 2023 sẽ sớm khởi sắc. Cùng quan điểm này, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhìn nhận, năm 2023, phân khúc BĐS công nghiệp và nghỉ dưỡng sẽ “lên ngôi”, 6 tháng đầu năm chính là “cơ hội vàng” để xuống tiền cho BĐS nghỉ dưỡng. Bởi có thể đây là “đáy” của thị trường BĐS đang được xác lập từ quý IV/2022, dự kiến khởi sắc từ quý II/2023.
Cơ hội đầu tư lớn với BĐS nghỉ dưỡng vùng lõi trung tâm thành phố
Với những tín hiệu khả quan đã góp phần tạo động lực thúc đẩy thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng, nhất là dòng căn hộ biển có đà phục hồi rất mạnh và đây là thời cơ để các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội sinh lời với các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng có tiềm năng tăng trưởng ấn tượng, nổi bật như tại thị trường Phan Thiết, Quy Nhơn…
Cùng với quan điểm trên, dự báo tình hình BĐS nghỉ dưỡng Quy Nhơn trong năm 2023 tại Talk Show “Cadia Quy Nhon – Tiếng Gọi Quê Hương”, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, từ quý II/2023, thị trường BĐS Quy Nhơn sẽ có đà phục hồi và tăng trưởng đáng kể. Do đó, nếu các nhà đầu tư xác định xuống tiền từ quý I sẽ có cơ hội sở hữu nhiều sản phẩm chất lượng, sinh lời tốt.
“Thời điểm hiện tại là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Nếu có thể nắm bắt thời cơ sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm và chọn lựa những sản phẩm chất lượng cao, mức giá tốt. Bên cạnh đó, những chính sách ưu đãi từ các doanh nghiệp và hiện Quy Nhơn đang là một trong những thị trường BĐS nghỉ dưỡng tiềm năng, sở hữu dư địa tăng trưởng mạnh.
Những nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư ở giai đoạn này sẽ có cơ hội đón sóng đầu tư đến quý II, khi thị trường phục hồi trở lại và đón khách quốc tế tới tham quan thì tiềm năng sinh lời ngay từ giai đoạn đầu tại Quy Nhơn sẽ rất lớn” - Ông Hiển nhấn mạnh.
Đáng chú ý, đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch như Quy Nhơn, đây là sân chơi mới của các “đại gia” ngành bất động sản đang thu hút nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn. Qua đó, những dự án có hệ thống khách sạn được vận hành và quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ ghi điểm với giới đầu tư, hơn nữa cũng sẽ thành tâm điểm hấp dẫn khách du lịch quốc tế.